Doanh nghiệp gặp khó khăn vẫn chung tay cùng nhà nước chống đại dịch Covid-19

16:32 | 17/04/2020

DNTH: Một con én không làm nên mùa xuân nhưng ít nhất cũng cần phải có một con én đầu tiên để khởi đầu, thức tỉnh cho những con én khác. Tôi nghĩ rằng, dù là một quốc gia hay một doanh nghiệp thì cội rễ để thành công nằm ở việc những nhân vật chủ chốt của doanh nghiệp đó, quốc gia đó có tinh thần tiến thủ mạnh mẽ ra sao và hành động như thế nào mà thôi.

Việt Nam có lẽ chính là cái tên vụt sáng trong phong trào đối phó với đại dịch Covid-19 (ít nhất là cho đến thời điểm này). Nhiều người còn nói đó là “kỳ tích”. Nhưng cái gọi là “kỳ tích” chính là kết quả của sự nỗ lực không mệt mỏi, sức mạnh tinh thần và niềm tin mãnh liệt vào từng hành động cụ thể của mỗi công dân, doanh nghiệp và các bộ ban ngành đất nước đang từng giờ từng phút thực hiện.

Cùng góp sức đẩy lùi địch bệnh, doanh nghiệp Mường Thanh đã hưởng ứng và làm theo lời kêu gọi của Chủ tịch tập đoàn với khẩu hiệu “No đói có nhau, toàn thể tập đoàn chung tay cùng đất nước đẩy lùi dịch bệnh Covid-19”. Tạm gác qua một bên những thiệt hại nặng nề về kinh tế do dịch bệnh và cả những “nỗi nhức nhối” sau vụ Công viên nước Thanh Hà bị đập phá suốt thời gian qua. Người ta thấy, chưa một lần Mường Thanh bi quan hay thất vọng, lựa chọn từ bỏ sự ích kỷ, thấu hiểu đạo lý, nắm rõ sứ mệnh và luôn hướng thượng, Tập đoàn đã “nén đau thương thành hành động” tạo nên một sức mạnh làm điểm tựa, mang lại niềm tin cho những ai luôn đồng hành sát cánh cùng doanh nghiệp, nhất là trong lúc khó khăn này.

Cơn bão của đại dịch Covid-19 đã là một cú tát quá mạnh tay đối với ngành dịch vụ du lịch Việt Nam. Thiệt hại ghê gớm của nó có thể sẽ làm cho nhiều người nghe đến phải “rụng rời xót xa”. Lúc này bài toán làm thế nào để duy trì và nuôi dưỡng hệ thống kinh doanh luôn là mối bận tâm, thậm chí là nhức nhối của người làm chủ doanh nghiệp.

Thiệt hại của doanh nghiệp chính là thiệt hại cho đất nước

Thương hiệu Mường Thanh đi lên từ sự thấu hiểu của người chủ sáng lập nên tập đoàn này, ông đã trải qua bao nhiêu khó khăn và thử thách nghiệt ngã. Có thể nói, ông là người chiến đấu không mệt mỏi, trong thời gian gần đây dù mỗi lần chính biến, phải đối diện với những thử thách lớn lao, nhưng chưa một lần người ta thấy ông mất đi sự tự tin, thoải mái. Có lẽ bởi ông luôn nhìn đời bằng đôi mắt thiện cảm, thông cảm nhiều hơn, lấy việc phát triển doanh nghiệp gắn liền với lợi ích của người lao động, gắn liền với an sinh xã hội, xác định thiệt hại của doanh nghiệp chính là thiệt hại cho đất nước. Tư duy nhân văn của ông chủ này không phải ai cũng dễ dàng hiểu rõ, nhưng những hành động và chỉ đạo của ông tới Tập đoàn trong giai đoạn cả nước căng mình chống dịch thì đã phần nào chứng minh được điều đó.

CBCNV Khách sạn Mương Thanh Xa La tận tình phục vụ các bác sỹ Bạch Mai lưu trú trong dịp cách ly tại khách sạn

Dịch Covid-19 là “giặc vô hình” và khẩu hiệu “chống dịch như chống giặc” đã được Đảng và nhà nước ta dương cao. Lúc này, với tổng số lực lượng lên tới gần 30.000 lao động biên chế và trên dưới 10.000 lao động vệ tinh, Mường Thanh chính thức trở thành một trong những binh đoàn tác chiến chống giặc. Từ việc tuyên truyền đến các thành viên, lan tỏa đến người thân, gia đình bè bạn của Tập đoàn, chấp hành nghiêm các yêu cầu của Bộ Y tế, cho đến việc tích cực tham gia các công tác phòng chống dịch, tham gia hỗ trợ, cứu trợ người dân đã được tập đoàn này thực hiện một cách hiệu quả. Điều đáng nói ở đây là với số lượng lao động rất lớn, nhưng Tập đoàn Mường Thanh vẫn cố gắng duy trì, tạo mọi điều kiện để lao động không bị mất việc làm, tuy đã phải áp dụng những biện pháp luân phiên trực ca, nhưng chủ trương “không ai phải nghỉ việc” đã được Tập đoàn kiên trì bám trụ trong suốt thời gian qua. Điều này thực sự là một chủ trương hết sức nhân văn, góp phần vào việc an sinh xã hội cho đất nước trong giai đoạn hết sức rối ren của dịch bệnh Covid-19. Một điều mà chỉ cần tính nhẩm qua thì ai cũng hiểu là mỗi ngày trôi qua doanh nghiệp này phải oằn lưng chống chọi bởi con số thiệt hại là hàng trăm tỷ đồng.

