Độc đáo lễ hội đền Kỳ Cùng và lễ hội đền Tả Phủ - Kỳ Lừa
06:54 | 20/02/2025
DNTH: Ngày 22 tháng Giêng Âm lịch năm Ất Tỵ (tức 19/2 Dương lịch), lễ hội đền Kỳ Cùng và lễ hội đền Tả Phủ - Kỳ Lừa chính thức diễn ra với nhiều nét độc đáo. Đây là hai lễ hội có quy mô lớn nhất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, nằm trong chuỗi các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Lễ hội diễn ra 6 ngày từ ngày 22 đến ngày 27 tháng Giêng (tức ngày 19 đến 24/2 Dương lịch) với nhiều hoạt động đặc sắc như: nghi thức tế lễ, rước kiệu, cướp đầu pháo, trò chơi dân gian, giao lưu văn nghệ đậm nét văn hóa độc đáo của các dân tộc Xứ Lạng trong những ngày đầu xuân. Qua đó, thu hút đông đảo người dân địa phương và khắp nơi tham gia.
Vẫn theo thông lệ, vào ngày 22 tháng Giêng, đúng vào giờ Ngọ, lễ rước kiệu đặt bát hương quan lớn Tuần Tranh từ đền Kỳ Cùng (phường Vĩnh Trại) sang đền Tả Phủ (phường Hoàng Văn Thụ) được thực hiện trang nghiêm, long trọng. Đến ngày 27 tháng Giêng sẽ lại rước quan lớn Tuần Tranh về lại đền Kỳ Cùng. Người tham gia khiêng kiệu là những thanh niên khỏe mạnh, được tuyển chọn khá kĩ từ các phường, xã.

Đoàn rước kiệu đi qua các con đường trung tâm của thành phố Lạng Sơn tạo nên một bầu không khí hào hứng, đầy phấn khởi. Dù năm nay thời tiết có chút âm u, mưa lạnh nhưng không khí lễ hội vẫn vô cùng náo nhiệt. Hòa mình vào đoàn rước kiệu có những người dân, du khách phải nhích từng bước, song ai ai cũng hồ hởi, vui vẻ đi theo.
Dọc hai bên đường đoàn rước kiệu đi qua, nhiều gia đình sắp bàn lễ với đầy đủ lễ vật, đáng chú ý trong đó thường có một con lợn to quay vàng ươm, thơm phức. Theo người dân, đây là đồ lễ dâng lên các vị tiền nhân để mong cầu bình an, tài lộc, may mắn trong năm mới.

Điểm mới của lễ hội năm nay đó là Nhân dân và du khách thập phương được tham dự hội thi gói bánh chưng và bày mâm ngũ quả, tham quan khu trưng bày các bức tranh đạt giải trong cuộc thi vẽ tranh chủ đề “Mùa xuân và Lễ hội”, gian hàng viết thư pháp...
Cùng đó là thưởng thức nhiều tiết mục và loại hình nghệ thuật dân tộc đặc sắc xuyên suốt 6 ngày diễn ra lễ hội bao gồm: biểu diễn võ thuật lân sư rồng và múa sư tử mèo; hội hát Then, Sli, Lượn và Thi Lày Cò; trình diễn nghệ thuật "Hương sắc"; giao lưu khiêu vũ mở rộng; giao lưu các câu lạc bộ nhảy và âm nhạc đường phố; tham quan chuyến du lịch địa chất, đa dạng sinh học và văn hóa công viên địa chất Lạng Sơn; liên hoan diễn xướng Chầu văn mở rộng; giao lưu biểu diễn nghệ thuật "Phong vị xuân xứ Lạng"; lễ hội ẩm thực xứ Lạng và hội chợ trưng bày các sản phẩm OCOP; đua bè mảng trên sông Kỳ Cùng.

