Dự án đường vành đai 3: Người dân kiến nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp
02:54 | 25/09/2023
DNTH: Nhiều người dân có đất thuộc diện thu hồi thực hiện dự án đường vành đai 3 đoạn qua thành phố Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh) đang kiến nghị cơ quan nhà nước xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp vì còn nhiều bất cập, chưa hợp lý.
Giá bồi thường chưa hợp lý
Dự án đường Vành đai 3 là dự án giao thông lớn nhất khu vực phía Nam, giúp kết nối nhiều tỉnh thành Đông Nam Bộ với chiều dài 76,34km đi qua 4 tỉnh thành bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An với tổng mức đầu tư gần 75.400 tỷ đồng.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh dự án có chiều dài 47,51km đi qua các địa phương là Thành phố Thủ Đức và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh. Diện tích đất thu hồi để thực hiện là 410ha với 1.738 hộ dân bị ảnh hưởng.
Theo ghi nhận, các hộ dân thuộc diện thu hồi đất rất ủng hộ chủ trương thực hiện dự án đường Vành đai 3 của Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và Thành phố Thủ Đức nói riêng nhằm phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, kinh tế, xã hội, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư FDI và chất lượng đời sống của nhân dân, thay đổi bộ mặt của thành phố.
Chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với các hộ dân thuộc diện thu hồi đất để thực hiện dự án Vành đai 3 được hiện theo Quyết định số 314/CSBT-HĐBT ngày 26/4/2023 do Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Thành phố Thủ Đức lập.

Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách trên còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập, khiến nhiều hộ dân có đất thuộc diện thu hồi chưa chấp nhận giá đền bù mà cơ quan quản lý nhà nước đưa ra.
Theo ông Bùi Thanh Tuấn (phường Trường Thạnh, Thành phố Thủ Đức) cho biết, mức giá đền bù đất trồng cây lâu năm quá thấp, nhất là tại vị trí mặt tiền đường Nguyễn Duy Trinh, giá đền bù chỉ 7,6 triệu đồng/m2, chưa bằng 1/10 giá giao dịch trên thị trường bất động sản, tức chênh lệch khoảng 65 triệu đồng/m2, chưa sát giá thị trường.
Ông Tuấn cũng đưa ra dẫn chứng về sự chênh lệch giá đền bù đất nông nghiệp giữa hai địa phương liền kề nhau, cùng một dự án đi qua, cụ thể, mảnh đất của ông hiện có nhà ở và xưởng sản xuất, kinh doanh ổn định, tạo việc làm cho 30 công nhân. Nếu so với giá đền bù cùng dự án đường Vành đai 3 đi qua tỉnh Bình Dương (giáp ranh với Thành phố Thủ Đức), thì giá đền bù của Bình Dương cho dân cao hơn Thành phố Hồ Chí Minh). Đất nông nghiệp được đền bù bằng 50% giá đất thổ cư, đất phi nông nghiệp là 60% và đất thương mại là 80% của đất thổ cư. Như vậy, cùng dự án đường Vành đai 3 mà giá đất bồi thường của tỉnh lẻ cao hơn với giá bồi thường của Thành phố Hồ Chí Minh là bất hợp lý.
Cũng phản ánh về mức giá đền bù đất trồng cây lâu năm thấp, ông Lê Minh Thắng (Bình Thạnh) cho biết, gia đình ông có hơn 3.300m2 đất tại địa chỉ số 200 Nguyễn Xiển (phường Trường Thạnh) bị thu hồi để triển khai dự án đường Vành đai 3, trong số hơn 3.300m2 đất trên, có 108m2 đất thổ cư, còn lại là đất trồng cây lâu năm.
Tuy nhiên, theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án trên (áp dụng theo văn bản số 314/CSBT-HĐBT ngày 26/4/2023 của UBND Thành phố Thủ Đức) thì mức giá bồi thường, hỗ trợ là quá thấp.

