Du xuân ngắm hoa đào nở, xin chữ ‘ông đồ già’

07:44 | 30/01/2025

DNTH: Cứ mỗi dịp đầu xuân, những 'ông đồ già' lại bày 'mực tàu giấy đỏ' để cho chữ, qua đó gìn giữ nét đẹp văn hóa từ ngàn xưa để lại.

Từ lâu, phong tục xin chữ, cho chữ đầu năm đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam. Ảnh: Phạm Hiếu.

Từ lâu, phong tục xin chữ, cho chữ đầu năm đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam. Ảnh: Phạm Hiếu.

Nét chữ cổ hút du khách nước ngoài

“Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua..." 

Những hình ảnh trong bài thơ “Ông đồ” của nhà thơ Vũ Đình Liên từ lâu đã trở nên quen thuộc với bao thế hệ người Việt Nam. Cho đến ngày nay, những hình ảnh quen thuộc ấy vẫn xuất hiện mỗi độ Tết đến, xuân về.

Chiều mùng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (TP Hà Nội), trong tiết trời xuân, những “ông đồ già” vẫn miệt mài cho chữ các bạn trẻ.

Là du học sinh Australia về Việt Nam ăn Tết trong dịp này, bạn Phương Anh đã đưa những người bạn Australia của mình đi xin chữ. Nhận những bức thư pháp đầy ý nghĩa trên tay, các bạn trẻ cảm thấy hết sức thích thú.

“Là một du học sinh, em có rất ít dịp để về thăm Việt Nam. Thế nên khi thấy người Việt Nam mình vẫn gìn giữ văn hóa viết thư pháp, em cảm thấy rất tự hào. Do còn đi học nên hôm nay thầy đã cho em chữ ‘Hạnh’ để gặp nhiều may mắn trong việc học hành”, bạn Phương Anh bày tỏ.

Ông đồ Nguyễn Hồng Sơn lắng nghe tâm nguyện trong năm mới của các du khách nước ngoài để cho chữ phù hợp. Ảnh: Phạm Hiếu.

Ông đồ Nguyễn Hồng Sơn lắng nghe tâm nguyện trong năm mới của các du khách nước ngoài để cho chữ phù hợp. Ảnh: Phạm Hiếu.

Không chỉ nữ du học sinh, những người bạn ngoại quốc của cô cũng đều hài lòng với bức thư pháp vừa mới xin được. Chị Addy, du khách người Australia chia sẻ: “Khi nhận được chữ, tôi cảm thấy như nhận được sự chúc phúc vào đầu năm. Tôi rất thích thú với văn hóa truyền thống của Việt Nam và cảm thấy ngưỡng mộ vì cho đến nay người Việt vẫn giữ được nét đẹp của dân tộc”.

Tục xin chữ - cho chữ đầu năm bắt nguồn từ truyền thống hiếu học, trân trọng con chữ đẹp của người dân Việt Nam. Và càng về sau, phong tục tốt đẹp này càng phổ biến hơn. 

Bảo tồn, phát huy nét đẹp văn hóa dân tộc

Theo phong tục truyền thống, người dân thường đến xin chữ về treo với hy vọng một năm mới sức khỏe, bình an, hạnh phúc, gặp nhiều may mắn. Tùy vào mục đích và lứa tuổi, người xin chữ sẽ được tư vấn chọn chữ phù hợp.

Một bạn trẻ tới xin chữ đầu năm tại Hồ Văn, di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Ảnh: Phạm Hiếu.

Một bạn trẻ tới xin chữ đầu năm tại Hồ Văn, di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Ảnh: Phạm Hiếu.

Những ước vọng tốt đẹp cho một năm mới hạnh phúc, bình an được lồng trong những nét mực uyển chuyển. Mỗi chữ thầy đồ viết không chỉ là những tác phẩm nghệ thuật thư pháp mà còn bộc lộ tấm lòng, tính cách, tâm hồn và cả sự sáng tạo của mỗi cá nhân.

Vừa viết chữ, ông đồ vừa giới thiệu ý nghĩa của từng nét cho người xin chữ để họ có thể hiểu được hết những ý nghĩa sâu sắc của từng chữ, qua đó thấu hiểu thêm về một nét đẹp văn hóa của dân tộc.

Chữ xin về thường được chủ nhà treo ở những nơi trang trọng trong nhà. Câu đối được xin về để treo đầu năm mới không chỉ nhằm trang trí cho ngôi nhà thêm phần sinh khí mới mà còn thể hiện ước vọng của chủ nhà về một năm mới bình yên, thuận lợi và may mắn.

