Đồng Nai: Kiểm tra toàn bộ dự án chậm tiến độ

11:57 | 25/05/2021

DNTH: Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2030 của Đồng Nai sẽ có hơn 500 dự án đứng trước nguy cơ bị loại bỏ do chậm tiến độ. Tuy nhiên, nhiều chủ đầu tư đang tìm mọi cách để lách luật, tránh việc bị thu hồi dự án.

Vẫn xuất hiện tình trạng phân lô bán nền trên đất nông nghiệp

Cuối tháng 5/2021, theo thông tin từ Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai Hồ Văn Hà, UBND tỉnh đã giao cho Sở rà soát lại tất cả dự án chậm triển khai tại các huyện, thành phố xem nguyên nhân từ đâu. Sau đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai báo cáo UBND tỉnh để có giải pháp giải quyết vì dự án kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân và phát triển kinh tế của tỉnh. 

Hiện Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai đã thành lập đoàn kiểm tra có cả các sở, ngành, địa phương cùng tham gia để xem lại tiến độ thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh.Liên quan đến vấn đề này, Chánh Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai Nguyễn Hùng Hải cho hay: “Qua rà soát ban đầu, Sở đã lên danh sách sẽ giám sát hơn 100 dự án ở ngoài khu công nghiệp thuộc các huyện, TP.Biên Hòa và TP.Long Khánh. Nội dung giám sát yêu cầu về điều kiện đầu tư, ưu đãi, thực hiện các cam kết của nhà đầu tư, bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai, khó khăn vướng mắc, tình hình chuyển nhượng dự án (nếu có), ký quỹ thực hiện dự án... Các dự án giám sát đợt này có cả doanh nghiệp trong nước lẫn doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài”.

tm-img-alt
Một trong những dự án chậm tiến độ nhiều năm qua ở tỉnh Đồng Nai

.Được biết, thời gian qua công tác quản lý đất đai tại Đồng Nai đã được siết chặt, tuy nhiên nhiều nơi vẫn còn xảy ra tình trạng phân lô bán nền đất nông nghiệp, dự án kéo dài nhiều năm chưa triển khai thực hiện.Trong quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030, dự kiến trên địa bàn tỉnh Đồng Nai sẽ có hơn 500 dự án chậm tiến độ.

Trước đó, TP.Biên Hòa có thông báo hủy bỏ 89 dự án với tổng diện tích gần 554 ha ở các phường, xã. Nguyên nhân phải hủy bỏ dự án là do quá thời hạn 3 năm chưa triển khai, chưa có chủ trương chấp thuận đầu tư, chuyển đổi hình thức đầu tư. Các dự án bị hủy bỏ kế hoạch sử dụng đất tập trung lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, khu dân cư, thương mại dịch vụ.Những dự án này chủ yếu thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, thương mại dịch vụ, khu dân cư. Về đất ở, thành phố Biên Hòa có 44 dự án (tổng diện tích 417 ha) bị hủy.Trong danh sách những dự án này có một số dự án quy mô lớn như: Khu dân cư Tân Cang rộng khoảng 46 ha tại phường Phước Tân; Khu đô thị sinh thái Phước Tân rộng 56 ha tại phường Phước Tân... Lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật có 21 dự án (diện tích gần 49 ha).

Chiêu "ôm" đất của chủ đầu tư

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Dũng nhận xét, các dự án chậm tiến độ là rào cản cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chính vì thế, trong năm 2021 sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án, nhất là đối với các dự án trọng điểm.Với các dự án kéo dài nhiều năm không được thực hiện sẽ tiến hành thu hồi để mời gọi các nhà đầu tư khác có đủ tiềm lực triển khai hoặc xóa quy hoạch dự án trả lại quyền lợi của người dân trên những thửa đất đó.

Tuy nhiên, để thu hồi những dự án đã cấp phép thực tế lại không hề dễ dàng. Khi mà doanh nghiệp lách luật bằng cách đến thời điểm gần  hết thời gian quy định sẽ tiến hành san lấp mặt bằng, làm hàng rào rồi báo cáo đang triển khai dự án để tiếp tục kéo dài thời gian. Bên cạnh đó, cũng có những doanh nghiệp kéo dài thời gian phối hợp với địa phương để thực hiện công tác bồi thường và lấy lý do vướng việc bồi thường, giải phóng mặt bằng không thể thi công dự án đúng tiến độ.

Vì thế, theo một số chuyên gia kinh tế, Đồng Nai muốn thực hiện các dự án đúng tiến độ, đảm bảo cho đời sống người dân, phát triển kinh tế - xã hội thì ngay từ khâu lựa chọn nhà đầu tư phải thật kỹ. Như vậy sẽ chọn được các doanh nghiệp có năng lực về tài chính, kinh nghiệm để triển khai dự án. Khi tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư phải có ràng buộc rõ ràng, cam kết của nhà đầu tư về tiến độ dự án. Bởi, có một giai đoạn do quy định chưa chặt chẽ, các doanh nghiệp dù không đủ năng lực về tài chính, kinh nghiệm cũng ồ ạt xin cấp phép đầu tư dự án.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thành phố Vinh mở rộng, tổ hợp căn hộ cao cấp Pearl Residence tại Cửa Lò được săn đón

DNTH: Việc mở rộng địa giới TP. Vinh được giới chuyên gia đánh giá sẽ giúp thị trường bất động sản chuyển mình mạnh mẽ. Đặc biệt, trong bối cảnh nguồn cung căn hộ cao cấp tại Cửa Lò vẫn còn hạn chế, tổ hợp căn hộ cao...

The Continental tạo nhiệt cho thị trường Đông Bắc Hà Nội

DNTH: Cuối năm 2024, thị trường bất động sản Hà Nội chứng kiến làn sóng chuyển dịch mạnh mẽ nguồn cung căn hộ từ khu vực Đông, Tây sang Đông Bắc. Đặc biệt, sự xuất hiện của những chủ đầu tư uy tín như MIK Group với nguồn...

BĐS Phú Quốc trở lại đường đua khi du lịch phục hồi gần như hoàn toàn

DNTH: Với lượng khách năm 2024 dự kiến vượt mốc trước đại dịch COVID-19, du lịch Phú Quốc được kỳ vọng sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn bứt phá ngoạn mục. Đây cũng là tín hiệu tích cực cho thấy, đảo ngọc đang dần quay trở...

Hàng nghìn tỉ đồng đổ vào hạ tầng, khu Đông TP HCM trở thành bức tranh “sáng” của thị trường BĐS

DNTH: Giữ vai trò chiến lược trong bức tranh quy hoạch Tp.HCM, Tp.Thủ Đức (thuộc khu Đông Tp.HCM) định hướng phát triển thành đô thị sáng tạo và tương tác cao. Nơi đây sẽ là cửa ngõ kết nối Tp.HCM...

Sapa - thị trường Bất động sản đang nóng lên từng ngày

DNTH: Sapa là địa phương duy nhất của các tỉnh vùng núi phía Bắc có thể tạo dòng khách du lịch 4 mùa. Song song với lợi thế đó, Sapa đang chuyển mình mạnh mẽ ở các loại hình bất động sản. Đây được xem là lợi thế tiếp theo của...

Tập đoàn Bcons ra mắt dự án Khu chung cư Tân Đông Hiệp tại Bình Dương

DNTH: Ngày 26/11, tại tỉnh Bình Dương, Tập đoàn Bcons phối hợp cùng Tập đoàn Tân Đông Hiệp chính thức ra mắt dự án Khu chung cư Tân Đông Hiệp. Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu nhà ở thực của người dân, dự án hướng đến đối...

XEM THÊM TIN