Đề xuất, kiến nghị thực hiện quy định liên quan về phát thải khí nhà kính, phát triển thị trường carbon tại Việt Nam
17:42 | 19/04/2023
DNTH: Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam (AWATEN) vừa có văn bản gửi các bộ, ban ngành đề xuất, kiến nghị thực hiện quy định của pháp luật liên quan về phát thải khí nhà kính, phát triển thị trường carbon tại Việt Nam, nhằm giúp Việt Nam đạt mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045 và đạt phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.
Biến đổi khí hậu đang là một trong những thách thức đối với nhiều quốc gia trên thế giới, ảnh hưởng đến mọi mặt kinh tế, chính trị, ngoại giao và an ninh toàn cầu. Tại Hội nghị Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26), Việt Nam và gần 150 quốc gia cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050; hơn 100 quốc gia tham gia cam kết giảm phát thải khí methane toàn cầu vào năm 2030 so với năm 2010; 141 quốc gia tham gia Tuyên bố Glasgow của các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất; gần 50 quốc gia tham gia tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch.
Để thực hiện các cam kết của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050; tuyên truyền các quy định pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm, đồng thời thảo luận và trao đổi các thông tin, giải pháp cho các cơ quan, tổ chức, cộng đồng và doanh nghiệp thực hiện mục tiêu đã cam kết. Thời gian qua, AWATEN đã phối hợp với Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Cục Biến đổi khí hậu – Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, doanh nghiệp tổ chức chuỗi sự kiện “Cộng đồng và doanh nghiệp với quy định giảm phát thải khí nhà kính và cơ chế carbon” tại Hà Nội.
Chuyên đề I được tổ chức vào ngày 14/12/2022 tại Hà Nội với chủ đề “Trách nhiệm của cộng đồng và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050”. Chuyên đề II diễn ra tại Hà Nội vào ngày 23/12/2022 với chủ đề “Thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam trong thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0”.
Căn cứ những thông tin trao đổi, chia sẻ từ các đại biểu, chuyên gia tại 02 sự kiện nêu trên, AWATEN đã tổng hợp những nội dung quan trọng và có kiến nghị gửi tới các cơ quan quản lý đề xuất cụ thể như sau:
Kiến nghị tới Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Các nội dung quy định về trách nhiệm thực hiện kiểm kê khí nhà kính, phát triển thị trường carbon là một trong những công cụ, giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0”, do đó các cơ quan quản lý cần nghiên cứu toàn diện và sớm đưa ra các quy định hướng dẫn cụ thể về cách thức triển khai theo đúng lộ trình tại Nghị định số 06/2022/NĐ-CP.
- Hiện nay, Liên minh Châu Âu (EU) và Hoa Kỳ đang dự kiến sẽ áp dụng cơ chế điều chỉnh carbon (CBAM) cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vào thị trường này. Tuy nhiên, luật và các cơ chế chính sách tại Việt Nam chưa theo kịp quốc tế; đồng thời các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang chưa có nhiều thông tin về thị trường carbon và cơ chế CBAM. Do đó, để tăng cường khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt trong hoạt động xuất nhập khẩu vào các thị trường này, cần phải nghiên cứu cơ chế hoạt động của thị trường carbon trên thế giới; chính sách áp thuế carbon cho các lĩnh vực, loại hàng hóa và triển khai ngay từ năm 2023, sớm hơn so với dự kiến tại Nghị định 06/2022/NĐ-CP là có sàn carbon vào năm 2025.
- Phối hợp với các cơ quan ban, ngành rà soát và khẩn trương ban hành các quy định pháp luật về hướng dẫn đo đạc, báo cáo, thẩm định (MRV) và thực hiện kiểm kê cấp cơ sở cho năm cơ sở 2022 vào năm 2023 cho các lĩnh vực: công thương, xây dựng, giao thông vận tải, …
– Phối hợp với các bộ, ngành liên quan sớm ban hành danh mục các công nghệ ít phát thải carbon; định mức phát thải theo từng lĩnh vực, sản phẩm…
– Nghiên cứu cơ chế phát triển, xây dựng và phát triển thị trường carbon theo hướng hội nhập quốc tế, dễ dàng mua bán, thương mại tín chỉ carbon, trao đổi, bù trừ hạn ngạch phát thải khí nhà kính không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới nhằm đảm bảo minh bạch, khách quan, công bằng phù hợp với cung cầu thị trường.
– Xây dựng chế tài, chính sách, khuyến khích các doanh nghiệp chuyển đổi sử dụng công nghệ xanh, giảm phát thải, năng lượng tái tạo. Đồng thời tăng mức xử phạt khi các tổ chức, doanh nghiệp không thực hiện đúng và theo các quy định về báo cáo kiểm kê khí nhà kính, kế hoạch giảm nhẹ phát thải.
– Xây dựng cơ chế khuyến khích các công ty, đơn vị chưa phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính tham gia triển khai các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính;
– Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp công nghệ, công cụ đám mây nhằm tính toán tự động, cập nhật và lưu trữ các số liệu, dữ liệu đồng nhất về kiểm kê khí nhà kính của các cơ sở trên toàn quốc.
Kiến nghị tới Bộ Công Thương
– Các giải pháp về tiết kiệm năng lượng, chuyển đổi sử dụng năng lượng tái tạo cần được khuyến khích thực hiện. Đặc biệt, cần rà soát và khẩn trương ban hành quy hoạch điện 8 sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn và khả thi trong việc thực hiện các cam kết của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu phát thải ròng bằng “0”.
