Đồng bằng sông Cửu Long đang “chìm dần” xuống biển
15:10 | 07/03/2025
DNTH: Đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức về xói, sạt lở bờ biển, xâm nhập mặn, sụt lún đồng bằng, nước biển dâng… Nhiều chuyên gia đã cảnh báo rằng “kịch bản nhấn chìm” của vùng đất Chín Rồng này đang dần hiển hiện...
Theo một báo cáo của Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam (SIWRR) năm 2022, vùng đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 286 km trong tổng 744 km đường bờ biển đang trong tình trạng sạt lở và sạt lở nghiêm trọng. Cơ quan này đánh giá, việc sạt lở, xói mòn bờ biển đã khiến diện tích canh tác, nuôi trồng, sinh kế của người dân đang dần thu hẹp lại.
VÙNG CHÂU THỔ NON TRẺ CHỊU NHIỀU TÁC ĐỘNG ĐỒNG THỜI
Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng châu thổ non trẻ (khoảng 6.000 năm tuổi) nằm ở hạ nguồn sông Mekong chảy vào Việt Nam, tiếp giáp và đổ ra Biển Đông.
Nguồn nước dồi dào và trầm tích phong phú là hai yếu tố mang tính thuộc tính của vùng châu thổ này. Theo tính toán, tổng lượng dòng chảy xấp xỉ 475 tỷ m3/năm, lan tỏa trong hệ thống kênh, rạch liên thông trên toàn vùng với tổng chiều dài khoảng 74.000 km.
Theo Tiến sĩ Trần Đình Hòa, Viện trưởng SIWRR, với cách tiếp cận đa ngành thì sạt lở bờ sông, bờ biển là hệ quả của nhiều tác động khác nhau, từ yếu tố địa chất- địa mạo, thủy văn, khí hậu cho đến các yếu tố tác động từ con người.
Đối với tác động của dòng triều, vùng nghiên cứu chịu chi phối bởi chế độ bán nhật triều không đều của Biển Đông, biên độ triều lớn khoảng 2÷4 m. Với chế độ triều và biên độ triều như trên, tốc độ truyền triều rất nhanh, tạo ra vận tốc dòng chảy lớn, đặc biệt tại cửa sông, gây ra xói lở đáy biển.
Cũng theo ông Hòa, do ảnh hưởng của cấu tạo đường bờ biển và trầm tích hạt, với cấu tạo đường bờ biển chủ yếu là bùn sét và cát hạt mịn nên dưới tác động của sóng gió sẽ phá vỡ kết cấu bề mặt bờ nếu như thảm thực vật phủ bề mặt không có hay thưa thớt.

