Doanh nghiệp và công nghệ trong thời đại 4.0

17:19 | 14/07/2022

DNTH: Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động cả ba lĩnh vực doanh nghiệp: Sản xuất công nghiệp, thương mại và tài chính - ngân hàng. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải đầu tư mạnh mẽ hơn nữa để tận dụng nền tảng kỹ thuật số trong sản xuất và phân phối hàng hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Ảnh minh họa - Internet

Ứng dụng công nghệ số

Cách mạng công nghiệp 4.0 là quá trình áp dụng tự động hóa liên tục các hoạt động sản xuất và công nghiệp truyền thống, sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) hiện đại. Giao tiếp giữa máy với máy (M2M) và internet vạn vật kết nối (IoT) quy mô lớn được tích hợp để tăng cường tự động hóa, cải thiện giao tiếp và tự giám sát, đồng thời sản xuất các máy thông minh có thể phân tích và chẩn đoán các vấn đề mà không cần sự can thiệp của con người. Tuy nhiên, số liệu thống kê cho thấy chúng ta cũng đang đối mặt với khoảng cách lớn về AI. Theo số liệu thống kê, đầu tư vào các công ty giải pháp AI thì Việt Nam cùng với Thailand, Malaysia, Indonesia, Philippines đều dưới mức 1 USD. Trong khi đó, Singapore là

68 USD đầu tư vào AI trên đầu người. Trung Quốc trong năm 2019 là 21 USD và Mỹ đạt 155 USD trên đầu người.

Trong một thế giới vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, điều kiện tiên quyết là phải nâng cao năng lực cốt lõi để sản xuất được hàng hóa và dịch vụ chất lượng tốt (các chương trình hội nhập kinh tế quốc tế đều đòi hỏi năng lực sản xuất hàng hóa nội địa để hưởng thuế quan ưu đãi thông qua các quy định hàm lượng chế biến và tỷ lệ nguyên liệu xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu).

Tuy nhiên, sự chuyển đổi địa chính trị khu vực và phát triển của công nghệ số dẫn đến các sáng kiến mới hợp tác và cạnh tranh nhiều hơn ở lĩnh vực hàng rào kỹ thuật phi thuế quan nhất là về chất lượng và tiêu chuẩn sản phầm (cả kỹ thuật và xã hội). Sáng kiến IPEF là một một thí dụ: IPEF được thiết kế như một công cụ để tăng cường hợp tác giữa Mỹ và các đối tác ở châu Á. Không giống như CPTPP và RCEP - hai khối thương mại lớn nhất châu Á, Chương trình hợp tác kinh tế mới sẽ không đề cập tới việc giảm thuế. Thay vào đó, Mỹ tìm kiếm sự hợp tác trong các lĩnh vực chiến lược, chẳng hạn như việc chuyển dịch và phát triển các chuỗi cung ứng tới việc thiết lập các tiêu chuẩn quy tắc cho nền kinh tế kỹ thuật số bảo đảm vận hành hoàn hảo cho chuỗi giá trị sản phẩm từ khâu nguyên liệu cho tới người tiêu dùng. Hay nói cách khác, IPEF là một cơ chế mới được thiết kế phù hợp nhằm tìm kiếm lợi ích từ quan hệ đối tác thương mại khác nhau một cách bền vững trên cơ sở các tiêu chuẩn và nguyên tắc kỹ thuật của sản phẩm dịch vụ.

Trong quá trình thay đổi đó của thế giới, việc xây dựng các mô hình quản lý mới chuỗi cung ứng và ứng dụng công nghệ số trong các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng. Có thể thấy mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp truyền thống là từ hộ nông dân đến các khâu trung gian, đại lý, bán buôn, người bán lẻ và cuối cùng là người tiêu dùng. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ số, mô hình mới có thể gộp các khâu trung gian, đại lý, bán buôn bằng việc thành lập các trung tâm tiếp thị điều phối mà ở đó có thể ứng dụng công nghệ số trong việc lựa chọn, phân loại theo tiêu chuẩn thị trường, đóng gói và bán buôn… theo đòi hỏi ngày càng khắt khe và phức tạp của thị trường.

