Di tích khảo cổ học Mái Đá Điều - cần “chắp cánh” để trở thành điểm đến lôi cuốn

11:20 | 13/09/2023

DNTH: Di tích khảo cổ Mái Đá Điều, xã Hạ Trung (Bá Thước, Thanh Hóa) được phát hiện năm 1984. Sau khi được phát hiện, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tiến hành khai quật và thu được nhiều hiện vật quý hiếm

Di tích khảo cổ Mái Đá Điều nằm ngay cạnh đường tỉnh 523D qua địa bàn thôn Khiêng (xã Hạ Trung, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa), đến thời điểm hiện tại, đã được các cấp chính quyền đầu tư xây dựng tường bao quanh, cửa sắt ra vào di tích được khóa rất cẩn thận, tránh việc người và súc vật vào làm biến dạng, phá vỡ cảnh quan môi trường khu di tích. Mái Đá Điều đã được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận là di tích khảo cổ học vào năm 2005. Ðây là một di tích được phát hiện năm 1984, tại đây, đã thu được hơn 300 hiện vật thuộc thời đại đồ đá cũ.

1
Mái Đá Điều đã được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận là di tích khảo cổ học vào năm 2005

Trong các năm 1986 - 1989, do tầm quan trọng của di tích này, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã hợp tác với các nhà khảo cổ học Bulgaria tiến hành khai quật 3 lần. Kết quả thu được hàng ngàn hiện vật đá gồm công cụ kiểu văn hoá Sơn Vi, bàn nghiền... và nhiều nhất là mảnh tước, với bốn công cụ bằng xương thú. Ðặc biệt, tại đây đã tìm thấy 10 mộ cổ, trong đó có một mộ song táng, có hai bộ xương chớm hoá thạch còn tương đối nguyên vẹn mà chưa nơi nào ở Việt Nam phát hiện được di cốt nguyên vẹn như thế trong văn hoá Sơn Vi.

Khu di tích khảo cổ học Mái Đá Điều được xác định là nơi sinh sống của người Việt cổ cách đây hàng nghìn năm, với những câu chuyện linh thiêng, kỳ bí giữa chốn rừng sâu. Tuy nhiên, sau 18 năm được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận xếp hạng là di tích khảo cổ học cấp tỉnh, đến nay một số hạng mục công trình thiết yếu của khu di tích vẫn chưa được quan tâm đầu tư, do vậy còn rất nhiều người chưa biết đến giá trị lịch sử - văn hóa đặc trưng của khu di tích này.

2
Tổ mối, án ngữ ở bìa rừng, cạnh di tích khảo cổ học Mái Đá Điều, được người dân địa phương tin rằng đó là biểu tượng tâm linh, là sức mạnh của một cộng đồng.

Trao đổi với phóng viên, ông Trương Hồng Bin, Chủ tịch UBND xã Hạ Trung cho biết: “Do nguồn lực kinh phí của địa phương hạn chế, hiện nay, di tích khảo cổ Mái Đá Điều mới chỉ dừng lại với việc xây dựng tường rào bao quanh. Giá trị về mặt lịch sử, văn hoá của di tích khảo cổ Mái Đá Điều là rất lớn, đặc biệt là với nhân dân địa phương – chủ yếu là người dân tộc Mường. Nhân dân và chính quyền địa phương rất mong muốn thời gian tới, các cấp, các ngành quan tâm hơn nữa để đầu tư, tôn tạo, chỉnh trang, xây dựng miếu thờ, các công trình phụ trợ. Qua đó không những bảo tồn, phát huy giá trị của di tích, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng người dân bản địa, mà còn mong muốn nơi đây sẽ dần hình thành điểm du lịch thu hút đông đảo khách thập phương, với những đặc trưng riêng, gắn kết và song hành cùng các địa danh du lịch của huyện nhà, từ đó, góp phần vào phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

