Dự thảo: Tập đoàn Nhà nước, doanh nghiệp niêm yết bắt buộc lập BCTC theo IFRS
10:16 | 18/04/2019
DNTH: Bộ Tài chính vừa gửi xin ý kiến dự thảo Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế vào Việt Nam (IFRS).
Đề án nhằm hướng đến hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tài chính, kế toán; tạo dựng công cụ quản lý hiệu lực, hiệu quả cho công tác quản trị, điều hành tại doanh nghiệp cũng như việc quản lý, giám sát của cơ quan chức năng Nhà nước trong giai đoạn mới, góp phần thực hiện thành công trong các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Theo nội dung của dự thảo, việc triển khai Đề án IFRS được trải qua 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ năm 2022 đến 2025; Giai đoạn 2 từ sau năm 2025.
Từ năm 2019 đến hết năm 2021, Bộ Tài chính chuẩn bị các điều kiện cần thiết triển khai thực hiện Đề án để đảm bảo hỗ trợ các doanh nghiệp bắt đầu áp dụng IFRS từ năm 2022, như: công bố bản dịch IFRS ra tiếng Việt, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng các hướng dẫn áp dụng IFRS…
Giai đoạn 1 từ năm 2022 đến 2025: Áp dụng IFRS tự nguyện
Đối với BCTC hợp nhất, một số doanh nghiệp từ nhóm các doanh nghiệp có nhu cầu và đủ nguồn lực tự nguyện hoặc do Bộ Tài chính lựa chọn thực hiện áp dụng IFRS để lập BCTC hợp nhất như: Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế Nhà nước quy mô lớn có các khoản vay được tài trợ bởi các định chế tài chính quốc tế; Công ty niêm yết; Công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ chưa niêm yết; Các công ty mẹ khác có nhu cầu và nguồn lực tự nguyện áp dụng IFRS.
Đối với BCTC riêng, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có nhu cầu và đủ nguồn lực tự nguyện áp dụng IFRS để lập BCTC riêng. Khi áp dụng IFRS doanh nghiệp phải đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin và giải trình rõ ràng, minh bạch với cơ quan thuế, cơ quan quản lý, giám sát về việc xác định nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.
Ngoài ra, đối với doanh nghiệp tự nguyện hoặc được lựa chọn áp dụng IFRS để lập BCTC hợp nhất hoặc BCTC riêng sẽ không phải lập BCTC theo VAS.
Giai đoạn 2 từ sau năm 2025: Doanh nghiệp niêm yết bắt buộc lập BCTC theo IFRS
Đối với BCTC hợp nhất, doanh nghiệp bắt buộc lập BCTC hợp nhất theo IFRS, gồm tất cả các công ty mẹ của tập đoàn kinh tế Nhà nước; Tất cả các công ty niêm yết; Các công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ chưa niêm yết; Các công ty mẹ khác không thuộc đối tượng bắt buộc nêu trên được khuyến khích tự nguyện áp dụng IFRS cho BCTC hợp nhất.
Trên cơ sở đánh giá kết quả áp dụng IFRS của giai đoạn 1, Bộ Tài chính căn cứ nhu cầu, khả năng sẵn sàng của các doanh nghiệp và tình hình thực tế để quy định thời điểm và lộ trình bắt buộc áp dụng IFRS cho từng nhóm đối tượng cụ thể, đảm bảo tính hiệu quả và khả thi.
Đối với BCTC riêng, các doanh nghiệp có nhu cầu và đủ nguồn lực tự nguyện hoặc được Bộ Tài chính lựa chọn áp dụng IFRS để lập BCTC riêng như Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có nhu cầu, đủ nguồn lực để áp dụng IFRS; Các doanh nghiệp khác có nhu cầu, đủ nguồn lực để áp dụng IFRS; Khi áp dụng IFRS doanh nghiệp phải đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin và giải trình rõ ràng, minh bạch với cơ quan thuế, cơ quan quản lý, giám sát về việc xác định nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.
