Động lực từ đâu giúp doanh nghiệp triển khai chính sách ân hạn nợ gốc vô thời hạn?
14:52 | 19/05/2020
DNTH: DN&TH; Với mục đích đồng hành và tháo gỡ khó khăn kinh tế sau covid với khách hàng, một doanh nghiệp BĐS vừa tung ra chính sách thanh toán “ân hạn nợ gốc vô thời hạn”. Chính sách này ngay lập tức gây “sốc” thị trường và tạo ra nhiều cuộc thảo luận trên các diễn đàn đầu tư và tài chính.
Tìm hiểu chi tiết chính sách “ân hạn nợ gốc vô thời hạn”
Theo thông báo về chính sách bán hàng mà công ty này đưa ra thì từ ngày 15/05/2020 công ty sẽ chính thức áp dụng chính sách “Ân hạn nợ gốc vô thời hạn” cho các dự án bất động sản (BĐS) mà công ty này đang phát triển.
Cụ thể về nội dung chính sách như sau: Khách hàng thanh toán từ 10%-15% đã được ký hợp đồng chuyển nhượng (HĐCN) hoặc Hợp đồng mua bán (HĐMB). Sau đó khách hàng thanh toán 1% Giá trị căn hộ (GTCH)/đợt, cho tới khi bàn giao. Lũy tiễn số tiền khách hàng thanh toán tới khi nhận bàn giao là 50% GTCH. 50% GTCH còn lại khách hàng sẽ thanh toán bất cứ khi nào. Hàng tháng khách hàng sẽ chỉ phải thanh toán tiền lãi suất (trên 50% GTCH còn lại) là 7.5% trong khi nhận bàn giao tức là khách hàng có thể đưa vào khai thác vận hành tạo ra dòng tiền. Việc này cũng không khác gì vay vốn ngân hàng nhưng ưu điểm vượt trội là khách hàng không lo ngân hàng siết nợ.
Bản thông báo chính sách công bố ngày 15/05/2020
Lấy một sản phẩm BĐS của doanh nghiệp này tại Mũi Né này làm ví dụ: giá trị trung bình của một căn hộ điển hình (32,08m2) rơi vào khoảng 1,1 tỷ đồng. Hiện nay dự án này đã đầy đủ pháp lý để thực hiện ký HĐCN với khách hàng. Để ký HĐCN khách sẽ đóng trước 15% GTCH tương đương với 165 triệu đồng. Sau đó mỗi tháng đóng thêm 1% tương tương 11 triệu. Đến khi bàn giao (dự án này dự kiến bàn giao vào tháng 1 năm 2021) thì khách hàng sẽ đóng được 50% GTCH tương tương 550 tiệu đồng. 550 triệu đồng còn lại khách sẽ đóng khi nào khách có tiền. Và hàng tháng khách chỉ trả phần lãi suất 7.5% tương đương 3,5 triệu đồng.
Đối với các nhà đầu tư thì đây là một chính sách vô cùng hấp dẫn. Các nhà đầu tư sẽ giảm bớt nỗi lo kinh tế sau covid hoặc có thể tham gia đầu tư nhiều dự án nhờ chính sách dải ngân thích hợp. Chính sách còn tạo điều kiện để nhiều người có số vốn ít ỏi có cơ hội đầu tư, ngay cả những bạn trẻ. Vừa mang tính thúc đẩy đầu tư vừa giúp các bạn trẻ bứt phá khỏi vùng an toàn mang tên “gửi tiết kiệm”.
Doanh nghiệp sẽ xoay sở như thế nào nếu chỉ thu được 50% GTCH?
Ngoài sự tò mò và háo hức của một số nhà đầu tư thì cũng có nhiều ý kiến thắc mắc và có phần “lo lắng” cho chủ đầu tư.
Thực tế khảo sát các sản phẩm của doanh nghiệp này thì hầu hết đều là các sản phẩm có mức giá trị vừa phải, thậm chí là rẻ so với thị trường BĐS nghỉ dưỡng cao cấp. Con số 50% thu được từ khách hàng khi bàn giao nhà sẽ không đủ cho các phần chi phí đã bỏ ra. Hiện nay các dự án cũng đang trong giai đoạn thi công, theo tìm hiểu dự án tại Mũi Né đã thi công đến tầng 2 của 4 tòa tháp. Điều này cho thấy các chi phí doanh nghiệp này đang bỏ ra là không nhỏ. Càng kéo dãn tiến độ thanh toán doanh nghiệp sẽ phải giải bài toán phức tạp về nguồn vốn. Để áp dụng đươc chính sách này đòi hỏi doanh nghiệp phải có một nguồn lực vững mạnh.
Vậy chính sách này có liều lĩnh và khờ khạo hay doanh nghiệp này là một “gã khổng lồ” ẩn thân?
Gã khờ hay người khổng lồ? (Ảnh minh họa)
Qua tìm hiểu thì đây là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Bất động sản, tài chính, vận hành khách sạn, nông nghiệp hữu cơ và học viện đào tạo. Gần đây hoạt động thiện nguyện với dự án “Siêu thị Hạnh phúc 0đ” hỗ trợ những người dân gặp khó khăn trong đợt covid tạo được hiệu ứng tốt trong cộng đồng. Có thể thấy đây là một doanh nghiệp mạnh có triết lý rõ ràng và tổ chức nhiều hoạt động phụng sự xã hội. Theo một số nguồn tin từ các diễn đàn tài chính: điểm mấu chốt giải quyết bài toán tài chính của doanh nghiệp này có thể đến từ các tổ chức tài chính và các quỹ đầu tư lớn như Lurcen Capital, AFDV và các nhà đầu tư cá nhân nước ngoài. Giả thuyết này khá thuyết phục khi doanh nghiệp này có khá nhiều cổ đông lớn nước ngoài và trong vòng 2 năm trở lại đây, doanh nghiệp đã phát triển tới 12 dự án lớn nhỏ trên cả nước. Đặc biệt dự án tại Mũi Né có quy mô 3,000 phòng lọt top 10 khách sạn lớn nhất thế giới.
Hình ảnh công trường dự án tại Apec Mandala Wyndham Mũi Né
Thị trường bất động sản cần những doanh nghiệp tiên phong và những cú huých mạnh mẽ như thế này. Chính sách “ân hạn nợ gốc vô thời hạn” đã làm nên một “cách mạng” mới về đầu tư. Giờ đây đầu tư bất động sản đã không chỉ là “sân chơi” dành riêng cho những người sở hữu tài sản tiền tỷ mà đã trở lên “bình thường” hóa với tất cả mọi người.
PV
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Apec Mandala Wyndham Mũi Né /
- top 10 khách sạn lớn nhất thế giới. /
- dự án tại Mũi Né /
- ân hạn nợ gốc /
- diễn đàn đầu tư và tài chính /
- BĐS /
- Apec Group /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Doanh nghiệp Việt ứng phó trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ
DNTH: Trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động, đặc biệt là áp lực từ các chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp Việt Nam không còn chọn cách “đứng yên chờ đợi”. Thay vào đó, các doanh nghiệp chủ động mở...