Khách sạn Mường Thanh Xa La

Đầu bếp Khách sạn Mường Thanh Xa La phục vụ cơm cho cán bộ bệnh viện Bạch Mai thời gian cách ly

Lưu bút của các bác sỹ bệnh viện Bạch Mai

Sự nhân văn của Mường Thanh cũng được thể hiện ở việc doanh nghiệp này sẵn lòng chung tay cùng nhà nước và cộng đồng để ngăn chặn dịch bệnh. Khoảng đầu tháng 3, thời điểm dịch Covid-19 có những diễn biến phức tạp, có 60 vị khách Trung Quốc trên chuyến bay Vietjet xuống tìm khách sạn nghỉ đã bị tất cả các khách sạn từ chối, khoảng 11h00 đêm đoàn người kéo vali đi trong mệt mỏi và hoang mang. Biết được thông tin trên, lập tức các thành viên của Khách sạn Mường Thanh Đà Nẵng đã chuẩn bị chu đáo công tác phòng chống dịch, đồng thời đón toàn bộ 60 vị khách thuộc chuyến bay Vietjet trên về lưu trú an toàn. Hành động đẹp đó đã được những khách sạn đồng nghiệp rất nể phục và gây sự cảm kích trong lòng mọi người. Thử hỏi, nếu chẳng may các vị khách trên chuyến bay đó có người mang trong mình virus rồi việc để họ tiếp xúc cùng nhau và di chuyển qua rất nhiều nơi trong thành phố thì nguy cơ hình thành ổ dịch lớn đến mức nào? Cũng với tinh thần đó, Mường Thanh đã thiện chí để trở thành căn cứ điểm lưu trú và nghỉ dưỡng cho 250 bác sỹ, nhân viên y tế của ổ dịch bệnh viện Bạch Mai cách ly theo Chỉ thị của Ban chỉ đạo chống dịch Chính phủ. Nhiều bác sỹ cảm động khi nhận được sự chăm sóc chu đáo trách nhiệm và đặc biệt là chấp hành nghiêm các quy định về an toàn dịch tễ của Bộ Y tế. Tình cảm đó còn lưu lại trên trang Nhật ký những ngày cách ly của y bác sỹ bệnh viện Bạch Mai. Ở một góc độ nhân văn khác, cũng như tấm lòng hảo tâm của các mạnh thường quân trên cả nước. Với quan điểm: “Lá rách ít đùm lá rách nhiều” Mường Thanh đã kịp thời vận chuyển từ Điện Biên về Hà Nội 100.000 tấn gạo để góp phần chia sẻ cùng với những người dân gặp khó khăn. Đó thực sự là những nỗ lực đáng được ghi nhận với toàn thể Ban lãnh đạo và CBCNV tập đoàn Mường Thanh.

Lãnh đạo tập đoàn Mường Thanh tặng 100.000 tấn gạo ủng hộ hoàn cảnh khó khăn trong mùa dịch Covid - 19

Ngay từ giai đoạn dịch bệnh chưa ảnh hưởng nặng nề như hiện nay, Thủ tướng đã có Chỉ thị 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19. Thiết nghĩ, với một doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn như Mường Thanh trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành thì những hành động của họ chính là sự chia sẻ gánh vác cùng đất nước và hi vọng những chính sách hỗ trợ của Chính phủ sẽ phần nào giúp cho những doanh nghiệp giống như Mường Thanh sớm hồi phục trở lại và phát triển sau mùa dịch.

CKT- PT 2020

PV/ Cổng TTĐT Hội Nhà báo Việt Nam

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hơn 218.500 doanh nghiệp thành lập mới, quay lại hoạt động trong 11 tháng

DNTH: Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong 11 tháng năm 2024 đạt hơn 218.000 doanh nghiệp, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2023. Trong khi số doanh nghiệp rút lui khỏi...

Ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý và vận hành khu công nghiệp

DNTH: Nhiều năm kinh nghiệm đầu tư, quản lý vận hành khu công nghiệp, ROX Group (tiền thân là Tập đoàn TNG Holdings Vietnam) đã tiên phong phát triển các giải pháp “xanh”, hướng đến phát triển bền vững.

The Sonata: Sống tận hưởng tại “tọa độ quốc tế” bên sông Hàn

DNTH: Là khu thấp tầng hiếm hoi kề sông Hàn, The Sonata thuộc quần thể Sun Symphony Residence với những tiện ích sống chuẩn “hội nhập” hứa hẹn quy tụ cộng đồng cư dân tinh hoa, tạo nên giá trị thương mại sôi động, nhịp sống phồn...

Đồng Nai: Vi phạm môi trường, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam bị xử phạt 790 triệu đồng

DNTH: UBND tỉnh Đồng Nai đã quyết định xử phạt hành chính 790 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam do vi phạm trong lĩnh vực môi trường.

BCG Energy - 'quân bài' chiến lược trong phát triển bền vững của Bamboo Capital

Trước thách thức của biến đổi khí hậu, Bamboo Capital tiên phong đầu tư vào năng lượng tái tạo thông qua BCG Energy, với mục tiêu dẫn đầu xu hướng năng lượng sạch và góp phần vào tương lai bền vững của Việt Nam.

Chỉ số PMI chững lại do ảnh hưởng của hoạt động xuất khẩu

DNTH: Ngành sản xuất của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong tháng 11/2024, tuy nhiên các điều kiện kinh doanh tổng thể cải thiện ở mức độ thấp hơn so với tháng trước đó. Sản lượng và số đơn đặt hàng mới đã tăng chậm lại và...

XEM THÊM TIN