Doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm nguồn hàng dệt may tại Ấn Độ

08:42 | 23/01/2020

DNTH: Từ ngày 20-22/1, tại Trung tâm Hội chợ triển lãm Pragati Maidan, thủ đô New Delhi, Ấn Độ đã diễn ra Hội chợ dệt may quốc tế Ấn Độ lần thứ 64 (IIGF). Các doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực tham dự sự kiện này để kết nối và tìm kiếm nguồn hàng nguyên phụ liệu dệt may.

Chú thích ảnh

Xuất khẩu dệt may của Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển. Ảnh: TTXVN phát

Đây là hội chợ chuyên ngành dệt may lớn của Ấn Độ và được đánh giá là một trong những hội chợ về dệt may lớn nhất trong khu vực. IIGF do Hiệp hội triển lãm dệt may quốc tế và Hội đồng xúc tiến xuất khẩu dệt may Ấn Độ phối hợp tổ chức 1 năm 2 lần vào tháng 1 và tháng 7 hàng năm, dưới sự bảo trợ của Bộ Dệt may Ấn Độ. Hội chợ lần này có sự tham dự của gần 1.000 công ty, doanh nghiệp quốc tế và Ấn Độ tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm, trang thiết bị, máy móc, nguyên phụ liệu, phụ kiện may mặc. 

Tại hội chợ, các doanh nghiệp Việt Nam đã gặp gỡ, trao đổi và ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với một số đối tác Ấn Độ trong lĩnh vực vải kaki, vải thô, vải phục vụ ngành bảo hộ lao động và thời trang trẻ em.

Tổng quy mô ngành dệt may của Ấn Độ đạt khoảng 140 tỷ USD, với thị trường nội địa 100 tỷ USD và xuất khẩu trị giá 40 tỷ USD sẽ mang lại nhiều cơ hội cho ngành dệt may của Việt Nam thâm nhập thị trường Ấn Độ trong thời gian tới.

Kể từ năm 2014, chính phủ hai nước Việt Nam, Ấn Độ đã coi dệt may là một trong những ngành hàng chiến lược mà hai bên có thể tăng cường hợp tác, thúc đẩy thương mại song phương. Tuy nhiên thời gian qua, mặc dù các chính phủ, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp hai nước đã tích cực tổ chức nhiều chương trình xúc tiến thương mại, các buổi giao thương, gặp gỡ người bán – người mua, song kết quả đạt được còn khiêm tốn. Trong năm 2019, Ấn Độ nhập khẩu dệt may và nguyên phụ liệu xơ sợi khoảng 7,6 tỷ USD nhưng nhập khẩu từ Việt Nam chỉ khoảng 450 triệu USD (chiếm khoảng 6% tổng giá trị nhập khẩu của ngành may Ấn Độ). Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Ấn Độ các sản phẩm dệt may, nguyên phụ liệu và bông cũng đạt khoảng 450 triệu USD, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng giá trị nhập khẩu khoảng 30 tỷ USD trong ngành này của Việt Nam.

Theo Huy Lê - Minh Luyến (TTXVN)

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Theo bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Giám đốc cấp cao thị trường vốn JLL Việt Nam, nhiều nhà đầu tư (NĐT) châu Á vẫn tìm hiểu dự án BĐS có pháp lý sạch, quỹ đất sạch, trong đó quan sát và tìm kiếm các dự án có dấu hiệu giảm giá.

M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch

Trải qua 2 làn sóng Covid-19, thị trường bất động sản phía Nam chứng kiến loạt thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) “đình đám” với sự góp mặt của nhiều “ông lớn” trong và ngoài nước.

Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu

Thị trường ô tô đang bước vào tháng thấp điểm nhất trong năm - tháng ngâu, dù các hãng và đại lý đang tìm mọi cách đẩy hàng thông qua chính sách giảm giá, khuyến mãi...

Bất động sản Long An chờ đòn bẩy phát triển

Là cầu nối giữa TP.HCM với các tỉnh miền Tây, có 3 mặt giáp TP.HCM, thị trường bất động sản Long An liên tục đón nhận dự án mới. Thế nhưng giới phân tích cho rằng bất động sản Long An vẫn đang thiếu đòn bẩy là hạ tầng giao...

GS. Đặng Hùng Võ: 'Bất động sản vùng ven Hà Nội khá khởi sắc'

Thị trường bất động sản vùng ven Hà Nội thời gian qua phát triển khá sôi động với nhiều dự án lớn gắn với những tên tuổi lớn trong lĩnh vực bất động sản. Xung quanh vấn đề này, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với GS. Đặng...

Xe máy ế ẩm, doanh số giảm phân nửa

Tình hình thị trường xe máy trong tháng 7 âm lịch ế ẩm là chuyện bình thường. Nhưng năm nay lại dính thêm dịch bệnh nên người dân cũng mua xe ít hơn hẳn.

XEM THÊM TIN