Dự án lấp sông Đồng Nai: Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

19:05 | 08/09/2020

DNTH: Đầu tháng 9/2020, PV Doanh nghiệp và Thương hiệu trở lại dự án lấp sông Đồng Nai từng gây sự chú ý lớn đối với giới nhà đầu tư, làm tốn không ít giấy mực của giới báo chí, các nhà khoa học.

Tháng 9/2014, Công ty Cổ phần Đầu tư Kiến trúc Xây dựng Toàn Thịnh Phát (Công ty Toàn Thịnh Phát) thực hiện thi công dự án cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai (hay còn gọi là dự án The Pegasus Riverside).

Phối cảnh dự án The Pegasus Riverside

Tuy nhiên, sau 6 năm dự án đang nằm đắp chiếu, án binh bất động. Chứng kiến những gì đang tồn tại của dự án không ít người phải nhói lòng, chua xót. Bởi, hàng trăm nghìn khối đất đá đã đổ xuống sông, có đoạn đã đổ lấn ra tới hơn 50m. Cùng với đó là chi phí tiền của mà Toàn Thịnh Phát đã bỏ ra ước tính cả trăm tỷ đồng, nhưng nay để cho cỏ mọc um tùm.

Việc dự án bị đắp chiếu không chỉ gây lãng phí tiền của với Công ty Toàn Thịnh Phát mà còn tạo nên cảnh quan xấu xí bờ sông Đồng Nai. Phần lớn diện tích đã san lấp đang để cho cỏ mọc um tùm cao ngang đầu người, gây cản trở việc người dân đi ra sông. Nhiều hộ dân kinh doanh quán cà phê, quán nhậu đã tận dụng diện tích để kinh doanh.

Theo một người dân ở đây cho biết, số lượng đất đá đổ xuống sông rất lớn, dự án nhiều năm không thi công, cỏ mọc um tùm, rác thải tập kết…đã tạo nên cảnh nhếch nhác bên bờ sông.

“Nếu dự án không thể triển khai được thì chính quyền nên yêu cầu chủ đầu tư khắc phục trả lại hiện trạng ban đầu cho sông Đồng Nai, chứ hiện tại chúng tôi thấy rất lãng phí tiền bạc mà tạo ra cảnh quan nhếch nhác hơn lúc chưa thực hiện cải tạo.” Một người dân phản ánh thêm.

Ngoài ra, dọc con đường Cách mạng tháng 8 bị quây tôn kín (hơn 1km) ngăn cách người dân đi lại ra bờ sông từ nhiều năm nay…

Ngày 21/7/2014, “Dự án cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt quy hoạch đầu tư theo Quyết định số

2230/QĐ-UBND do Công ty cổ phần Toàn Thịnh Phát (thuộc tập đoàn Thành Thành Công).

Dự án với quy mô 8,4ha, trong đó hơn 7,7ha lấn sông Đồng Nai. Dự án có chiều dài 1,3km; đoạn xa nhất lấn ra ngoài sông Đồng Nai là 100m. Tổng vốn đầu tư khoảng 3.200 tỷ đồng, gồm các hạng mục như: Trung tâm thương mại, nhà cao tầng, khách sạn, cao ốc văn phòng…Đây được xem là dự án đình đám nhất tại Đồng Nai thời điểm đó.

Quang cảnh phần bị san lấp, cỏ mọc um tùm

Trước phản ứng mạnh mẽ từ báo chí và dư luận ngày 28/3/2015, Công ty Toàn Thịnh Phát đã có văn bản đề nghị tạm dừng thi công để tiếp thu và lắng nghe thêm ý kiến của các bộ, ngành liên quan đánh giá tác động của dự án. Ngay sau đó, UBND tỉnh Đồng Nai đã chấp thuận đề nghị trên của Công ty Toàn Thịnh Phát.

Sau khi dự án bị dừng thi công, Công ty Toàn Thịnh Phát cũng có nhiều chuyển động theo chiều đi xuống. Điều dễ nhận thấy nhất là việc Công ty Toàn Thịnh Phát không còn là công ty thành viên của Tập đoàn Thành Thành Công theo như đại diện của doanh nghiệp này cho biết. Đồng thời, tên tuổi của Toàn Thịnh Phát cũng dần mất tiếng trên thị trường địa ốc Đồng Nai.

PV đã liên hệ làm việc với Công ty Toàn Thịnh Phát để tìm hiểu hướng xử lý khắc phục cũng như thời gian thực hiện dự án. Tuy nhiên, sau hơn 2 tuần chờ đợi đại diện Công ty Toàn Thịnh cho biết hiện tại dự án đang chờ cơ quan nhà nước cho phép nên không thể trả lời báo chí.