“Mức định giá đất nông nghiệp trong dự án thành phần 2 đường Vành đai 3 đoạn qua Thành phố Hồ Chí Minh trên địa bàn Thành phố Thủ Đức từ 5,8 - 7,6 triệu đồng/m2 (dựa trên đơn giá đất theo QĐ 02/2020/QĐ-UBND) không bám sát giá thị trường. Hiện tại giá đất mặt tiền khu vực tôi bị giải tỏa đang giao dịch ở mức trên dưới 100 triệu đồng/m2”, ông Thắng cho biết.
Theo ông Thắng, mức giá đền bù giữa đất nông nghiệp nằm trong khu dân cư, khu có quy hoạch đất thổ cư, mặt tiền đường chính của Thành phố Thủ Đức có khoảng cách quá lớn đối với đất thổ cư (chênh lệch khoảng 65 triệu đồng/m2). Trong khi đó, tiền thuế chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp lên đất thổ cư chỉ 2,7 triệu đồng/m2. Như vậy người dân có đất nông nghiệp bị thiệt thòi quá lớn, dù đất nông nghiệp đó nằm tờ bản đồ, cùng thửa đất, sát ranh, cùng mặt tiền với những khu đất thổ cư.
Một trường hợp khác là ông Phan Duy Đệ (Bình Thạnh) có 465m2 đất mặt tiền đường Nguyễn Duy Trinh bị thu hồi để thực hiện dự án đường Vành đai 3 cũng phản ánh mức giá đền bù đất nông nghiệp thấp, chưa hợp lý. Với mức đền bù đất nông nghiệp từ 5,8 – 7,6 triệu đồng/m2 là quá thấp, không theo sát giá thị trường, chênh lệch hơn 60 triệu đồng/m2. Đơn giá đền bù này theo Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 16/1/2020 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh và căn cứ hệ số giá đất quá thấp.
Ông Đệ kiến nghị thành phố không nên áp dụng bảng giá đất nông nghiệp theo Quyết định số 02 nhân với hệ số giá đất lỗi thời nữa, bởi tính theo phương pháp này sẽ không sát với giá thị trường, gây bức xúc trong dân.
Ngoài ra, các hộ dân còn phản ánh, theo văn bản số 314/CSBT-HĐBT ngày 26/4/2023 của UBND Thành phố Thủ Đức, việc áp dụng hệ số K đối với từng loại đất, từng khu vực đất là chưa hợp lý. Đất ở mặt tiền các đường lớn hiện hữu lại được áp dụng hệ số K thấp hơn đất nằm sâu bên trong, đất không tiếp giáp đường.
Cơ quan chức năng nói gì?
Để làm rõ hơn những kiến nghị, phản ánh của các hộ dân, PV đã làm việc với ông Trần Đình Na, Phó trưởng Phòng nghiệp vụ 3 Ban bồi thường Thành phố Thủ Đức và được ông cho biết, việc giá đền bù đất giữa hai địa phương tỉnh Bình Dương và Thành phố Thủ Đức có sự khác nhau là theo quy định của pháp luật. Bởi, theo quy định của Luật Đất đai, UBND cấp tỉnh quyết định và chịu trách nhiệm về giá đền bù, bồi thường hỗ trợ tái định cư trên địa phương mình quản lý nên việc so sánh giá đền bù giữa hai địa phương là khập khiễng.

