Dự báo trong những tháng cuối năm xuất khẩu rau quả sẽ khởi sắc
04:30 | 24/07/2023
DNTH: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dự báo, trong những tháng cuối năm, mặt hàng rau quả duy trì tăng trưởng tốt nếu chú trọng chất lượng, cải tiến mẫu mã, bao bì, truy xuất nguồn gốc. Xuất khẩu gạo có khả năng đạt tương đương mức năm ngoái là 6,5 triệu tấn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, trong 6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản đạt 24,59 tỷ USD, giảm 11,1% so với cùng kỳ năm 2022. Bên cạnh suy giảm xuất khẩu nhóm hàng lâm sản, thủy sản ở mức tương ứng 28,2% và 27,4% so với cùng kỳ năm 2022, xuất khẩu gạo, rau quả, điều, cà phê tăng tương ứng là 34,7%, 64,2%, 7,7%, 3%, trong đó xuất khẩu gạo và rau quả tăng đột biến.
Trong số các thị trường trọng điểm và tiềm năng, Trung Quốc đứng số 1 với kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản vào thị trường Trung Quốc 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 5,2 tỷ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, giá trị xuất khẩu 5 tháng đầu năm của 4/9 mặt hàng tăng mạnh về giá trị là rau quả (1,2 tỷ USD, tăng 80,2%), gạo (364 triệu USD, tăng 79,2%), hạt điều (198,8 triệu USD, tăng 50,9%) và chè (4,2 triệu USD, tăng 58,7%).

Việc Trung Quốc mở cửa sau đại dịch từ ngày 8/1, nhu cầu trong nước phục hồi, triển khai nhiều chính sách kinh tế nhằm tăng cường an ninh lương thực. Theo WB, dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ phục hồi lên mức 5,6% trong năm 2023. Dự báo từ nay đến cuối năm, xuất khẩu nông sản vào thị trường này sẽ duy trì tăng trưởng nhẹ.
Đứng thứ 2 là thị trường Hoa Kỳ, với kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm ước đạt 4,9 tỷ USD, giảm 32,9% so với cùng kỳ năm 2022. Trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chỉ có mặt hàng cà phê tăng trưởng trong 5 tháng đầu năm, đạt 145,2 triệu USD, tăng 16%, còn lại 9 mặt hàng đều giảm. Theo WB, tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ dự báo yếu đi đáng kể trong nửa cuối năm 2023 và đầu năm 2024 do việc thắt chặt chính sách tiền tệ, ước đạt 1,1% vào năm 2023.
Đứng thứ 3 là thị trường Nhật Bản, với kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm ước đạt 1,8 tỷ USD, giảm 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Cả 3 mặt hàng xuất khẩu mạnh nhất vào thị trường này đều giảm giá trị xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm gồm gỗ (677 triệu USD, giảm 0,2%), thủy sản (580,2 triệu USD, giảm 9,2%) và cà phê (128,5 triệu USD, giảm 3%). Theo WB, tăng trưởng GDP của nền kinh tế Nhật Bản dự báo chậm lại do thắt chặt chính sách tiền tệ, ước đạt 0,8% vào năm 2023.
Riêng đối với rau quả, Hiệp hội Rau quả Việt Nam thông tin trong tháng 7/2023, xuất khẩu rau quả cả nước ước đạt hơn 475,5 triệu USD, giảm 28,2% với tháng trước và tăng 90,7% so với cùng kỳ năm 2022.
Lũy kế 7 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu rau quả đạt hơn 3,25 tỉ USD, tăng 68,8% so với cùng kỳ năm ngoái và vượt giá trị xuất khẩu rau quả khoảng 3,16 tỉ USD của cả năm 2022. Rau quả là ngành có mức tăng trưởng xuất khẩu cao nhất trong các mặt hàng nông - lâm - thủy sản Việt Nam từ đầu năm đến nay.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dự báo, trong 6 tháng cuối năm, mặt hàng rau quả duy trì tăng trưởng tốt nếu chú trọng chất lượng, cải tiến mẫu mã, bao bì, truy xuất nguồn gốc. Xuất khẩu gạo có khả năng đạt tương đương mức năm ngoái là 6,5 triệu tấn. Thị trường tiêu thụ thủy sản có thể phục hồi chậm, ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ vẫn tiếp tục khó khăn do lạm phát và nhu cầu thấp.

Lúa tươi tại Đồng bằng sông Cửu Long biến động nhẹ
DNTH: Giá lúa gạo mấy ngày nay tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động nhẹ. Thị trường lượng ít, các mặt hàng gạo tương đối bình ổn, lúa tươi có xu hướng tăng, gạo nguyên liệu xuất khẩu nhích nhẹ so với cuối tuần.

Thái Lan vượt Trung Quốc, trở thành “khách sộp” mới của mực, bạch tuộc Việt Nam
DNTH: 4 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu mực và bạch tuộc của Việt Nam đạt 215 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ, trong đó Thái Lan vươn lên vị trí thứ ba, vượt qua Trung Quốc và Hong Kong.

Người trồng lúa khấn khởi khi giá gạo xuất khẩu tăng trở lại
DNTH: Sau giai đoạn sụt giảm đầu năm, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã phục hồi rõ rệt trong những ngày đầu tháng 5, đặc biệt ở phân khúc gạo 5% tấm. Diễn biến tích cực này đang thắp lên nhiều kỳ vọng cho cả doanh nghiệp...

Cà phê Việt cần khẳng định thương hiệu để bứt phá
DNTH: Khi giá cà phê liên tục ở mức cao và thị trường xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng, ngành hàng cà phê Việt Nam đang bước vào giai đoạn “vàng” để bứt phá.

Lúa, gạo biến động nhẹ
DNTH: Giá lúa, gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua có biến động nhẹ, trong khi giá gạo xuất khẩu gần như không biến đổi.

"Hoa mắt, chóng mặt" với... vàng
DNTH: Tuần qua, thị trường vàng lại chứng kiến giá vàng thế giới giảm, vàng trong nước tăng sốc. Các chuyên gia dự báo, thị trường còn biến động bởi tâm lý đầu cơ, lướt sóng.
Đô thị cuộc sống
-
Dự án Khu du lịch biển Thắng Liên được cập nhật vào Quy hoạch chung phường Hoàng Mai
-
Tiếp sức mùa thi 2025 ứng dụng công nghệ, lan tỏa tinh thần tình nguyện
-
Sống Khỏe – Năng lượng tràn đầy từ mọi hoạt động tại Eurowindow Sport Garden, dự án sắp khởi công tại Vinh
-
Hà Nội: Tái khởi công đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A
-
Xếp hàng xuyên đêm chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ
-
Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
Sống khỏe
-
Nên ăn 4 - 5 quả mận mỗi ngày để đem lại lợi ích tối đa cho sức khỏe
-
Tự hào là bệnh viện mắt tiên phong tại Tây Nguyên
-
Vinmec khai trương phòng khám đa khoa quốc tế hiện đại tại Vinhomes Grand Park
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên: Hành trình 7 năm trao ánh mắt, tặng nụ cười
-
Cấp cứu thành công một bệnh nhân người Campuchia bị tai nạn lao động
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...