Công ty Toàn Thịnh Phát được thành lập từ năm 2002 với tên gọi Công ty TNHH Kiến trúc – Xây dựng Tân Thịnh Phát, trụ sở đặt tại số 10B Kỳ Đồng, quận 3, TP.HCM, hoạt động trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc và thi công xây dựng.

Năm 2003, Tân Thịnh Phát được chuyển sang mô hình công ty cổ phần với tên gọi mới là Công ty Cổ phần Đầu tư - Kiến trúc Xây dựng Toàn Thịnh Phát (TTP Corp.), trụ sở đặt tại số 284 Đào Duy Anh, phường 9, quận Phú Nhuận.

Năm 2004, Toàn Thịnh Phát đầu tư vốn vào trường Lê Qúy Đôn tại Biên Hòa - Đồng Nai, đây là bước ngoặc đánh dấu cho quá trình đầu tư tại các tỉnh thành ngoài TP.HCM và mở rộng hoạt động vào lĩnh vực giáo dục.

Ngày 2006, Ngôi trường thứ hai của Công ty - trường Trịnh Hoài Đức, Trảng Bom, Đồng Nai khai giảng năm học đầu tiên.

Quán cà phê tận dụng mặt bằng làm nơi kinh doanh

Sau đó các đơn vị thành viên lần lượt ra đời khẳng định tầm vóc và bước tiến vững mạnh của Toàn Thịnh Phát: Công ty TNHH Kỹ thuật xây dựng Toàn Thịnh Phát (TTP Cons.); Trường THPT Tân Phú; Công ty TNHH MTV Giáo dục Toàn Thịnh Phát (TTP Edu.); Công ty CP Sản xuất Thương mại Dịch vụ Toàn Thành Tâm; Công ty CP Toàn Hải Vân (Toàn Thịnh Phát góp vốn); Trường Mầm non Quốc tế Bambi – (Bambi Kindergarten)...

Năm2009, Toàn Thịnh Phát mở chi nhánh tại Đồng Nai, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, cho thuê nhà ở. Chi nhánh Đồng Nai phụ trách triển khai và quản lý các dự án bất động sản trong chuỗi The Pegasus…Năm 2012, doanh nghiệp này đặt trụ sở chính công ty tại Đồng Nai.

Hiện tại, người đại diện pháp luật của Công ty Toàn Thịnh Phát là ông Huỳnh Phú Kiệt, doanh nghiệp này có trụ sở tại tầng 21, Số 53 - 55 đường Võ Thị Sáu, phường Quyết Thắng, TP. Biên Hòa, Đồng Nai./.

Như Xuân

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Long An: Thanh tra chỉ ra loạt sai phạm tại dự án KCN Đức Hòa III - Hồng Đạt

UBND tỉnh Long An mới đây đã ban hành kết luận thanh tra về thanh tra toàn diện việc chấp hành pháp luật trong việc chuyển khu đất công nghiệp thành khu dân cư tại dự án khu công nghiệp Đức Hòa III - Hồng Đạt (huyện Đức Hòa) do Công ty...

Quảng Ninh đề nghị FLC dừng bán nhà ở hình thành trong tương lai tại dự án hơn 2.700 tỷ

Sở Xây dựng Quảng Ninh đề nghị Tập đoàn FLC dừng ngay việc bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai đối với 4 tòa chung cư thuộc dự án khu đô thị tại phường Hà Khánh (giai đoạn 1).

Loạt dự án của Đất Xanh, Nam Long, Satra... vào danh sách kiểm tra của Sở Xây dựng TP. HCM

Sở Xây dựng TP. HCM vừa có văn bản số 9896/KH-SXD-QLCLXD về việc kiểm tra định kỳ chất lượng, công tác quản lý chất lượng, an toàn thi công xây dựng tại các công trình trên địa bàn thành phố năm 2020.

Điểm mặt hàng loạt dự án ‘đắp chiếu’ đã hết thời gian gia hạn tại đô thị biển Cửa Lò

Dù đã được chính quyền địa phương tạo điều kiện hoàn thành dự án bằng cách cho phép gia hạn hoặc giãn tiến độ, tuy nhiên, hàng loạt dự án tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An) sau khi được gia hạn vẫn ‘án binh bất động’.

Làm farmstay phải chờ 5-10 năm mới có lãi

Chuyên gia cho rằng rất khó thành công với mô hình đầu tư nông trại nghỉ dưỡng. Ngay cả khi chọn đúng vùng sẽ đô thị hóa thì phải chờ 5-10 năm mới mong có lãi.

10.000 tỷ đồng dồn dập chảy về The Spirit of Saigon

Mới đây, Saigon Glory tiếp tục hút về 5.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu. Động thái cho thấy sự quyết tâm của chủ đầu tư dự án The Spirit of Saigon (khu tứ giác Bến Thành).

XEM THÊM TIN