Dự án nhà máy may MATSUOKA tại Thanh Liên – Thanh Chương: Đơn vị thi công có “cầm đèn chạy trước ô tô”?

13:02 | 28/02/2022

DNTH: Mặc dù chưa có đầy đủ các thủ tục cần thiết để tiến hành xây dựng nhà máy. Tuy nhiên đơn vị thi công vẫn rầm rộ điều máy móc, quây tôn, san lấp mặt bằng trên diện tích hơn 3ha để tiến hành xây dựng. Chính quyền sở tại phải hơn 1 lần lập biên bản đình chỉ thi công khi chưa có đầy đủ thủ tục. Việc xây dựng không chi làm ảnh hướng tới môi trường, giao thông trên tuyến quốc lộ 46c. Ngoài ra còn vi phạm tinh thần chỉ đạo trong văn bản của sở tài nguyên môi trường Nghệ An khi sử dụng cát làm vật liệu chủ yếu để san lấp.

Theo phản ánh của người dân địa phương, từ trung tuần tháng 10 năm 2021, thấy đơn vị thi công là người địa phương khác, đưa máy móc, máy xúc, máy ủi, ô tô chở vật liệu gồm đất, cát để san lấp trên diện tích hơn 3ha mà trước đó dùng để sản xuất nông nghiệp. Sau đó họ quay tôn, san lấp mặt bằng,  xây rãnh thoát nước. 

         Đơn vị thi công tiến hành xây dựng nhà máy may tại Thanh Liên
         Đơn vị thi công tiến hành xây dựng nhà máy may tại Thanh Liên

Theo tìm hiểu của Phóng viên được biết đây là dự án xây dựng nhà máy may thuộc chủ đầu tư là một công ty nước Nhật Bản có tên Công ty MATSUOKA. Nhà máy được xây dựng để sản xuất, gia công các sản phẩm may mặc trang phục, trang phục dệt kim, đan móc, sản xuất các sản phẩm từ lông thú, gia công các loại vỏ gối, chan ga, đệm, rèm, gia công các sản phẩm làm từ gia. Với công suất thiết kế 14.000.000 sản phẩm/năm, dự án được xây dựng tại xã Thanh Liên, Thanh Chương, Nghệ An trên tổng diện tích hơn 3ha. Nguồn gốc đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng lúa được giao cho các hộ gia đình, cá nhân theo nghị định 64/CP và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tổng mức đầu tư dự án lên tới 154 tỷ đồng, với 100% vốn từ nhà đầu tư Nhật Bản.  

 Đơn vị thi công dùng một khối lượng lớn cát dùng để san lấp mặt bằng. 
 Đơn vị thi công dùng một khối lượng lớn cát dùng để san lấp mặt bằng

Đây sẽ là một dự án tốt cho sự phát triển kinh tế của địa phương, nếu như đơn vị thi công không “cầm đèn chạy trước ô tô” khi họ vội vã thi công khi chưa hoàn thiện các thủ tục pháp lý cần thiết. Điều đó được thể hiện ở chỗ từ khi đơn vị thi công thực hiện dự án, san lấp mặt bằng, quây tôn, xây dựng mương thoát nước. Chính quyền địa phương đã hơn một lần lập các văn bản yêu cầu định chỉ với lý do chưa đầy đủ các thủ tục pháp lý.

Đơn cử như vào ngày 05/12/2021 đại diện chính quyền địa phương đã tiến hành kiểm tra và lập biên bản yêu cầu đơn vị thi công tạm dừng hoạt động xây dựng nhà máy may MATSUOKA tại xã Thanh Liên. Trong biên bản này yêu cầu đơn vị thi công, đình chỉ  xây dựng, do dự án chưa có quyết định giao đất của UBND tỉnh Nghệ An.

 Đến  06.12/2021 đại diện UBND xã Thanh Liên lại tiến hành lập biên bản ghi nhận sự việc, đơn vị thi công tự ý san lấp mặt bằng. Tại thời điểm kiểm tra, bên đơn vị thi công không xuất trình được giấy phép xây dựng công trình của các cơ quan có thẩm quyền. Trong biên bản ghi nhận diện tích san lấp khoảng 300m2, tổng khối lượng cát để san lấp 150m3.

 Tiếp đó, ngày 23/01/2022, chính quyền xã tiếp tục đi kiểm tra,  phát hiện đơn vị thi công tổ chức việc thi công dự án nhà máy may MATSUOKA Thanh Liên. Đợt kiểm tra này, phát hiện đơn vị thi công tiếp tục thuê máy múc và đổ cát trên khu vực quy hoạch nhà máy may nói trên. Quá trình làm việc bên đơn vị thi công vẫn chưa trình được đầy đủ pháp lý để tiến hành xây dựng công trình.

Để tìm hiểu rõ sự việc vào ngày 21/2/2022 nhóm Pv chúng tôi đã có mặt tại hiện trường. Theo ghi nhận, đơn vị thi công vẫn đang tiến hành xây dựng các hạng mục, chủ yếu sản lấp mặt bằng với nguyên liệu san lấp chính là cát.

Cùng ngày, trao đổi với chính quyền địa phương được biết, đây là một dự án có ý nghĩa lớn trong việc phát triển kinh tế của địa phương. Tinh thần chủ đạo là chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện để tiến hành xây dựng để nhà máy đi vào hoạt động. Tuy nhiên việc xây dựng và sau này đi vào hoạt động phải tuân thủ pháp luật.

