Đưa khoai tây về miền nắng gió
08:25 | 27/03/2025
DNTH: Khoai tây - loài cây ưa lạnh và khí hậu mát mẻ, lại sống khỏe trên vùng đất cát pha nắng gió Quảng Bình, mở ra hướng đi mới cho nông dân địa phương.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và sự khắc nghiệt của thiên nhiên, việc phát triển các mô hình nông nghiệp bền vững, hiệu quả đang trở thành một trong những hướng đi quan trọng giúp cải thiện sinh kế cho người dân.
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Trường, Viện trưởng Viện Sinh học Nông nghiệp (Học viện Nông nghiệp Việt Nam), một trong những mô hình đáng chú ý hiện nay là trồng khoai tây trên đất pha cát tại xã Lý Nam, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
“Sau khi trồng thử nghiệm khoai tây “Trắng” ở một số thời vụ khác nhau trên vùng đất pha cát thì vụ đông xuân đã cho kết quả bất ngờ, mang lại thu nhập cao cho nông dân”, ông Trường nói.

Mô hình trồng khoai tây trên vùng đất cát pha Quảng Bình. Ảnh: T. Phùng.
Bước đột phá của nông nghiệp Quảng Bình
Mô hình thử nghiệm trồng khoai tây ở vùng cát Quảng Bình do Viện Sinh học Nông nghiệp chủ trì thực hiện, Hợp tác xã Nông nghiệp An Nông liên kết với 3 hộ triển khai trồng và dự án được tổ chức KOICA (Hàn Quốc) hỗ trợ tài chính.
Theo ông Nguyễn Xuân Trường, việc đưa giống cây khoai tây vào vùng đất nắng gió Quảng Bình là điều khó khăn. Khoai tây chủ yếu được trồng ở vùng Đồng bằng sông Hồng và miền núi phía Bắc hoặc vùng Tây Nguyên - nơi có thời tiết thuận lợi.
“Chúng tôi đã thực hiện thử nghiệm nhiều mô hình trên các vùng đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, vào các thời gian khác nhau để tìm ra lịch gieo trồng có lợi thế nhất. Đó là vụ khoai tây bắt đầu từ cuối năm và thu hoạch vào đầu năm sau. Khi đó thời tiết ở Quảng Bình có nhiều mưa, lạnh và khi tiết xuân ấm áp thì thu hoạch”, ông Nguyễn Xuân Trường nói thêm.
Mô hình được thực hiện với diện tích 1,5 ha trên đất pha cát thường bị xem là khó canh tác do khả năng giữ nước và dinh dưỡng kém. Tuy nhiên, nhờ áp dụng các kỹ thuật tiên tiến như cải tạo đất, sử dụng phân bón phù hợp và chọn giống khoai tây thích nghi nên mô hình đã chứng minh được tiềm năng của đất pha cát trong sản xuất nông nghiệp.
Sau khi thu hoạch, mô hình thử nghiệm trồng khoai tây trên vùng đất pha cát cho năng suất bình quân đạt khoảng 17 tấn/ha. Ông Nguyễn Xuân Trường nhìn nhận: “Kết quả bước đầu cho thấy mô hình không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn mở ra triển vọng lớn cho nền nông nghiệp địa phương. Giúp bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, có thu nhập cao trên đồng ruộng và có thể mở rộng diện tích ra các địa phương khác”.
Cũng theo ông Trường, mô hình đã mang đến cho bà con tư duy mới về việc cải tạo đất cát pha bằng cách bổ sung phân hữu cơ, phân xanh nhằm tăng khả năng giữ nước và dinh dưỡng. Từ mô hình, bà con sẽ chủ động luân canh cây trồng, đưa phân bón hữu cơ vào ruộng để cải thiện độ phì nhiêu của đất, hạn chế sâu bệnh cho các vụ sau. Hơn nữa, nhu cầu khoai tây tại Việt Nam ngày càng lớn, đặc biệt là trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Điều này mở ra cơ hội tiêu thụ rộng lớn cho nông dân địa phương, góp phần thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp bền vững.