3
Ông Trương Hồng Bin, Chủ tịch UBND xã Hạ Trung rất mong muốn di tích khảo cổ Mái Đá Điều sẽ là điểm đến thu hút đông đảo khách thập phương  đến tham quan

Người dân nơi đây đã lập miếu thờ ngay cạnh Mái Đá Điều. Vào ngày rằm tháng Giêng Âm lịch hàng năm, Nhân dân xã Hạ Trung và du khách thập phương đến dâng hương tại Khu di tích Khảo cổ học Mái Đá Điều, để tưởng nhớ về tổ tiên, cội nguồn dân tộc. Ngoài việc tế lễ trời đất, thần linh người dân còn mời thầy mo đến cúng mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, đây là nét đẹp văn hóa đặc trưng của người Mường, xã Hạ Trung, huyện Bá Thước.

4
Với khung cảnh núi non hùng vĩ, hoang sơ, nếu được đầu tư, tôn tạo, xây dựng  ngoài việc bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, khu di tích Mái Đá Điều có tiềm năng lớn về du lịch cùng với các địa danh khác của huyện Bá thước như Pù Luông, thác Hiêu, thác Mơ…

Hiện nay huyện Bá Thước đang là một trong những địa phương có nhiều điểm du lịch nổi bật nhất của Thanh Hoá, với các địa điểm thu hút lượng lớn khách du lịch trong nước và quốc tế như: Khu du lịch sinh thái Pù Luông, thác Hiêu, thác Mơ…. Khu di tích khảo cổ học Mái Đá Điều ngoài vấn đề về giá trị lịch sử, văn hoá, nếu được đầu tư đúng hướng, bài bản, còn có tiềm năng lớn về du lịch, du lịch tâm linh, thu hút du đông đảo khách đến tham quan song hành với các địa danh du lịch của huyện. Góp phần thiết thực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

5
Hạ Trung là một xã có vị trí và hệ thống giao thông thuận lợi của huyện Bá Thước, dễ dàng gắn kết lịch trình với các khu du lịch nổi tiếng của huyện.  Di tích khảo cổ Mái Đá Điều nếu được đầu tư bài bản, đúng hướng, hoàn toàn có thể phát huy được tiềm năng du lịch vốn có của nó

Mong rằng, với sự quan tâm hỗ trợ kinh phí của các cấp, các ngành, trong thời gian tới, Khu di tích khảo cổ học Mái Đá Điều sẽ bảo tồn và phát huy hơn nữa giá trị lịch sử, văn hóa độc đáo vốn có của nó, hơn thế nữa đây sẽ là nơi thu thu hút đông đảo du khách đến tham quan, du lịch, góp phần vào sự chuyển dịch, phát triển kinh tế của địa phương.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Mười bảy doanh nghiệp Việt Nam được nhận giải thưởng UN Women WEPs Awards 2024

DNTH: Hà Nội vừa tổ chức sự kiện Hành trình tiến tới bình đẳng và thịnh vượng và Lễ trao tặng giải thưởng UN Women WEPs Awards 2024 do Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) phối...

16 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh

DNTH: Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam đã chính thức được Tổ...

Loạt chương trình truyền hình ‘hot’ cạnh tranh gay gắt Giải thưởng Ấn tượng VTV

DNTH: Giải thưởng Ấn tượng VTV - VTV Awards 2024 của Đài Truyền hình Việt Nam chính thức bước vào vòng bình chọn với 8 hạng mục giải thưởng, 92 đề cử cùng nhiều tác phẩm, gương mặt tạo sức hút. Vòng 1 sẽ khép lại lúc 12 giờ...

Đặc sắc ‘Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025’

DNTH: Từ ngày 01/12/2024 - 01/01/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 12 với chủ đề "Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025".

Tăng gắn kết với doanh nghiệp, nâng hiệu quả đào tạo nghề

DNTH: Đích đến của giáo dục nghề nghiệp là cung ứng lực lượng lao động trực tiếp chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Do đó, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, gắn kết với đơn vị sử dụng lao động...

XEM THÊM TIN