Các công nghệ được áp dụng ở đây có thể là: Cảm biến để tương tác với các hộ nông dân quản lý đất, nước, ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ; IoT, GPS kết nối và xác định vị trí; big data (dữ liệu lớn) để dự báo khí hậu; robot trong kho vận và các phầm mềm dự báo thị trường cũng như xu hướng nhu cầu người tiêu dùng… Có thể nói các trung tâm điều phối thông minh này sẽ là nơi ứng dụng kỹ thuật số để quản lý chuỗi cung ứng ngày càng phức tạp cũng như giá trị sản phẩm bảo đảm quy luật cung cầu theo nền kinh tế thị trường trong thời đại 4.0.

Một số đề xuất trong xu hướng chuyển đổi số

Một nghiên cứu mới của công ty tư vấn Mỹ Kearney và EDBI của Singapore cho thấy, công nghệ số nói chung và AI nói riêng có thể chuyển nền kinh tế khu vực ASEAN, trong đó có Việt Nam, sang một nấc thang cao hơn. Nếu các thành viên ASEAN bắt kịp tốc độ áp dụng AI, họ có thể tăng thêm gần 1.000 tỷ USD (riêng Việt Nam hơn 100 tỷ) vào tổng sản phẩm quốc nội của khu vực năm 2030.

Để được như vậy, cần phải xây dựng và thực thi bốn chính sách cụ thể:

Thứ nhất, Chính sách dữ liệu chung của quốc gia: Trong kỹ thuật công nghệ, tiêu chuẩn là ưu tiên số 1 do đó cần xây dựng chính sách dữ liệu khu vực chung của Việt Nam phù hợp với xu hướng tiêu chuẩn và quy tắc chuyển đổi số của các nước công nghiệp phát triển.

Thứ hai, Đào tạo kỹ năng kỹ thuật số: Bất kỳ giải pháp công nghệ nào cũng phải tính đến ảnh hưởng tới người lao động và đặt con người lên hàng đầu. Cần xây dựng cam kết chung để đào tạo kỹ năng kỹ thuật số cho lực lượng lao động.

Thứ ba, Ứng dụng trong doanh nghiệp ở các lĩnh vực sản xuất công nghiệp: Robot, IoT, AI, big data, trong thương mại: E-commerce và trong tài chính, ngân hàng: Fintech (thanh toán điện tử).

Thứ tư, An ninh mạng: Tăng cường hợp tác và nâng cao năng lực trong lĩnh vực an ninh mạng.

Triển khai hiệu quả các giải pháp trên, chắc chắn sự nghiệp phát triển công nghệ số sẽ góp phần tích cực thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược phát triển bền vững đất nước đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

 

Copy Link

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Khỉ sống 6 tháng nhờ thận lợn chỉnh sửa gene

DNTH: Một nhóm nghiên cứu tại Trung Quốc đã đạt được bước đột phá lớn, với việc khiến một con khỉ có thể sống trong 6 tháng với quả thận lợn được chỉnh sửa gene.

Hệ thống Napas xử lý bình quân hơn 26 triệu giao dịch/ngày

Theo thông tin ngày 30/11 của Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas), năm 2024, hệ thống Napas xử lý bình quân hơn 26 triệu giao dịch/ngày, tăng tương ứng 30,8% số lượng và 15,9% về giá trị giao dịch so với năm 2023.

Hạ tầng số và công nghệ mới tạo bước tiến cho Internet Việt Nam

DNTH: Sáng 27/11, Hội thảo, Triển lãm Ngày Internet 2024 (Internet Day 2024) với chủ đề “Bước tiến mới cho Internet Việt Nam (Bứt phá với DC, Cloud, 5G và AI)” đã khai mạc tại Hà Nội.

Các nhà khoa học Caribe biến rong biển gây hại thành nhiên liệu chạy xe

DNTH: Khi số lượng lớn tảo biển xâm lấn dạt vào bờ biển Caribe năm 2011, người dân địa phương đã vô cùng lúng túng.

Meey Group chia sẻ giải pháp công nghệ bất động sản thông minh

DNTH: Ngày 22/11, ông Hoàng Tuấn Anh, Giám đốc dự án Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land (Meey Group) đã có bài thuyết trình ấn tượng tại Diễn đàn Chuyển đổi số Hải Phòng 2024, đề cập nhiều sản phẩm số ứng dụng AI trong lĩnh vực...

Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử

DNTH: Luật Năng lượng Nguyên tử (Luật số 18/2008/QH12) được Quốc hội Việt Nam khoá XII thông qua tại Kỳ họp thứ 3 ngày 3/6/2008 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2009.

XEM THÊM TIN