Ông Võ Văn Sơn chia sẻ: “Đưa khoai tây vào vùng đất cát pha mở cho bà con hướng đi mới để tăng thu nhập”. Ảnh: Việt Khánh.
Thu nhập cao cho nông dân
Trên cánh đồng ngoài, cạnh con đường bê tông rộng thuộc thôn Đông Thành, gia đình ông Võ Văn Sơn đang thu hoạch khoai tây. Lúc nghỉ tay, ông Sơn cho hay, vùng đất này trước đây bà con chuyên trồng sắn nguyên liệu. Vì sắn có thời gian sinh trưởng trên 9 tháng mới thu hoạch nên cũng chỉ làm được một vụ.
Những năm gần đây, giống sắn KM94 mà bà con đang trồng thường bị bệnh khảm lá, năng suất thấp, thu nhập của bà con cũng chỉ được 50-60 triệu đồng mỗi hecta, phần lãi không đáng kể. Gia đình ông nhận lời tham gia mô hình với diện tích khoảng 5 sào (500m2/sào). “Quá trình sản xuất được dự án hỗ trợ giống, phân bón và quy trình sản xuất nên cũng thuận lợi. Canh tác trồng khoai tây cũng không khó khăn như các loại cây truyền thống. Suốt ba tháng, cây khoai phát triển tốt, không phát hiện sâu bệnh gì nên bà con rất phấn khởi”, ông Sơn bộc bạch.
Trên ruộng, anh Chinh (con trai ông Sơn) đang lái máy cày chạy theo luống khoai để lật đất. Sau mỗi luống cày, những củ khoai tây tròn căng trồi lên từ lòng đất, phơi mình trên mặt ruộng. Ông Sơn và mấy người phụ nữ nhặt khoai xếp thành hàng trên mặt ruộng.
Với diện tích của mình, ông Sơn tính toán nhanh, sau thu hoạch, sản lượng đạt khoảng 4,8 tấn củ. giá công ty thu mua tại ruộng là 8.500 đồng/kg, thu về được hơn 39 triệu đồng. “Tính toán trừ các khoản chi phí như giống, phân bón… thì còn lãi gần 20 triệu đồng. Phần lãi này bằng trồng một hecta sắn nguyên liệu đó. Vụ tới, gia đình sẽ đưa khoảng một hecta đất trồng sắn vào canh tác khoai tây để tăng thu nhập”, ông Sơn cho hay.
Cũng tham gia mô hình trồng khoai tây vụ đông xuân, ông Võ Văn Toàn (có diện tích gần một hecta) cho biết, những tháng cuối năm, thời tiết lạnh, ôn hòa nên khoai tây phát triển tốt, cho năng suất cao. “Diện tích của tôi cho sản lượng khoảng 17-18 tấn khoai tây. Sau khi trừ chi phí còn lại khoảng 80 triệu đồng. Như vậy là rất cao so với các loại cây trồng khác”, ông Toàn chia sẻ.
Cũng theo ông Toàn, cái được tiếp theo của bà con là khi thu hoạch vụ khoai tây xong sẽ nhanh chóng làm đất, bón phân và làm tiếp vụ dưa hấu xuân hè hoặc trỉa đậu xanh, mè… Việc chuyển đổi cây trồng đã giúp cho bà con có thêm các vụ cây trồng luân canh.
“Nếu trồng sắn thì mất khoảng 9-10 tháng. Trong khi trồng khoai tây thì luân canh thêm vụ dưa hấu, vụ đậu, mè và cho đất nghỉ ngơi. Như vậy, trên diện tích đất, bà con chúng tôi đã luân canh ít nhất là ba vụ sản xuất, thu nhập sẽ tăng lên đáng kể và do bón phân nhiều nên đất cũng được “tẩm bổ” để tăng độ phì nhiêu”, ông Toàn nói thêm.
Nhiều nông dân trong vùng đã đến tham quan mô hình khoai tây vụ đông xuân để học hỏi kinh nghiệm và tính toán chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Ông Lê Văn Tân (ở xã Lý Nam) nhẩm tính nếu có một hecta trồng khoai tây, sau đó trồng vụ dưa, tiếp nữa trồng vụ đậu… thì nông dân có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm trên cánh đồng là chuyện bình thường.
Ông Đoàn Ngọc Nhân, Phó Chủ tịch UBND xã Lý Nam nhìn nhận, với những kết quả khả quan từ 1,5 ha thử nghiệm, nhiều chuyên gia đánh giá rằng mô hình trồng khoai tây trên đất pha cát tại Quảng Bình hoàn toàn có thể nhân rộng ra các khu vực có điều kiện tự nhiên tương tự. “Hiện địa phương chúng tôi có 1.200 ha đất pha cát có thể mở rộng mô hình trồng khoai tây vụ đông xuân”, ông Nhân nói.
Theo Nông nghiệp Việt Nam
Nguồn: https://nongnghiep.vn/dua-khoai-tay-ve-vung-nang-gio-d743565.html
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- đất cát pha /
- Khoai tây /
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam /
- Quảng Bình /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Người dân Nghệ An đứng ngồi không yên vì lúa không kết hạt
DNTH: Đã gần đến thời điểm thu hoạch vụ lúa Xuân 2025, nhưng nhiều hộ dân ở các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu (tỉnh Nghệ An) đứng ngồi không yên bởi gần 1.900 ha lúa thoái hóa đầu bông, gié; trổ không thoát, lép xanh, không...

