Doanh nghiệp mía đường liên tiếp "ngậm đắng"

11:17 | 15/10/2021

DNTH: Vụ chế biến 2021/2022, chỉ còn 24 trong số 41 nhà máy hoạt động, 17 nhà máy còn lại đã ngừng sản xuất hoặc phá sản.

Niên vụ mía đường 2020/2021 là niên vụ có sản lượng mía thấp nhất trong 20 năm qua khi sản lượng mía nguyên liệu đưa vào các nhà máy chế biến đường chỉ đạt 6.739.417 tấn.

Doanh nghiệp mía đường liên tiếp "ngậm đắng"
Nhiều vấn đề tiêu cực nảy sinh như việc “cho chữ”, “cho tạp chất”, “cho cước,…” của các nhà máy đường đối với nông dân và thương lái.

Theo đó, đại diện của nhiều nhà máy đường bức xúc nêu tình trạng, do diện tích mía nguyên liệu giảm, nhưng vào vụ chế biến, giá đường, giá mía tăng, tình trạng tranh mua mía nguyên liệu giữa các nhà máy đường lại tái diễn ở nhiều vùng.

Trong đó, gay gắt nhất là ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, dẫn tới nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực như việc “cho chữ”, “cho tạp chất”, “cho cước,…” của các nhà máy đường đối với nông dân và thương lái mía để tranh mua mía nguyên liệu.

Số lượng nhà máy hoạt động trong niên vụ vừa qua thấp nhất từ trước tới nay, chỉ còn 24 nhà máy hoạt động. Trong khi trước đây, toàn ngành mía đường có 41 nhà máy, như vậy đã có 17 nhà máy phá sản hoặc không còn hoạt động.

Cùng với đó, vụ ép 2020/2021, sản lượng mía nguyên liệu đưa vào các nhà máy đường chỉ đạt 6.739.417 tấn mía (so với dự kiến đầu vụ 7.498.060 tấn của các Nhà máy đường). Như vậy, đây là vụ có sản lượng mía tiêu thụ, đưa vào chế biến thấp nhất trong 20 vụ gần đây (tính từ khi bắt đầu ghi nhận số liệu sản xuất là vụ 1999/2000).

Theo TS Cao Anh Đương, Quyền Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) nhận định, vụ chế biến 2021/2022, dự kiến sẽ chỉ còn 24 nhà máy đường hoạt động, bằng số nhà máy hoạt động trong vụ 2020/2021.

Theo các doanh nghiệp, mặc dù, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 477/QĐ-BCT ngày 9/02/2021 về việc áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp tạm thời đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan. Tuy nhiên, do đây mới là quyết định áp thuế tạm thời và thời điểm ban hành lại rơi vào giai đoạn cuối vụ, giữa mùa khô, không còn phù hợp cho việc trồng mới ở đa số vùng nguyên liệu, ngoài ra ở thời điểm này, cũng không còn nhiều nguồn hom giống và quỹ đất để trồng mới, nên không thể ngay lập tức tăng nhanh diện tăng diện mía vụ 2021/2022.

Do đó, trong khuyến cáo đưa ra mới đây, VSSA khuyến cáo các hội viên tùy vào hoàn cảnh thực tế tại địa phương, trong bối cảnh các chi phí đầu vào tăng cao, các nhà máy đường cần sớm xem xét hiệp thương với nông dân trồng và địa phương, điều chỉnh tăng giá mua mía cho vụ mới sắp đến, sao cho giá mua mía bảo đảm người nông dân bù đắp chi phí có thu nhập đủ sống với cây mía, để người nông dân yên tâm phát triển cây mía, phục hồi vùng nguyên liệu.

Giá mía cũng cần xây dựng đảm bảo cho người nông dân có thu nhập tương đương hoặc cao hơn so với cây trồng cạnh tranh chính tại địa phương, có như vậy người nông dân mới có thể an tâm tiếp tục đồng hàng cũng các nhà máy đường trong việc phát triển, phục hồi diện tích trồng mía và ngành mía đường Việt Nam.

"Việc nâng giá mía là biện pháp củng cố và phát triển chuỗi liên kết trong sản xuất mía đường và thể hiện sự chia sẻ, đồng hành với người nông dân sau những vụ mía liên tiếp gặp khó khăn trong giai đoạn vừa qua", VSSA nhấn mạnh.

Doanh nghiệp mía đường liên tiếp ngậm đắng - Ảnh 1.
Vụ chế biến 2021/2022, chỉ còn 24 trong số 41 nhà máy hoạt động, 17 nhà máy còn lại đã ngừng sản xuất hoặc phá sản.