– Ban hành các quy định hướng dẫn về đo đạc, báo cáo và thẩm định cho các tổ chức, doanh nghiệp ngành Công Thương và tiến hành thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở vào năm 2023.
Kiến nghị tới Bộ Tài chính
– Đẩy mạnh các hoạt động tài chính xanh, thực hiện phát hành trái phiếu, tín dụng xanh cho các địa phương, doanh nghiệp đặc biệt cho các dự án có quy mô lớn như năng lượng tái tạo, điện gió, điện mặt trời…
– Ban hành các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp triển khai các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính liên quan đến sử dụng năng lượng hiệu quả có áp dụng quy trình MRV như sau:
+ Miễn giảm thuế đối với thu nhập phát sinh từ hoạt động sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng;
+ Miễn giảm thuế đối với các hàng hóa và thiết bị ít tiêu hao sáng tạo;
+ Được vay ngân hàng, các quỹ hỗ trợ như: Quỹ Bảo vệ môi trường; Quỹ phát triển khoa học công nghệ với lãi suất ưu đãi để đầu tư (hay thay thế) các thiết bị ít tiêu hao năng lượng và thiết bị sử dụng năng lượng tái tạo.
– Xây dựng các quy định về quản lý sàn giao dịch tín chỉ carbon và thị trường carbon; nghiên cứu và đưa ra các giải pháp về thuế carbon và lộ trình triển khai tại Việt Nam.
Kiến nghị tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
– Đẩy mạnh các hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng; xây dựng các cơ chế, hành lang pháp lý nhằm thúc đẩy thương mại carbon trong lâm nghiệp với thị trường carbon trong nước và quốc tế.
– Trình Thủ tướng Chính phủ và xây dựng các quy định hướng dẫn cụ thể về các hoạt động liên quan tới hấp thụ carbon của rừng; trao đổi, mua bán thương mại tín chỉ carbon rừng.
Kiến nghị tới các bộ, ban, ngành liên quan
– Kiến nghị gửi tới các cơ quan liên quan chia sẻ thông tin về các nguồn tài chính quốc tế hỗ trợ công tác thực hiện các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong từng lĩnh vực.
– Xem xét xây dựng một mạng lưới các doanh nghiệp thực hiện hành động giảm nhẹ phát thải nhà kính nhằm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm triển khai cũng như các nguồn tài chính có thể tiếp cận được trong nước và quốc tế.
– Triển khai các hoạt động truyền thông, tuyên truyền theo nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng về thực hiện các hành động giảm phát thải và phát triển thị trường carbon; ưu tiên các doanh nghiệp thực hiện hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp trong kế hoạch tổ chức Giải thưởng Môi trường Việt Nam và các giải thưởng tôn vinh khác hàng năm.
Phát thải ròng bằng 0 mục tiêu không thể trì hoãn, xu thế không thể đảo ngược. Các nhà khoa học đã chứng minh, chúng ta cần phải đưa thế giới về trạng thái này càng sớm càng tốt, chậm nhất là năm 2050 để hạn chế những tác động tiêu cực nhất của biến đổi khí hậu. Trong thời gian tới, AWATEN sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động truyền thông, tuyên truyền tới các địa phương, cơ quan, tổ chức, cộng đồng; đồng thời nghiên cứu đề xuất ra các giải pháp, ứng dụng mô hình công nghệ xanh, tuần hoàn nhằm thực hiện giảm phát thải, nỗ lực thực hiện cam kết Net zero vào năm 2050.
Chi tiết kiến nghị xem tại đây!
PV
Cùng chuyên mục
- Tags:
- AWATEN /
- Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam /
- phát triển thị trường carbon /
- Kiến nghị các giải pháp về phát thải khí nhà kính /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
BSR sẽ bảo đảm chất lượng sản phẩm xăng dầu theo chuẩn Euro5
DNTH: Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn vừa tổ chức hội thảo về chính sách, thị trường và xu thế mới trong kinh doanh xăng dầu.
SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai
DNTH: Tiếp nối chuỗi hoạt động đồng hành cùng các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) và Tập đoàn BRG chung tay cùng Báo Nhân dân trồng 68.000 cây, trị giá 1 tỷ đồng nhằm phủ xanh gần...
Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Phụ nữ tiên phong phát triển kinh tế tuần hoàn”
DNTH: Ngày 6/11/2024, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Phụ nữ tiên phong phát triển kinh tế tuần hoàn” nhằm kết nối các nhà lãnh đạo, nhà...
Suy nghĩ lại về xe đạp: Từ “Phương tiện thời bao cấp” đến phương tiện giao thông bền vững
DNTH: Hôm nay, chúng ta hãy nói về giao thông bền vững. Cụ thể hơn, hãy nói về chiếc xe đạp - thường được gọi là “phương tiện thời bao cấp”. Tuy nhiên, nhận thức này không thể xa hơn sự thật, như tôi đã khám phá ra trong chuyến...
Dự án chậm tiến độ tại Hà Nội: Cỏ dại mọc chờ công viên "đẳng cấp quốc tế"
DNTH: Công viên văn hóa, du lịch vui chơi giải trí Kim Quy (huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội) là 1 trong 5 dự án chậm triển khai vừa được Thành phố họp để gỡ vướng.
Doanh nghiệp Đông Nam Bộ tự phát triển năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất
DNTH: Là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp nhất cả nước, trước yêu cầu về tiết kiệm điện và xanh hóa sản xuất, nhiều doanh nghiệp ở các tỉnh, thành Đông Nam Bộ đã tự phát triển năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...