Tín dụng nông thôn: SME “khát vốn” giữa lúc ngân hàng siết room
DNTH: Trong khi dòng vốn tín dụng bị kiểm soát để ổn định lạm phát, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) khu vực nông thôn đang gặp bế tắc nghiêm trọng về tiếp cận nguồn vốn. Những chương trình tín dụng ưu đãi tuy đã được ban...

Quý I, 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
DNTH: Theo báo cáo của Cục Thống kê, Bộ Tài chính mới công bố, quý I/2025, cả nước có 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký đạt gần 356.800 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp giảm 4%,...
T&T Group và Ngân hàng SHB đồng hành cùng Bộ Công an xây dựng 700 căn nhà cho người nghèo tỉnh Bạc Liêu
DNTH: Nhằm tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ và Bộ Công an trong chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ gia đình khó khăn trên địa bàn cả nước, T&T Group và Ngân hàng SHB đã chung tay hỗ trợ trợ kinh phí xây dựng 700...

Doanh nhân Lê Văn Quang: Hành trình từ trang trại nhỏ đến tập đoàn
DNTH: Ông Lê Văn Quang, người sáng lập Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, là một ví dụ điển hình của sự kiên trì và sáng tạo trong ngành nông nghiệp. Bắt đầu từ một trang trại nuôi tôm nhỏ, ông Quang đã đưa Minh Phú trở...

Phó Chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines
DNTH: Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn T&T Group Đỗ Vinh Quang được bầu làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines, chính thức đánh dấu sự tham gia trực tiếp của T&T Group vào bộ máy quản trị điều hành của Hãng hàng không du lịch này.
Đô thị cuộc sống
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...