Trong khi đó, về lâu dài, các doanh nghiệp kiến nghị cần tập trung thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm. Thứ nhất, củng cố phát triển chuỗi liên kết trong sản xuất mía đường. Trong đó quan trọng nhất là nông dân và nhà máy đường phải cùng nhau thỏa thuận, thiết lập được hệ thống chia sẻ tỷ lệ lợi nhuận từ việc sản xuất 1 tấn đường, theo một tỷ lệ nhất định (70:30 hay 65:35), nhằm đảm bảo được vị thế bình đẳng của nông dân và nhà máy đường trong mối liên kết.

Thứ hai, cần phải minh bạch hóa khâu phân tích chữ đường (CCS) và đánh giá tỷ lệ trừ tạp chất của các nhà máy đường, tạo sự tin tưởng của nông dân để yên tâm đầu tư thâm canh tăng năng suất mía.

Thứ ba, tăng cường liên kết ngang giữa các hộ nông dân với hộ nông dân, hình thành nên các tổ hợp tác, hợp tác xã, nông trường trồng mía tập trung, áp dụng giống mía mới, cơ giới hóa đồng bộ và biện pháp thâm canh tiên tiến để giảm giá thành, nâng cao hiệu quả trồng mía và chế biến đường.

Thứ bốn, xây dựng các nguyên tắc để thống nhất trong Hiệp hội VSSA về các biện pháp đối phó với hiện tượng những nhà máy tranh mua mía được đầu tư bởi nhà máy khác. Cần xây dựng thị trường đường lành mạnh phát triển hài hòa: với biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp được áp dụng.

Thứ năm, phòng chống các hành vi gian lận thương mại đường. Trong bối cảnh Việt Nam đã áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với ngành đường, giá đường trong nước tăng cao hơn so với trước đây, các hành vi gian lận thương mại đường càng có nguy cơ xảy ra với nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn.

Vì vậy, cần thiết lập hệ thống theo dõi thu thập các thông tin về diễn biến thị trường và các hoạt động gian lận thương mại để kịp thời cung cấp cho các cơ quan nhà nước. Đồng thời, triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc để giúp ngăn chặn hành vi gian lận thương mại nhằm hỗ trợ các cơ quan chức năng phân biệt các loại hàng giả,  hàng nhái, hàng nhập lậu, gian lận thương mại.

Copy Link

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hơn 218.500 doanh nghiệp thành lập mới, quay lại hoạt động trong 11 tháng

DNTH: Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong 11 tháng năm 2024 đạt hơn 218.000 doanh nghiệp, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2023. Trong khi số doanh nghiệp rút lui khỏi...

Ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý và vận hành khu công nghiệp

DNTH: Nhiều năm kinh nghiệm đầu tư, quản lý vận hành khu công nghiệp, ROX Group (tiền thân là Tập đoàn TNG Holdings Vietnam) đã tiên phong phát triển các giải pháp “xanh”, hướng đến phát triển bền vững.

The Sonata: Sống tận hưởng tại “tọa độ quốc tế” bên sông Hàn

DNTH: Là khu thấp tầng hiếm hoi kề sông Hàn, The Sonata thuộc quần thể Sun Symphony Residence với những tiện ích sống chuẩn “hội nhập” hứa hẹn quy tụ cộng đồng cư dân tinh hoa, tạo nên giá trị thương mại sôi động, nhịp sống phồn...

Đồng Nai: Vi phạm môi trường, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam bị xử phạt 790 triệu đồng

DNTH: UBND tỉnh Đồng Nai đã quyết định xử phạt hành chính 790 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam do vi phạm trong lĩnh vực môi trường.

BCG Energy - 'quân bài' chiến lược trong phát triển bền vững của Bamboo Capital

Trước thách thức của biến đổi khí hậu, Bamboo Capital tiên phong đầu tư vào năng lượng tái tạo thông qua BCG Energy, với mục tiêu dẫn đầu xu hướng năng lượng sạch và góp phần vào tương lai bền vững của Việt Nam.

Chỉ số PMI chững lại do ảnh hưởng của hoạt động xuất khẩu

DNTH: Ngành sản xuất của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong tháng 11/2024, tuy nhiên các điều kiện kinh doanh tổng thể cải thiện ở mức độ thấp hơn so với tháng trước đó. Sản lượng và số đơn đặt hàng mới đã tăng chậm lại và...

XEM THÊM TIN