Điều chỉnh COVID-19 sang bệnh truyền nhiễm nhóm B từ ngày 20/10

16:08 | 21/10/2023

DNTH: Từ ngày 20/10, COVID-19 không còn là bệnh truyền nhiễm nhóm A mà chuyển sang thuộc nhóm B của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.

ly20231020153155
Điều chỉnh COVID-19 sang bệnh truyền nhiễm nhóm B từ ngày 20/10.

Bộ Y tế vừa ban hành quyết định 3896 về việc điều chỉnh bệnh COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B.

Cụ thể, từ ngày 20/10, COVID-19 không còn là bệnh truyền nhiễm nhóm A mà chuyển sang thuộc nhóm B của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.

Việc chuyển bệnh COVID-19 thuộc nhóm A sang nhóm B là do thông tin đối chiếu giữa quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và thực tiễn diễn biến dịch tại Việt Nam cho thấy bệnh không còn đáp ứng các tiêu chí dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A.

Cụ thể, từ đầu năm đến 31/8/2023, cả nước ghi nhận 97.628 ca mắc, trung bình hàng tháng ghi nhận khoảng 12.000 ca mắc; số mắc trung bình tháng giảm 12 lần so với năm 2021 (khoảng 144.000 ca/tháng) và giảm 68 lần so với 2022 (khoảng 816.000 ca/tháng).

Tỷ lệ tử vong do COVID-19 giảm từ 1,86% năm 2021 xuống 0,1% năm 2022 và hiện còn 0,02% trong năm 2023 (tính đến hết tháng 8/2023). Con số này tương đương hoặc thấp hơn tỷ lệ tử vong của một số bệnh truyền nhiễm nhóm B ghi nhận phổ biến tại Việt Nam trong 5 năm gần đây như: sốt xuất huyết (0,022%), sốt rét (0,017%), bạch hầu (0,102%), ho gà (0,417%).

Các nhà khoa học đã xác định rõ tác nhân gây bệnh COVID-19 là virus SARS-CoV-2. Do đó, hiện nay, COVID-19 đáp ứng các tiêu chí của bệnh truyền nhiễm nhóm B là "các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong".

tiem-vacxin20231020153319
Tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Ngày 19/10, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cũng ký quyết định sửa đổi phụ lục quy định thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm làm căn cứ để công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm.

Cụ thể, bổ sung nhóm, thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới đối với bệnh COVID-19.

Theo đó, bệnh COVID-19 thuộc nhóm B, thời gian ủ bệnh trung bình là 4 ngày, thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới là 8 ngày.

Trước đó, theo quy định thời gian ủ bệnh trung bình của COVID-19 là 14 ngày và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc mới đối với bệnh COVID-19 là 28 ngày.

Theo Thương hiệu Sản phẩm

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Giá trị sống từ không gian xanh

DNTH: Các không gian xanh, rực rỡ muôn sắc hoa, công viên, hồ nước… cùng những tòa chung cư hiện đại, đầy đủ tiện ích, kết nối đồng bộ đã tạo nên một nơi chốn đi về bình yên.

Lý do nên vắt chanh vào chảo dầu khi chiên rán

DNTH: Nhiều người làm bếp giỏi thường vắt chanh vào chảo dầu khi chiên rán, bạn có biết vì sao họ làm như vậy?

Liên tiếp các ca biến chứng do làm đẹp cấp tốc đón Tết

DNTH: Cận Tết, nhu cầu làm đẹp tăng vọt, nhưng không ít trường hợp vì lựa chọn sai cơ sở làm đẹp hoặc tin vào các liệu trình "cấp tốc" đã phải gánh chịu những hậu quả đáng tiếc.

Gia tăng số người tiêm vắc xin tại Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai

DNTH: Có mặt tại Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai (HVGL) trong những ngày này, dễ dàng nhận thấy số lượng người đến tiêm vắc xin ngày càng tăng, đặc biệt vắc xin phòng bệnh cúm.

Chất lượng không khí nguy hại, bác sĩ nêu lý do nên cho học sinh nghỉ học

DNTH: BS.Nguyễn Huy Hoàng cho rằng nên cho học sinh nghỉ học nếu chỉ số chất lượng không khí ở mức nguy hại trong thời gian 3 ngày liên tục, nhất là học sinh tiểu học.

Người dân chú ý bảo vệ sức khỏe giữa mùa ô nhiễm

DNTH: Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường không khí tại các thành phố lớn như Hà Nội đang ngày càng gia tăng, việc chủ động bảo vệ sức khỏe trước tác động của ô nhiễm không khí trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

XEM THÊM TIN