Ngoài ra, theo ông Na, đặc thù đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương, nơi có dự án đường Vành đai 3 đi qua là các mảnh nhỏ, nằm xen kẽ trong khu dân cư đông đúc nên mới có giá đền bù cao như vậy. Còn ở Thành phố Thủ Đức, đất nông nghiệp là các thửa lớn, đất nông nghiệp thuần.
Tuy nhiên, đối với giá đền bù đất thổ cư thì ở Bình Dương không thể cao hơn Thủ Đức được. Vừa rồi giá đền bù đất thổ cư trên trục đường Nguyễn Xiển đoạn thuộc Bình Dương giá chỉ có 30 triệu đồng/m2, trong khi đoạn tại Thành phố Thủ Đức có giá đền bù hơn 60 triệu đồng/m2.
Về hệ số K, ông Na cho biết, UBND Thành phố Thủ Đức đã giao cho đơn vị thẩm định giá độc lập (Công ty Thẩm định giá Đông Dương) thẩm định theo giá thị trường, tiến hành từ cuối năm 2022. Sau đó đưa ra được mức giá từng vị trí và được hội đồng thẩm định duyệt giá. Mức giá được duyệt sẽ nhân với Đơn giá đất theo Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 16/1/2020 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ra hệ số K.
Theo Quyết định số 28/2022/QĐ-UBND, ngày 15/8/2022 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh thì hệ số K đất nông nghiệp của Thành phố Thủ Đức từ 15 - 25 lần.../.
Hà Phương
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- dự án đường vành đai 3 /
- bồi thường đất nông nghiệp /
- đất trồng cây lâu năm /
- kiến nghị /
- Thành phố Thủ Đức /
- Thành phố Hồ Chí Minh /
- thu hồi đất /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Hà Nội: Tái khởi công đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A
DNTH: Ngày 27/5, Dự án xây dựng đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A đã tái khởi công với cam kết hết quý I/2026 sẽ hoàn thành đồng bộ với tiến độ thông xe hầm chui Kim Đồng - Giải Phóng.

Xếp hàng xuyên đêm chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ
DNTH: Đêm 14/5/2025, hàng vạn Phật tử và người dân lặng lẽ xếp hàng tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) để được chiêm bái Xá lợi Đức Phật.

Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
DNTH: Các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất sẽ được thực hiện trực tuyến ở Hà Nội từ ngày 20/5.

Pearl Residence hợp tác với Savills Việt Nam giúp nâng tầm chuẩn sống nơi trung tâm đô thị biển Cửa Lò
DNTH: Tổ hợp căn hộ cao cấp Pearl Residence tại Cửa Lò vừa ký kết hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành với Savills Việt Nam, một trong những đơn vị quản lý bất động sản hàng đầu thế giới. Sự kiện đánh dấu bước chuyển...

Cầu Tứ Liên: Biểu tượng mới cho hành lang phát triển phía Bắc Thủ đô
DNTH: Hà Nội đang chứng kiến những bước chuyển mình mạnh mẽ về hạ tầng khi hàng loạt dự án giao thông chiến lược được triển khai, trong đó nổi bật là dự án cầu Tứ Liên – cây cầu mang tính biểu tượng kết nối trung tâm Thủ...

Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
DNTH: Ban An toàn giao thông TP Hà Nội vừa công bố các số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh từ người dân về tình hình giao thông trên địa bàn.
Đô thị cuộc sống
-
Dự án Khu du lịch biển Thắng Liên được cập nhật vào Quy hoạch chung phường Hoàng Mai
-
Tiếp sức mùa thi 2025 ứng dụng công nghệ, lan tỏa tinh thần tình nguyện
-
Sống Khỏe – Năng lượng tràn đầy từ mọi hoạt động tại Eurowindow Sport Garden, dự án sắp khởi công tại Vinh
-
Hà Nội: Tái khởi công đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A
-
Xếp hàng xuyên đêm chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ
-
Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
Sống khỏe
-
Nên ăn 4 - 5 quả mận mỗi ngày để đem lại lợi ích tối đa cho sức khỏe
-
Tự hào là bệnh viện mắt tiên phong tại Tây Nguyên
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên: Hành trình 7 năm trao ánh mắt, tặng nụ cười
-
Cấp cứu thành công một bệnh nhân người Campuchia bị tai nạn lao động
-
Người phụ nữ suýt thủng thực quản vì uống thuốc sai cách
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...