Điều gì khiến Warren Buffett dần tin vào cổ phiếu công nghệ?

16:03 | 30/11/2023

DNTH: Vị tỷ phú mua cổ phiếu Apple sau khi nhận ra mức độ yêu thích của mọi người đối với mẫu điện thoại này cũng như khả năng độc đáo của hãng trong việc thu hút người dùng chi tiêu trong hệ sinh thái Apple.

iPhone chính là thứ đã thúc đẩy huyền thoại Buffett, một người vẫn luôn hoài nghi về công nghệ, phân bổ gần một nửa danh mục cổ phiếu của tập đoàn Berkshire Hathaway vào Apple. Theo đó, Berkshire trở thành cổ đông lớn nhất của “gã khổng lồ” công nghệ này bên cạnh các nhà cung cấp quỹ chỉ số và ETF.

"Nhà tiên tri xứ Omaha" bắt đầu mua cổ phiếu của Apple vào năm 2016 dưới sự tác động từ các cấp dưới của ông là Ted Weschler và Todd Combs. Và 7 năm sau, giá trị 5.9% cổ phần Apple của Berkshire đã tăng vọt lên gần 160 tỷ USD nhờ đà tăng giá vượt trội và các đợt mua lại mạnh mẽ của tập đoàn công nghệ này. Trên giấy tờ, lợi nhuận của khoản đầu tư này lên tới hơn 100 tỷ USD, và Apple trở thành khoản đầu tư tốt nhất của Buffett trong thập kỷ qua.

Đối với những người cho rằng đầu tư vào công nghệ cao là vi phạm các nguyên tắc giá trị của chính ông, Buffett cho biết Apple là một công ty sản xuất sản phẩm tiêu dùng và hoạt động kinh doanh tốt hơn bất kỳ công ty con nào thuộc sở hữu hoàn toàn của Berkshire.

"Đường sắt của chúng tôi là một ngành kinh doanh rất tốt, nhưng nó không thể tốt bằng hoạt động kinh doanh của Apple", ông Buffett nói tại cuộc họp cổ đông của Berkshire hồi tháng 5. "iPhone là một sản phẩm phi thường. Chúng tôi hiện không sở hữu 100% thứ gì giống như vậy".

Huyền thoại đầu tư thậm chí đã vẽ lên một kịch bản nhằm minh họa sức mạnh của iPhone: Một người tiêu dùng trả 1,500 USD cho một chiếc iPhone và 35,000 USD cho một chiếc ô tô thứ hai, và nếu họ phải từ bỏ một thứ thì đó sẽ là chiếc ô tô thứ hai.

Ông Buffett cho biết màn hình iPhone là "bất động sản có giá trị nhất trên thế giới" và Đại lộ số 5 của New York sẽ không bao giờ đạt gần tới mức đó. Nhà đầu tư tỷ phú đã gọi Apple là "mảng kinh doanh lớn thứ ba" của Berkshire sau công ty bảo hiểm và đường sắt.

Buffett nâng cấp lên iPhone 11 vào năm 2020, và từ bỏ chiếc điện thoại nắp gập trị giá 20 USD của mình sau khi nhận được một số mẫu điện thoại từ CEO Tim Cook. Ông Buffett thử sử dụng iPhone và nhận ra tầm quan trọng của việc được trực tiếp trải nghiệm và cảm nhận sản phẩm. Người đàn ông 93 tuổi từng kể lại khoảnh khắc ông nhận ra iPhone đặc biệt như thế nào.

Ông Buffett nói trong một cuộc phỏng vấn với CNBC vào năm 2017: "khi tôi đưa chắt của mình đến Dairy Queen, chúng rủ một người bạn đi cùng và tất cả đều có iPhone và iPad. Tôi hỏi cuộc sống của chúng như thế nào và tôi hiểu ra rằng gắn bó với một thứ gì đó có nghĩa là xây dựng cuộc sống của mình xung quanh nó".

Vị tỷ phú rất ấn tượng khi thấy khách hàng của Apple cứ vài năm lại nâng cấp điện thoại và máy tính xách tay của họ một lần. "Tính liên tục của sản phẩm là rất lớn và mức độ mà cuộc sống của khách hàng tập trung vào nó cũng rất lớn".

Ông Buffett cũng hoan nghênh chiến lược mua lại cổ phiếu quỹ của CEO TIM Cook. Chiến lược này giúp Berkshire tăng quyền sở hữu trên mỗi đồng lợi nhuận của Apple mà không cần phải làm gì cả.

"Mỗi 0,1% trong thu nhập năm 2021 của Apple có giá trị lên tới 100 triệu USD. Chúng tôi không tốn một đồng tiền của Berkshire để có được điều đó. Kế hoạch mua lại của Apple đã phát huy tác dụng", ông Buffett nói trong lá thư gửi các cổ đông vào năm 2021.

Apple đã ủy quyền mua lại tới 90 tỷ USD cổ phiếu phổ thông trong cả năm 2022 và một lần nữa vào năm 2023. Việc mua lại cổ phiếu của Apple đã làm giảm đáng kể số lượng cổ phiếu đang lưu hành, do đó làm tăng tỷ lệ sở hữu của Berkshire.

Tập đoàn này cũng được hưởng cổ tức thường xuyên từ Apple trong những năm qua, trung bình khoảng 775 triệu USD mỗi năm.

Theo Kinh tế Chứng khoán 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Chân dung bà Nguyễn Đức Thạch Diễm - "bóng hồng" quyền lực Sacombank

DNTH: Từ khi đảm nhiệm vị trí CEO Sacombank, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm đã dẫn dắt ngân hàng vượt qua giai đoạn khó khăn. Dưới sự lãnh đạo của bà, Sacombank ghi nhận kết quả kinh doanh không ngừng tăng trưởng.

Doanh nhân Việt và khát vọng Việt Nam hùng cường

DNTH: Vào dịp ngày doanh nhân Việt Nam (13/10) năm nay, cộng đồng doanh nhân đón tin vui khi Tiến sĩ, tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cùng hai nữ doanh nhân khác được Tạp chí uy tín Fortune (Mỹ) vinh danh trong danh sách “Những người phụ nữ...

Doanh nghiệp, doanh nhân tiên phong phát triển cùng đất nước

DNTH: Trong suốt chặng đường vừa qua, doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam luôn tiên phong phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích của quốc gia, vì sự hùng cường thịnh vượng của đất nước và vì hạnh phúc của nhân dân.

Gia Lai tôn vinh nhiều thành viên Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh

DNTH: Chiều 11/10, tại TP. Pleiku, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Gia Lai tổ chức kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024). Ông Nguyễn Tuấn Anh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai tham dự chương...

Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10: Gia tăng 'đàn sếu' cho nền kinh tế

DNTH: Việt Nam hiện có hơn 930.000 doanh nghiệp đang hoạt động; trong đó, khoảng 97% là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Những đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp cũng vô cùng lớn.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt các doanh nhân tiêu biểu

DNTH: Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), chiều 11/10/2024, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt Đoàn đại biểu doanh nhân tiêu biểu của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hội Doanh nghiệp...

XEM THÊM TIN