Mỗi chữ thầy đồ viết không chỉ là những tác phẩm nghệ thuật thư pháp mà còn bộc lộ tấm lòng, tính cách, tâm hồn và cả sự sáng tạo của mỗi cá nhân. Ảnh: Phạm Hiếu.

Mỗi chữ thầy đồ viết không chỉ là những tác phẩm nghệ thuật thư pháp mà còn bộc lộ tấm lòng, tính cách, tâm hồn và cả sự sáng tạo của mỗi cá nhân. Ảnh: Phạm Hiếu.

Đã tham gia hoạt động Hội chữ Xuân ở di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám từ năm 2012, cứ mỗi năm hoa đào nở lại thấy ông đồ già Nguyễn Hồng Sơn bày mực tàu giấy đỏ, cần mẫn viết và cho chữ những ai đến xin.

Là người duy trì việc viết chữ thư pháp của các bậc thánh hiền truyền lại từ xa xưa, việc thế hệ trẻ ngày nay vẫn quan tâm, vẫn yêu và tìm hiểu về chữ cổ khiến ông đồ Nguyễn Hồng Sơn thấy rất vui và tự hào.

Những ước vọng tốt đẹp cho một năm mới hạnh phúc, bình an được lồng trong những nét mực uyển chuyển. Ảnh: Phạm Hiếu.

Những ước vọng tốt đẹp cho một năm mới hạnh phúc, bình an được lồng trong những nét mực uyển chuyển. Ảnh: Phạm Hiếu.

“Đầu năm mới, tự các bạn trẻ sẽ tìm đến và chia sẻ về tâm nguyện của bản thân trong năm mới để các ông đồ già cho chữ. Điều đó chứng tỏ nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam vẫn đang được bảo tồn và phát huy. Trong thời đại phát triển, trách nhiệm của những ông đồ già như chúng tôi là phải gìn giữ những nét đẹp ngàn xưa để lại đó”, ông Sơn bộc bạch.

Gửi gắm đôi lời đến thế hệ trẻ nhân dịp đầu xuân, ông Nguyễn Hồng Sơn nhấn mạnh, một trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam là tinh thần hiếu học. Thế nên thế hệ trẻ cần tiếp nối truyền thống ấy và nêu cao sự nghiệp học tập, trau dồi, rèn giũa bản thân để cống hiến cho non sông, đất nước.

Theo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn: https://nongnghiep.vn/du-xuan-ngam-hoa-dao-no-xin-chu-ong-do-gia-d419252.html


Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Việt Nam: Tròn 30 thực thi "Chỉ thị Vàng" cấm đốt pháo

DNTH: Ngày 1/1/1995 chỉ thị số 406/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt các loại pháo nổ, có hiệu lực, đến nay đã tròn 30 năm. Và đó vẫn được xem là một "Chỉ thị Vàng" mỗi dịp Tết đến Xuân...

'Mùng ba tết thầy' và đạo thầy trò

Phong tục "Mùng ba tết thầy" là một nét đẹp truyền thống của người Việt Nam

Thế giới ăn Tết Ất Tỵ

DNTH: Nhiều quốc gia đã trang trí đường phố và các địa điểm công cộng để chào đón năm mới Ất Tỵ 2025.

Đặc sắc 'Rực rỡ Thăng Long' chào đón giao thừa Ất Tỵ 2025

DNTH: Tối 28/1 (tức 29 Tháng Chạp năm Giáp Thìn), trước thềm năm mới Ất Tỵ 2025, tại khu vực quảng trường Mỹ Đình - Sân vận động quốc gia Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm), Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà...

Ước vọng năm mới Ất Tỵ trên mảnh đất Kinh kỳ

DNTH: Hà Nội chuẩn bị bước đến thời khắc đêm Giao thừa - đêm chuyển giao năm cũ Giáp Thìn với năm mới Ất Tỵ - tiết trời "rét ngọt".

Những lời chúc năm mới Ất Tỵ hay và ý nghĩa gửi đến người thân, đồng nghiệp và thầy cô

DNTH: Trước thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc những lời chúc năm mới ý nghĩa dành cho người thân, bạn bè, thầy cô để cùng nhau bước sang năm Ất Tỵ sức khỏe, tài lộc và hạnh...

XEM THÊM TIN