Đồng Tháp: Đẩy nhanh tiến độ xuống giống vụ lúa Thu Đông để tránh lũ

09:30 | 15/08/2024

DNTH: Tại tỉnh Đồng Tháp, vụ lúa Thu Đông 2024 hiện đã xuống giống 89.804 ha/120.000 ha, đạt 74,8 % so với kế hoạch, tập trung đẩy nhanh tiến độ xuống giống vụ lúa Thu Đông tránh lũ là ở các huyện Cao Lãnh, Tháp Mười, Lấp Vò, thành phố Hồng Ngự, thành phố Cao Lãnh.

Chú thích ảnh
Chăm sóc lúa Thu Đông tại xã Tân Nghĩa, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp). 

Đa số diện tích lúa Thu Đông trồng các loại giống lúa có chất lượng cao và cho năng suất cao như: Đài Thơm 8, OM 18, OM 5451, OM 4900, Nàng hoa 9. Tỷ lệ nhóm giống lúa chất lượng cao đạt trên 70%. Hiện nay giá thành sản xuất lúa dao động từ 3.721 - 3.841 đồng/kg (tăng 28-71 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2023.

Theo ông Nguyễn Văn Vũ Minh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, để đạt sản lượng cao cho mùa vụ, đưa giá trị sản xuất ngành hàng lúa ở Đồng Tháp tăng cao, rất cần cơ cấu giống, dịch chuyển từ giống có chất lượng thấp sang trồng các loại giống lúa có chất lượng cao và tập trung trên một số nhóm giống lúa chính, năng suất cao như: lúa Đài Thơm 8, OM 18, OM 5451, OM 4900, Nàng hoa 9.

Vụ lúa Thu Đông hiện nay ở Đồng Tháp đang được đẩy nhanh tiến độ xuống giống và dự đoán đến cuối tháng 8/2024 sẽ hoàn thành xuống giống. Đối với diện tích xuống giống sớm, thu hoạch xong bà con tranh thủ xã lũ lấy phù sa vào đồng ruộng.

Tình hình sâu bệnh trên trà lúa Thu Đông hiện nay ở Đồng Tháp phần lớn là nhiễm rầy phấn trắng với hơn 7.000 ha, bệnh đen lem lép hạt hơn 2.600 ha và bệnh đạo ôn hơn 1.000 ha. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại trên lúa Thu Đông, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp khuyến cáo bà con áp dụng một số biện pháp như áp dụng tốt các giải pháp kỹ thuật ngay từ đầu vụ như 3 giảm 3 tăng, 1phải 5 giảm, bón vùi phân bón theo tỷ lệ 50 – 100% DAP + 50% Kali trước khi trục trạc đất lần cuối, quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM), quản lý nước hợp lý, phân hữu cơ... giúp lúa sinh trưởng và phát triển tốt, hạn chế thấp nhất sự phát sinh, gây hại của các đối tượng dịch hại. Từ đó, tiết kiệm chi phí sản xuất, tạo ra sản phẩm an toàn; đồng thời, khuyến cáo bà con không phun thuốc trừ sâu phổ rộng sớm ở giai đoạn đầu của cây lúa từ 0-40 ngày để bảo vệ thiên địch. Có thể phun ngừa bệnh đạo ôn cổ bông, lem lép hạt ở giai đoạn trỗ lẹt xẹt và trỗ đều. Đối với rầy phấn trắng cần nhận dạng đúng đối tượng và triệu chứng gây hại; sau khi thu hoạch lúa, cần diệt sạch cỏ lồng vực và cỏ chỉ xung quanh ruộng để hạn chế nơi cư trú của rầy phấn trắng tránh lây lan sang vụ sau, thực hiện gieo sạ tập trung, đồng loạt, áp dụng gói kỹ thuật 3 giảm 3 tăng hoặc 1 phải 5 giảm để giảm áp lực gây hại.

Hiện nay nông dân ở tỉnh Đồng Tháp đã chủ động đề phòng khi nước lũ đầu nguồn bắt đầu đổ về, bằng việc chuẩn bị đê bao vững chắc, xuống giống nhanh bảo đảm sản xuất thắng lợi vụ lúa Thu Đông.

Theo TTXVN

Nguồn: https://baotintuc.vn/kinh-te/dong-thap-day-nhanh-tien-do-xuong-giong-vu-lua-thu-dong-de-tranh-lu-20240815082408981.htm


Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Đưa khoai tây về miền nắng gió

DNTH: Khoai tây - loài cây ưa lạnh và khí hậu mát mẻ, lại sống khỏe trên vùng đất cát pha nắng gió Quảng Bình, mở ra hướng đi mới cho nông dân địa phương.

Hạn hán khốc liệt ở Tây Nguyên: Nông dân chật vật giữ nước cho mùa màng

DNTH: Dù mới chỉ bắt đầu bước vào mùa khô nhưng hiện nay, nhiều ao, hồ trên địa bàn Tây Nguyên đã cạn trơ đáy, hàng trăm ha cây trồng thiếu nước tưới trầm trọng.

Kon Tum sẽ trồng mới gần 1.600 ha sâm Ngọc Linh

DNTH: UBND tỉnh Kon Tum vừa có báo cáo số 05-BC/ĐU về tình hình triển khai và thực hiện nhiệm vụ phát triển cà phê xứ lạnh và sâm Ngọc Linh; trong đó, xác định mục tiêu trong năm 2025 sẽ trồng mới 1.578 ha, nâng tổng diện tích sâm Ngọc...

Giống lúa lai GS999 sản xuất thử năng suất đạt 9,4 tấn/ha

DNTH: Giống lúa lai GS999 sản xuất thử nghiệm tại Hậu Giang sinh trưởng, chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất hơn 9 tấn/ha, lợi nhuận cao hơn khoảng 3,6 triệu đồng/ha so với đại trà.

Phân bón vi sinh Sumitri – Giải pháp hữu hiệu cho nông nghiệp bền vững

Trong bối cảnh nền nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng bền vững, phân bón vi sinh đã trở thành giải pháp tối ưu giúp nông dân cải thiện năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường và giảm thiểu chi phí sản xuất.

Người chăn nuôi gặp khó khi tái đàn

DNTH: Từ sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đến nay, giá con giống tăng cao, nguồn cung khan hiếm gây ra nhiều khó khăn cho các hộ chăn nuôi tại tỉnh Nam Định, nhiều hộ mới tái đàn được khoảng 50% chuồng trại, thậm chí có hộ còn chưa dám...

XEM THÊM TIN