Bên cạnh đó, đối với doanh nghiệp bắt buộc hoặc tự nguyện lập BCTC hợp nhất hoặc BCTC riêng theo IFRS sẽ không phải lập BCTC hợp nhất theo VAS.
Nhu cầu cấp thiết áp dụng chuẩn IFRS khi lập BCTC
Theo Bộ Tài chính, mặc dù đã có những đóng góp to lớn trong giai đoạn trước đây nhưng Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) hiện nay đã trở nên lạc hậu so với mặt bằng chung thế giới do chưa được sửa đổi, bổ sung và cập nhật. Vì vậy, VAS đã bộc lộ nhiều tồn tại và hạn chế trong việc đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế đất nước cũng như việc tiếp cận với thông lệ quốc tế. Trong khi đó, khảo sát cho thấy nhiều doanh nghiệp niêm yết lớn hoặc các định chế tài chính quốc tế, đặc biệt là khối doanh nghiệp FDI có nhu cầu áp dụng IFRS do yêu cầu từ các nhà đầu tư, hợp nhất báo cáo công ty mẹ ở nước ngoài, cung cấp thông tin cho chủ nợ nước ngoài. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn khi chuyển đổi BCTC theo IFRS.
Lợi ích của việc áp dụng IFRS đối với Việt Nam
Ông Vũ Đức Chính, Cục Trưởng, Cục Quản lý Giám sát Kế toán - Kiểm toán
Theo cổng thông tin Bộ Tài chính, ông Vũ Đức Chính, Cục Trưởng, Cục Quản lý Giám sát Kế toán - Kiểm toán (Bộ Tài chính) cho rằng, việc áp dụng IFRS tại Việt Nam sẽ giúp (i) nâng cao chất lượng BCTC theo hướng tăng cường tính minh bạch và khả năng so sánh với chuẩn mực quốc tế, giúp các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội thuận lợi hơn trong việc huy động vốn trên thị trường quốc tế, (ii) tạo điều kiện thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài do các DN FDI sẽ giảm bớt chi phí chuyển đổi báo cáo tài chính được lập theo chuẩn mực kế toán Việt Nam sang báo cáo tài chính theo IFRS để hợp nhất với công ty mẹ ở nước ngoài, (iii) giúp các tổ chức quốc tế có thêm căn cứ để công nhận kinh tế thị trường của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các hoạt động đàm phán quốc tế về kinh tế, tài chính.
Theo Trí thức trẻ
Tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024
DNTH: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 124/CĐ-TTg ngày 30/11/2024 về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024.
Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh
DNTH: Bộ Tài chính vừa chính thức lấy ý kiến về việc dự thảo Tờ trình quyết định bãi bỏ Quyết định 78/2010/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về mức giá trị hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh...
Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 12/2024
DNTH: Trong tháng 12/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: quy định về lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện; quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng...
Đưa khoáng sản trở thành nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội
DNTH: Luật Địa chất và khoáng sản đã được Quốc hội chính thức thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV với tỷ lệ tán thành cao. Luật Địa chất và khoáng sản đã kế thừa Luật Khoáng sản hiện hành, bổ sung một số quy...
Quy định mới về quản lý trang thông tin điện tử, mạng xã hội
DNTH: Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng đã bổ sung một số quy định về quản lý trang thông tin điện tử và mạng xã hội trong nước. Theo đó, các mạng xã hội đã...
Đề xuất sửa mức doanh thu chịu thuế với thu nhập của hộ, cá nhân kinh doanh
DNTH: Một trong những đề xuất quan trọng trong dự thảo Dự án luật Thuế Thu nhập cá nhân (thay thế) được nhiều người quan tâm là hoàn thiện quy định về thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với cá nhân kinh doanh.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Yên Dũng: Lập biên bản vi phạm đối với công trình xây dựng không phép
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
Sống khỏe
-
Nhà có nhiều cửa sổ có tốt về mặt phong thủy không?
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...