Đưa du lịch xanh và sản phẩm OCOP Quảng Bình chinh phục du khách

12:56 | 12/06/2024

DNTH: Hội nghị góp phần tuyên truyền chiến lược phát triển du lịch xanh và thúc đẩy quảng bá mạnh mẽ các sản phẩm OCOP Quảng Bình trên hành trình chinh phục du khách.

Tỉnh Quảng Bình hiện có 168 sản phẩm OCOP được công nhận (gồm 28 sản phẩm OCOP 4 sao và 140 sản phẩm OCOP 3 sao) với 107 chủ thể kinh tế. Tổng số sản phẩm OCOP của tỉnh đứng thứ 4/6 tỉnh Bắc Trung Bộ, với một số sản phẩm nổi bật như: Khoai gieo, nước mắm, hải sản khô, các sản phẩm từ dược liệu, sản phẩm nông sản như Yến, Cam, Tiêu, bột nghệ, mật ong…. 

qb2
Quảng Bình hiện có 168 sản phẩm OCOP được công nhận.

Nhằm thúc đẩy mạnh mẽ công tác tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm du lịch cũng như sản phẩm OCOP Quảng Bình đến với đông đảo cộng đồng du khách, người tiêu dùng trong và ngoài nước, Tạp chí điện tử Nhà Quản Lý phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Du lịch, Sở Công Thương, Sở Thông tin & Truyền thông tỉnh Quảng Bình và Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tổ chức Chương trình Hội nghị & Đối thoại “Du lịch xanh và Sản phẩm OCOP Quảng Bình: Hành trình chinh phục thị trường”.

qb3-min
Toàn cảnh Chương trình Hội nghị & Đối thoại “Du lịch xanh và Sản phẩm OCOP Quảng Bình: Hành trình chinh phục thị trường”.

Thời gian qua, tỉnh Quảng Bình đã cho ra mắt loạt sản phẩm du lịch mới được xây dựng và đưa vào hoạt động với mục tiêu kép là mang đến trải nghiệm tốt nhất cho du khách, đồng thời bảo đảm tôn trọng các tiêu chí về bền vững, thích nghi và phù hợp với xu thế của đổi mới điểm đến du lịch hiện nay.

Xây dựng một môi trường sinh thái dưới tán rừng, sinh vật cảnh trên mặt đất, hệ thống hang động trong lòng núi... cũng được gìn giữ, bảo vệ, tôn tạo để khai thác ngày càng hiệu quả. Đó chính là định hướng du lịch xanh, phát triển bền vững mà tỉnh Quảng Bình đã và đang hướng đến.

Song song đó, hiện nay các sản phẩm OCOP Quảng Bình đang trên hành trình chinh phục du khách trong và ngoài nước. Các sản phẩm với mục tiêu tạo đột phá trong giai đoạn tiếp theo của chương trình OCOP.

Quảng Bình đã xác định phải tích cực khơi dậy sự sáng tạo của người dân để có nhiều sản phẩm thế mạnh của địa phương tham gia OCOP. Đồng thời có chính sách cụ thể hỗ trợ sản phẩm chưa đạt chuẩn OCOP, qua đó phát huy lợi thế về cảnh quan, văn hóa và tính cộng đồng của từng địa phương.

qb4
Ông Hoàng Xuân Tân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Hoàng Xuân Tân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình nhấn mạnh: "Những năm qua, du lịch Quảng Bình đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, việc phát triển du lịch cộng đồng gắn với phát triển nông thôn mới. Trong đó, có các sản phẩm hàng lưu niệm mà OCOP là sản phẩm chủ lực. Sản phẩm OCOP tạo thêm nhiều việc làm, giúp nâng cao thu nhập cho người lao động địa phương, nhờ đó không ít gia đình trên địa bàn tỉnh có được cuộc sống khá giả hơn, góp phần vào thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới".

Tại Hội nghị & Đối thoại, đại diện Lãnh đạo các sở ngành, đơn vị, doanh nghiệp du lịch và doanh nghiệp OCOP tham gia 04 phiên đối thoại với các chủ đề: Phiên 1: Du lịch xanh – Phát triển bền vững; Phiên 2: Hành trình Mỗi xã mỗi sản phẩm OCOP; Phiên 3: Hành trình chinh phục thị trường các sản phẩm OCOP Quảng Bình; Phiên 4: Kết nối du lịch và sản phẩm OCOP.

qb5
Đại diện lãnh đạo các sở ngành, đơn vị, doanh nghiệp tham gia phiên đối thoại tại hội nghị.

Nhà báo Nguyễn Đăng Bình, Tổng biên tập Tạp chí điện tử Nhà Quản Lý, Trưởng Ban tổ chức Chương trình Hội nghị & Đối thoại cho biết: "Chúng tôi mong muốn thông qua chương trình này, với sự đóng góp ý kiến quý giá từ các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực du lịch, các doanh nghiệp du lịch, tổ chức lữ hành và đặc biệt là các chuyên gia, nhà quản lý trong lĩnh vực OCOP sẽ góp phần vào mục tiêu, chiến lược phát triển chung của toàn ngành du lịch, nông nghiệp và công thương của tỉnh Quảng Bình".

Theo Người đưa tin

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Đề xuất đình chỉ mã vùng trồng sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô tại Kon Tum

DNTH: Sau khi phát hiện nhiều bất cập trong hồ sơ và thực tế canh tác, đoàn kiểm tra tỉnh Kon Tum kiến nghị dừng hiệu lực mã vùng trồng đã cấp cho một doanh nghiệp trồng sâm Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô.

"Mở khóa" cho doanh nghiệp để gỡ khó cho cây mắc ca

DNTH: Sơn La định hướng dành quỹ đất khoảng 16.000 ha cùng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cây mắc ca.

Siết kiểm soát chất lượng để giữ thị trường Trung Quốc

DNTH: Để xuất khẩu bền vững các mặt hàng rau quả sang Trung Quốc, cần xây dựng chuỗi liên kết sản xuất thực chất từ vùng trồng, cơ sở đóng gói đến doanh nghiệp (DN) xuất khẩu, đảm bảo tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật và an toàn...

Gia Lai: Thương mại về bản, nông sản ra phố

DNTH: Giai đoạn 2021–2025, chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Gia Lai được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ và linh hoạt, góp phần nâng tầm nông sản bản địa và cải thiện sinh kế cho người...

Thủy sản Việt Nam đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị nhằm đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu

DNTH: Thủy sản Việt Nam cần tái cơ cấu chiến lược tiếp cận thị trường; trong đó trọng tâm là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng, nhằm giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tăng trưởng...

Nông dân "thất bát" vì hồ tiêu mất mùa

DNTH: Vào thời điểm đang chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch tiêu năm 2025, nhiều hộ dân tại các vùng trồng tiêu lớn của tỉnh Quảng Trị đang phải đối mặt với vụ mùa "thất bát" nhất trong những năm trở lại đây. 

XEM THÊM TIN