Qua trao đổi, chính quyền địa phương cho biết thêm, hiện nay chính quyền mới có trong tay văn bản thủ tục bao gồm: Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND tỉnh Nghệ An. Văn bản của sở Xây dựng về việc thẩm định quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500. Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/500 của UBND tỉnh Nghệ An. Văn bản về việc lấy ý kiến các hộ gia đình, cá nhân tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước để có cơ sở chấp thuận Chủ trương đầu tư. Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng không nắm rõ được đơn vị thi công chính là đơn vị nào. 

Việc san lấp mặt bằng, gây bụi và  sụt lún ở mặt đường quốc lộ 46c. 
Việc san lấp mặt bằng, gây bụi và  sụt lún ở mặt đường quốc lộ 46C

Đối với việc đơn vị thi công, tiến hành xây dựng khi chưa đầy đủ thủ tục pháp lý. Ngày 10/02/2022, đại diện UBND huyện Thanh Chương cũng đã đi kiểm tra và tiến hành lập biên bản ghi nhận sự việc. Theo đó vào ngày kiểm tra, ghi nhận, đơn vị thi công có huy động máy xúc, ô tô, sử dụng một số cát vào mục đích san lấp. Qua kiểm tra, đơn vị thi công, tiến hành xây dựng khi chưa có giấy phép xây dựng và chưa được thuê đất theo quy định. Ngoài ra, đại diện chính quyền cấp huyện cũng yêu cầu đơn vị thi công và chủ đầu tư không được sử dụng cát để san lấp theo tinh thần chỉ đạo của Sở tài nguyên và Môi trường tại công văn số 759/ STNMT - KS ký ngày 08/02/2022. Văn bản cũng yêu cầu đơn vị thi công và chủ đầu tư tạm dừng xây dựng đến khi có đầy đủ thủ tục pháp lý.

Biên bản ghi nhận sự việc và yêu cầu tạm đình chỉ của UBND huyện Thanh Chương
Biên bản ghi nhận sự việc và yêu cầu tạm đình chỉ của UBND huyện Thanh Chương

Thiết nghĩ, đây là một dự án có ý nghĩa lớn trong việc phát triển kinh tế ở địa phương và toàn tỉnh. Là dự án nằm có 100 % vốn từ nước ngoài (Nhật Bản) thì chính quyền các cấp ở Nghệ An sẽ luôn tạo mọi điều kiện để thực hiện các thủ tục pháp lý nhanh nhất có thể, trên tinh thân đúng luật, rải thảm đỏ mời gọi đầu tư. Không hiểu tại sao đơn vị thi công lại vội vã thực hiện việc xây dựng khi chưa có đầy đủ các thủ tục pháp lý. Trong khi đó, theo QĐ chấp thuận chủ trương đầu tư, tiến độ thực hiện dự án phải từ quý III/ 2022 đến quý I/2023 là thời hạn khởi công dự án. án.                                                                        

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

PV GAS CA MAU: 19 năm ghi dấu hành trình trưởng thành

DNTH: Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 19 ngày thành lập (03/7/2006 - 03/7/2025), Công ty Khí Cà Mau (PV GAS CA MAU) đã tổ chức chuỗi các hoạt động ý nghĩa nhằm ghi nhận những kết quả đã đạt được và định hướng phát triển đơn vị trong thời...

Tập đoàn T&T Group đề xuất loạt dự án chiến lược tại TP.HCM

DNTH: Chiều 4/7, Tập đoàn T&T Group và doanh nhân Đỗ Quang Hiển đã có buổi làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh nhằm đề xuất loạt giải pháp hợp tác đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của...

Doanh số Sao Ta tăng vọt 43% trong nửa đầu năm 2025

DNTH: Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Fimex – mã: FMC) ghi nhận doanh số tiêu thụ nửa đầu năm đạt 135,6 triệu USD (khoảng hơn 3.550 tỷ đồng), tăng 43% so với cùng kỳ năm trước, nhờ sản lượng tôm tăng mạnh.

PV GAS đẩy mạnh triển khai các giải pháp hoàn thành vượt chỉ tiêu quản trị năm 2025

DNTH: Tổng Giám đốc Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) vừa ban hành chỉ thị, yêu cầu tập thể lãnh đạo, cán bộ chủ chốt và cán bộ công nhân viên toàn đơn vị tập trung triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp thúc đẩy sản...

IMC khẳng định vị thế với giải thưởng "Doanh nghiệp phát triển bền vững 2025"

DNTH: Ngày 27/6, tại lễ công bố và vinh danh “Thương hiệu xuất sắc Châu Á 2025” Công ty Cổ phần Dịch vụ Quản lý vận hành khu công nghiệp IMC (một thành viên của ROX Key) đã được xướng tên ở hạng mục “Doanh nghiệp phát triển bền...

Bầu Đức chi 4.048 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn

DNTH: Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) vừa thông qua phương án mua lại toàn bộ trái phiếu HAGLBOND16.26 - nhóm B, với tổng giá trị gốc và lãi lên tới 4.048 tỷ đồng, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong hành trình thoát khỏi gánh nặng nợ...

XEM THÊM TIN