Đến hết năm 2022, trên 90% người dân Việt Nam có hồ sơ sức khỏe điện tử

09:54 | 17/03/2022

DNTH: Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đến hết năm 2022 sẽ có trên 90% người dân Việt Nam có hồ sơ sức khỏe điện tử, được sử dụng trong hoạt động khám chữa bệnh và theo dõi sức khỏe, từng bước thay thế y bạ giấy.

Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đặt mục tiêu năm 2022 90% người dân Việt Nam có hồ sơ sức khỏe điện tử.
Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đặt mục tiêu năm 2022 90% người dân Việt Nam có hồ sơ sức khỏe điện tử.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số - vừa ký Quyết định số 27/QĐ-UBQGCĐS ban hành Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2022.

Theo kế hoạch, Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số tập trung chỉ đạo, điều phối các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, ưu tiên nguồn lực để đạt được các chỉ tiêu quan trọng thuộc các Chương trình, Chiến lược của Quốc gia về chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Trong đó, về nhiệm vụ trọng tâm phân công các thành viên Ủy ban Quốc gia trực tiếp chỉ đạo, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì chỉ đạo, Bộ Thông tin và Truyền thông và các địa phương phối hợp xây dựng Hệ thống định danh và xác thực điện tử trên nền tảng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước công dân. Mục tiêu đến hết năm 2022 sẽ có từ 15-20% người dân sử dụng ứng dụng định danh điện tử.

Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì chỉ đạo, Bộ Thông tin và Truyền thông và các địa phương phối hợp thúc đẩy triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân. Mục tiêu đến hết năm 2022 sẽ có trên 90% người dân Việt Nam có Hồ sơ sức khỏe điện tử, được sử dụng trong hoạt động khám chữa bệnh và theo dõi sức khỏe người dân, từng bước thay thế y bạ giấy.

Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì chỉ đạo, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp thúc đẩy phát triển và sử dụng nền tảng dạy học trực tuyến, nền tảng đại học số và kho tài nguyên giáo dục số quốc gia. Phổ cập và duy trì tỷ lệ dạy học trực tuyến nhất định ngay cả khi dịch Covid - 19 kết thúc. Xây dựng Đề án thí điểm triển khai 5 trường tham gia mô hình giáo dục đại học số trong đào tạo nhân lực công nghệ số.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, Bộ Thông tin và Truyền thông và các địa phương phối hợp thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa. Mục tiêu đến hết năm 2022 đạt tối thiểu 150.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa được sử dụng tài liệu hướng dẫn, công cụ tự đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số, hỗ trợ đào tạo, tư vấn, thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bô Y tế và các bộ, ngành, địa phương phối hợp thúc đẩy triển khai thanh toán số, thanh toán không dùng tiền mặt. Mục tiêu đến hết năm 2022 tỷ trọng thanh toán học phí, viện phí không dùng tiền mặt đạt tối thiểu 50%.

Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ điều phối, chỉ đạo triển khai, hoàn thành các mục tiêu của Kế hoạch; tổ chức, điều phối phát triển các nền tảng số quốc gia thuộc ngành, lĩnh vực quản lý; trong Quý I/2022 ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2022 của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số bộ, ngành mình, trong đó cụ thể hóa kế hoạch thực hiện một nhiệm vụ trọng tâm thuộc diện Ủy ban Quốc gia chuyển đổi số theo dõi, đôn đốc.

Kế hoạch cũng nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm phân công Ban Chỉ đạo chuyển đổi số các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Ủy viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương chịu trách nhiệm chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ được giao, chỉ đạo xây dụng kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm chi tiết theo từng tháng. Tổ công tác giúp việc Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số theo dõi, đôn đốc và chịu trách nhiệm điều phối trong việc bảo đảm thực hiện Kế hoạch này.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

DNTH: Ngày 13/11, tại Hà Nội, Trung ương Hội LHTN Việt Nam, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã có buổi gặp gỡ báo chí công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024 và chương...

Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ

DNTH: Tháng Mười – tháng của sự yêu thương và tri ân những người phụ nữ – đã trở nên ý nghĩa hơn với những hoạt động đồng hành từ Công ty CP Tập đoàn Dược phẩm STARMED và nhãn hàng Dr.Wet.

Hệ thống Thế giới sơ sinh nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại Cần Thơ

DNTH: Hệ thống Thế giới sơ sinh, với vai trò tiên phong trong lĩnh vực chăm sóc mẹ và bé tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đã tổ chức Festival Mẹ Bầu & Em Bé nhân kỷ niệm 15 năm thành lập. Sự kiện không chỉ tri ân khách hàng mà...

Hơn 24,5 nghìn ca mắc mới ung thư vú được phát hiện mỗi năm

DNTH: Theo thống kê của Tổ chức Ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAN 2022), tại Việt Nam có 180.480 số ca mắc mới ung thư, trong đó ung thư vú đã vượt lên trên ung thư gan trở thành bệnh đứng thứ nhất về tỉ lệ mắc mới, với 24.563 ca...

Giới trẻ tặng nhau chai Nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu cho ngày mới đầy năng lượng

DNTH: Không chỉ là thức uống thơm ngon, dinh dưỡng, mỗi chai Nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu còn là món quà ý nghĩa mà giới trẻ dành tặng nhau, thể hiện sự quan tâm và sẻ chia nguồn năng lượng tích cực.

Đừng chỉ ăn quả, lá loại cây này quý như "nhân sâm người nghèo", ở quê mọc cao vút

DNTH: Có một loại lá tưởng không ăn được nhưng khi mang đi chế biến theo cách này rất tốt cho sức khỏe, thậm chí phòng ngừa ung thư, tuy nhiên cần ghi nhớ lưu ý khi dùng.

XEM THÊM TIN