Đặc sắc nhất trong lễ hội đền Kỳ Cùng - đền Tả Phủ là màn tranh cướp đầu pháo vào sáng ngày 27 tháng Giêng. Theo Nhân dân trong vùng truyền tụng rằng, vào thời kỳ nhậm chức của Tả đô đốc Hán quận công Thân Công Tài, có một năm giặc cướp nổi lên quấy nhiễu dân lành, ông đã huy động lực lượng đồn trú phối hợp cùng Nhân dân đánh tan giặc. Sau chiến thắng đó ông cho Nhân dân trong vùng hằng năm mở hội mừng thắng trận vào dịp đầu xuân năm mới, hội Đầu pháo bắt đầu từ đó.
Hai lễ hội mang đậm nét văn hóa truyền thống của Nhân dân các dân tộc Lạng Sơn, thể hiện sự tri ân, tưởng nhớ công lao to lớn của hai vị quan đã góp phần xây dựng và phát triển Lạng Sơn vào cuối thế kỷ 17, đầu thế lỷ 18, gồm: Tả Đô Đốc Hán Quận Công Thân Công Tài (được thờ tại Đền Tả Phủ - Kỳ Lừa) và Quan lớn Tuần Tranh (được thờ tại Đền Kỳ Cùng).

Lễ hội đền Kỳ Cùng và lễ hội Tả Phủ - Kỳ Lừa đã đi sâu vào tâm thức của mỗi người dân xứ Lạng xưa và nay, là dịp để Nhân dân các dân tộc xứ Lạng cùng người dân trên cả nước gặp gỡ, hội tụ, vui chơi và thực hiện những nghi lễ, cầu cho cuộc sống tốt đẹp, một năm mới no đủ, hạnh phúc. Đồng thời thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó, hướng đến những ước nguyện tốt đẹp về một năm mưa thuận gió hòa, làm ăn phát tài phát lộc, may mắn, nhà nhà hạnh phúc, bình an.
Phan Trang - Yên Bình
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Xuân Ấy Tỵ /
- Đền tả phủ - kỳ lừa /
- Lễ hội đền Kỳ Cùng /
- xứ Lạng /
- lễ hội /
- Văn hóa /
- Lạng Sơn /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Lễ hội Gầu Tào được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
DNTH: Tối 14/2, UBND huyện Trạm Tấu (Yên Bái) tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao Chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Gầu Tào của người Mông huyện Trạm Tấu, huyện Mù Cang Chải, huyện Văn Chấn (tỉnh Yên Bái);...
Quận Hải An đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Khu vực Từ Lương Xâm
DNTH: Tối 12/2, tại Khu Di tích Từ Lương Xâm, Quận Hải An (TP. Hải Phòng) long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Khu vực Từ Lương Xâm – Căn cứ bản doanh của Ngô Quyền năm 938 và Khai mạc...

Linh thiêng Lễ khai ấn đền Trần Nam Định Xuân Ất Tỵ 2025
Đêm 11/2/2025 (tức 14 tháng Giêng), Lễ khai ấn đền Trần Xuân Ất Tỵ 2025 được tổ chức tại Khu di tích lịch sử, văn hóa Đền Trần - Chùa Tháp, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.

Rộn ràng khí thế thể thao và văn hóa đầu xuân
Huyện Thạch Thất đang tưng bừng diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, thể thao đặc sắc, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương. Điểm nhấn của chuỗi hoạt động này là các giải đấu vật truyền thống tại...

Kinh tế đêm: “Mỏ vàng” của các cường quốc du lịch
DNTH: “Thắp sáng” kinh tế đêm không chỉ là cơ hội thúc đẩy ngành du lịch mà còn là cơ hội để nâng cao giá trị văn hóa, xây dựng thương hiệu quốc gia.

Hà Nội: Chật kín người dân xuyên đêm xem rước "ông lợn"
DNTH: Đêm 13 rạng sáng 14 tháng Giêng, người dân xã La Phù (huyện Hoài Đức, Tp.Hà Nội) lại tổ chức nghi lễ rước "ông lợn" hàng trăm cân để tế thành hoàng làng thu hút người dân và du khách gần xa.
Đô thị cuộc sống
-
Đưa Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới: đích đến không còn xa
-
Nhà hàng, siêu thị mở bán buffet chay dịp Rằm tháng Giêng
-
Phòng ngừa khi thời tiết nồm ẩm
-
Điều chỉnh giảm trừ gia cảnh: Không thể lỗi thời với thực tế đời sống
-
Sẽ phát triển phương pháp dự báo hạn hán sớm vài tháng
-
Cần cơ chế đặc thù cho đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...