Khuyến cáo nông dân tăng kiểm tra đồng ruộng, phòng trừ sâu bệnh hại lúa
DNTH: Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội, dự báo thời gian tới, một số sinh vật gây hại như chuột, bệnh đạo ôn cổ bông, bọ rầy, bệnh khô vằn, bệnh đốm sọc vi khuẩn - bạc lá trên cây lúa; sâu đục...

Chông chênh nghề nuôi cá vược
DNTH: Có lợi thế lớn về diện tích và mặt nước trải rộng nhưng nghề nuôi cá vược trên địa bàn xã Diễn Vạn vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức.

Xâm nhập mặn giảm dần từ tháng 5
DNTH: Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, những ngày cuối tháng 4, thời tiết khu vực Nam Bộ phổ biến ngày nắng, đêm có mưa rào vài nơi. Nhiều khả năng mực nước tại các trên dòng chính sông Mekong biến đổi chậm và ở...

Từ phụ phẩm thành tiền tỷ: Doanh nghiệp nhỏ làm chủ cuộc chơi nông nghiệp tuần hoàn
DNTH: Từ vỏ trái cây, bã cà phê đến chất thải chăn nuôi – những thứ từng bị bỏ đi, nay trở thành nguồn thu hàng tỷ đồng mỗi năm cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Họ không chỉ kiếm tiền từ rác, mà còn mở ra hướng đi mới cho...

Máy sấy nông sản mini cho hợp tác xã nhỏ – Vì sao chính sách hỗ trợ vẫn chưa đến tay?
DNTH: Dù đã có nhiều chương trình hỗ trợ thiết bị chế biến sau thu hoạch, thực tế cho thấy rất ít hợp tác xã (HTX) nhỏ ở nông thôn tiếp cận được với máy sấy nông sản mini – một thiết bị tưởng chừng đơn giản nhưng lại...
Đô thị cuộc sống
-
Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
-
Hưng Yên: Trung tâm Hành chính công xã Bắc Đông Quan vận hành thông suốt trong những ngày đầu thực hiện chính quyền hai...
-
Dự án Khu du lịch biển Thắng Liên được cập nhật vào Quy hoạch chung phường Hoàng Mai
-
Tiếp sức mùa thi 2025 ứng dụng công nghệ, lan tỏa tinh thần tình nguyện
-
Sống Khỏe – Năng lượng tràn đầy từ mọi hoạt động tại Eurowindow Sport Garden, dự án sắp khởi công tại Vinh
-
Hà Nội: Tái khởi công đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A
Sống khỏe
-
Tự hào là bệnh viện mắt tiên phong tại Tây Nguyên
-
Bước ngoặt y tế tại miền Trung: Vinmec Nha Trang phẫu thuật nội soi ung thư dạ dày thành công cho bệnh nhân 86 tuổi
-
Vinmec khai trương phòng khám đa khoa quốc tế hiện đại tại Vinhomes Grand Park
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên: Hành trình 7 năm trao ánh mắt, tặng nụ cười
-
Cấp cứu thành công một bệnh nhân người Campuchia bị tai nạn lao động
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...