Bên cạnh đó, do thành phần hạt rất mịn nên phần lớn vật liệu bờ sau khi bị phá vỡ sẽ chuyển thành bùn cát lơ lửng, dễ dàng bị sóng và dòng chảy ven bờ chuyển đi nơi khác. Vì vậy, đường bờ biển đồng bằng sông Cửu Long rất dễ bị tổn thương nếu không có thảm phủ thực vật hoặc rừng ngập mặn bảo vệ.
Về yếu tố tác động con người, việc khai thác cát trên sông đã và đang diễn ra hiện nay là một trong những nguyên nhân dẫn đến sạt lở, xói mòn bờ biển, bờ sông.
Theo Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF), lượng khai thác cát khoảng 15 m3/năm, tức tương đương khoảng 22,5 triệu- 28 triệu tấn/năm, gấp đôi con số quốc tế công bố.
Liên quan đến tác nhân con người, một yếu tố khác từng được các chuyên gia chỉ ra do các công trình thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong. Tiến sĩ Trần Ánh Dương, Viện Khoa học tính toán và Trí tuệ nhân tạo, dẫn đánh giá của nhóm nghiên cứu của giáo sư Matt Kondolf, Trường đại học California, Berkeley (Hoa Kỳ), cho rằng một trong những nguyên nhân chính là việc xây dựng các đập trên thượng nguồn ở khu vực Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Campuchia đã làm suy giảm đến 96% lượng phù sa đổ về sông Tiền và sông Hậu của Việt Nam.
Chính điều này làm thiếu hụt trầm tích vốn là nguồn phù sa quan trọng để bồi lắng, bổ sung cho bờ biển tạo nên cân bằng bùn cát. Sự mất cân bằng bùn cát kết hợp với các yếu tố thủy thạch động lực học bờ biển, sóng gió, nước dâng đã làm cho dải bờ biển bị xói mòn, sạt lở.
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐANG “CHÌM DẦN”?
Vấn đề thứ hai, theo ông Dương là tình trạng sụt lún đất nghiêm trọng. Theo đó, trong khoảng 10 năm trở lại đây, tốc độ sụt lún trung bình là 0,96 cm/năm, theo đánh giá của các tổ chức quốc tế và nhóm nghiên cứu của Đại học Utrecht (Hà Lan) và đo đạc của Bộ Tài nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường).
Một đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường trước đây đã chỉ ra rằng nếu mực nước biển dâng lên 80 cm thì có khoảng hơn 32% diện tích đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị nhấn chìm vĩnh viễn. Ước tính, nếu mực nước biển tăng 1 m vào cuối thế kỷ XXI thì vùng châu thổ này sẽ mất gần 40% diện tích đất do nước biển dâng (kịch bản PB2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2020).
Theo nhận định của các chuyên gia từ Cục Địa chất Việt Nam, với đặc điểm địa chất non trẻ và đường bờ biển lồi lõm theo hướng đi của dòng biển, dòng hải lưu đã lý giải vùng cửa sông và ven biển từ Tiền Giang đến mũi Cà Mau trở nên lý tưởng nhất cho sự xâm thực của sóng biển.
Cùng với đó, vấn đề khai thác cát quá mức trên các dòng sông có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề sạt lở đất trên hệ thống sông, biển. Vì thế, các chuyên gia địa chất đã kiến nghị cần tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc khai thác cát ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Tình trạng khai thác nguồn nước ngầm tăng cao trong thời gian qua ở các tỉnh Miền Tây Nam Bộ cũng được đánh giá là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sụt lún đồng bằng, khiến vùng châu thổ sông Cửu Long càng đối diện với tình trạng “chìm dần” đến nhanh hơn.
Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia sinh thái nghiên cứu độc lập về đồng bằng sông Cửu Long cho rằng việc khai thác nước ngầm gây ra nhiễm mặn cho tầng nước ngầm.
Chuyên gia này đưa ra so sánh: cứ lấy 1 m3 nước ngầm lên thì sẽ có 13 m3 nước ngọt dự trữ bị mất do xâm nhập mặn tự nhiên bị hòa lẫn với nước ngầm, nước lợ; đồng thời dự báo nếu như vẫn tiếp tục đến năm 2100, chúng ta bị chìm dưới biển do khai thác nước ngầm. Ngược lại, nếu giảm khai thác, chúng ta giảm được tốc độ sụt lún.
Giáo sư Matt Kondolf cũng đã đưa ra nhận định tương tự là đến năm 2100, theo kịch bản trung bình thì Đồng bằng sông Cửu Long sẽ sụt lún lên đến 1,8 m và 90% diện tích đồng bằng bị ngập.
“Giải cứu” vùng Đồng bằng sông Cửu Long như thế nào, trước các thách đố sụt lún đất, xói món, sạt lở bờ biển, nước biển dâng và mặt đất chìm dần? Không một giải pháp đơn thuần nào khả dĩ đạt hiệu quả tối ưu. Bởi nhiều chuyên gia cho rằng việc thay đổi cách tiếp cận quản lý tổng hợp bờ biển đa mục tiêu nơi đây cần nhiều những giải pháp khác nhau và đồng bộ về quản lý, cả các giải pháp công trình và phi công trình...
Nguồn: https://vneconomy.vn/dong-bang-song-cuu-long-dang-chim-dan-xuong-bien.htm
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Vùng ĐBSCL /
- sụt lún hạ tầng /
- sạt lở bờ biển /
- hạ tầng ĐBSCL /
- Vneconomy /
- kinh tế xanh /
- biến đổi khí hậu /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

BSR mở rộng hợp tác quốc tế, bảo đảm nguồn dầu thô chiến lược cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất
DNTh: Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Azerbaijan từ ngày 7-8/5, trước sự chứng kiến của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Cộng hòa Azerbaijan Ilham Aliyev, Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) và Bộ Kinh tế...

Tọa đàm: "Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68 - Những việc cần làm ngay"
DNTH: Chiều 9/5/2025, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68 - Những việc cần làm ngay”.

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Duma Quốc gia LB Nga
DNTH: Trong chương trình thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, sáng 10/5/2025, giờ địa phương (chiều cùng ngày, giờ Hà Nội), tại thủ đô Moskva, Tổng Bí thư Tô Lâm hội...

Chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, thành phố sau sắp xếp đơn vị hành chính
DNTH: Bộ Nội vụ vừa trình Chính phủ việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Đảng Nước Nga Thống nhất
DNTH: Theo Đặc phái viên TTXVN, ngày 9/5 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Moskva, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nước Nga Thống nhất, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev.
60 năm trước, Bác Hồ bắt đầu viết Di chúc
DNTH: Ngày 10/5/1965, trong lúc đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh miền Bắc, giữa muôn trùng lo toan vì nước, vì dân, cảm thấy mình “không được khỏe như mấy năm trước”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt bút viết những dòng đầu tiên của...
Đô thị cuộc sống
-
Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
-
Xếp hàng xuyên đêm chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ
-
Pearl Residence hợp tác với Savills Việt Nam giúp nâng tầm chuẩn sống nơi trung tâm đô thị biển Cửa Lò
-
Cầu Tứ Liên: Biểu tượng mới cho hành lang phát triển phía Bắc Thủ đô
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL phẫu thuật nội soi thành công ca bệnh phức tạp liên quan đến thận
-
Ưu đãi đặc quyền chào đón dịp cao điểm nghỉ hè 2025 tại quần thể nghỉ dưỡng và thể thao Ruby Tree Golf Villas
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...