Đề xuất làm rõ 350.000 tỷ đồng đầu tư chấn hưng, phát triển văn hóa
14:06 | 20/10/2023
DNTH: Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có văn bản gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bổ sung hoàn thiện hồ sơ báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2025 - 2035; trong đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị làm rõ cơ sở xác định số tiền 350.000 tỷ đồng đề xuất đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia chấn hưng, phát triển văn hóa.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chưa thể hiện khả năng huy động các nguồn lực theo thứ tự ưu tiên hợp lý để đảm bảo tập trung, có hiệu quả theo Luật Đầu tư công. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần bổ sung khả năng huy động các nguồn lực theo thứ tự ưu tiên.
Trước đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản xin ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước khi trình Hội đồng thẩm định Nhà nước, tổng mức đầu tư cho chương trình được đưa ra là 350.000 tỷ đồng.
Trong công văn gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị làm rõ cơ sở, phương pháp xác định số tiền 350.000 tỷ đồng đề xuất đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia chấn hưng, phát triển văn hóa.
Dự thảo mới nêu một số căn cứ xác định nhu cầu vốn ngân sách trung ương mà chưa nêu cơ sở, phương pháp xác định tổng vốn đầu tư của chương trình là 350.000 tỷ đồng trong 11 năm (2025 - 2035). Tổng vốn đầu tư của chương trình cũng chưa được tính toán dựa trên mục tiêu, quy mô chương trình.
Bên cạnh đó, cơ cấu nguồn lực thực hiện chương trình như Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất chưa thể hiện rõ cơ cấu từng nguồn vốn, chưa thống nhất giữa các tài liệu. Cơ quan soạn thảo cần rà soát, chỉnh sửa tổng vốn đầu tư chương trình theo hướng chia từng nguồn và phân kỳ đầu tư theo giai đoạn.
Cơ quan soạn thảo ước tính đến năm 2030 sẽ cần 182.000 tỷ đồng, gồm vốn ngân sách Trung ương 110.000 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển 82.500 tỷ, vốn sự nghiệp 27.500 tỷ đồng), vốn địa phương 36.000 tỷ đồng, nguồn khác 36.000 tỷ đồng. Số tiền còn lại dành cho giai đoạn sau.
Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đến thời điểm này chưa có cơ sở đề xuất nguồn lực cụ thể cả hai giai đoạn của chương trình mục tiêu quốc gia.
Theo Luật Đầu tư công, trước ngày 30/6 năm thứ tư của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước (tương đương ngày 30/6/2024), Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải trình Thủ tướng phê duyệt định hướng, tiêu chí phân bổ mức vốn đầu tư công trung hạn dự kiến cho các bộ ngành, địa phương. Vì vậy, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu phương án cụ thể nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương cho chương trình để đảm bảo khả thi.
Nguồn vốn địa phương cũng mới chỉ dự kiến việc huy động, chưa nêu tỷ lệ vốn đối ứng và chưa thể hiện rõ nhu cầu của các địa phương. Theo đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần làm rõ cơ sở huy động vốn địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác. Đồng thời, đề xuất cho các cơ quan chỉ đạo địa phương được trích 1,5% nguồn ngân sách hỗ trợ trực tiếp chương trình và áp dụng mức khoán chung 3% vốn đầu tư xây dựng cơ bản, làm kinh phí hoạt động, cũng phải làm rõ cơ sở.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình dù đã lấy ý kiến chuyên gia, các cơ quan nhưng giải trình và thuyết minh còn sơ sài. Tên chương trình chưa bám sát các văn bản của Đảng, Quốc hội.
Viện Nghiên cứu văn hóa (thuộc Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) cho rằng Chương trình dành phần lớn kinh phí để xây dựng hạ tầng cơ sở nhà hát, rạp chiếu phim, bảo tàng..., tuy nhiên đây là việc cần đánh giá một cách thận trọng. Đơn vị này cũng cho rằng, đầu tư hạ tầng là việc làm cần thiết nhưng thiếu cân đối vì việc tập trung quá nhiều kinh phí để xây dựng, cải tạo các công trình văn hóa chưa đi đôi với việc làm thế nào để phát triển các hoạt động văn hóa tương ứng.
Thực tế cho thấy, các công trình văn hóa "hiện đại" như nhà văn hóa, trung tâm văn hóa, thư viện ở vùng nông thôn được đầu tư rất lớn từ các chương trình phát triển như chương trình nông thôn mới nhưng chưa được sử dụng đúng công năng và chưa thu hút được các hoạt động văn hóa của người dân địa phương. Các bảo tàng, nhà hát cũng không hoạt động thường xuyên do chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội.
VinFuture 2025: nhận 1.705 đề cử toàn cầu – tăng 12 lần số đối tác đề cử sau 5 mùa giải
DNTH: Ngày 22/5/2025 - Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture đã chính thức khép lại vòng đề cử cho mùa giải thứ 5 với 1.705 hồ sơ đến từ khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt, số lượng đối tác đề cử chính thức của...

Trao giải thưởng văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề học tập và làm theo Bác Hồ
DNTH: Tối 19/5, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương tổ chức lễ trao giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”...

Nhà hát nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Hà Nội dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Lào
DNTH: Chiều 18/5, tại Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở bản Xiengvang, huyện Nongbok, tỉnh Khammouane, Đại sứ quán Việt Nam tại Lào long trọng tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025).Tham...

Những bộ tem và bưu ảnh kể chuyện 'Hành trình theo chân Bác'
DNTH: Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025) và Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh đã khai mạc trưng bày chuyên đề đặc biệt: “Hành trình theo chân Bác qua sưu tập tem và bưu ảnh”.

Nguyễn Minh Mẫn - Nhà giáo sáng tạo trong bảo tồn di sản văn hóa - lịch sử và đổi mới giáo dục
DNTH: Trong bối cảnh giáo dục hiện đại ngày càng cần sự kết nối với cộng đồng và di sản văn hóa, nhiều nhà giáo đã không ngừng đổi mới để mang lại những tác động tích cực. Một trong những tấm gương sáng là thầy Nguyễn Minh...

Khai mạc triển lãm và ra mắt ấn phẩm đặc biệt kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
DNTH: Báo Nhân Dân vừa tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm ảnh “Rạng rỡ tên Người” tại trụ sở 71 Hàng Trống (Hoàn Kiếm, Hà Nội) và ra mắt số báo Nhân Dân Cuối tuần đặc biệt, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh -...
Đô thị cuộc sống
-
Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
-
Hà Nội: Tái khởi công đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A
-
Xếp hàng xuyên đêm chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ
-
Pearl Residence hợp tác với Savills Việt Nam giúp nâng tầm chuẩn sống nơi trung tâm đô thị biển Cửa Lò
-
Cầu Tứ Liên: Biểu tượng mới cho hành lang phát triển phía Bắc Thủ đô
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
Sống khỏe
-
Tự hào là bệnh viện mắt tiên phong tại Tây Nguyên
-
Dinh dưỡng học đường cho trẻ mầm non: Nền tảng cho sự phát triển toàn diện
-
Phương pháp chữa bệnh không xâm lấn, không dùng thuốc - hướng đi mới tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL phẫu thuật nội soi thành công ca bệnh phức tạp liên quan đến thận
-
Ưu đãi đặc quyền chào đón dịp cao điểm nghỉ hè 2025 tại quần thể nghỉ dưỡng và thể thao Ruby Tree Golf Villas
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...