Đường đi cho nông - lâm - thủy sản năm 2021
11:17 | 25/08/2021
DNTH: Dù diễn biến hết sức phức tạp của dịch Covid – 19, nhưng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) vẫn đặt mục đích đảm bảo an ninh lương thực và phấn đấu xuất khẩu hàng nông - lâm - thủy sản đạt mục tiêu đề ra.
Tín hiệu vui của 6 tháng đầu năm
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, 6 tháng đầu năm, cả nước đã gieo cấy được khoảng 5,23 triệu ha lúa, tương đương cùng kỳ năm 2020, năng suất đạt 67,7 tạ/ha, tăng khoảng 1,5 tạ/ha, sản lượng đạt 21,58 triệu tấn (riêng vụ đông xuân sản lượng 20,5 triệu tấn, tăng 673 nghìn tấn so với vụ đông xuân năm 2020), đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước, chế biến, sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và xuất khẩu.

Mặc dù tiếp tục chịu tác động từ đại dịch Covid - 19, nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2021 vẫn tăng mạnh, vượt kế hoạch đề ra, đạt 24,23 tỷ USD, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó, nông sản chính đạt 10,40 tỷ USD, tăng 13,3%; thủy sản 4,12 tỷ USD, tăng 14,4%; lâm sản 8,7 tỷ USD, tăng 61,5%...
Đóng góp vào thành công đó, có những mặt hàng với kim ngạch xuất khẩu tăng cao, gồm: cao su, chè, hồ tiêu, hạt điều, rau quả và trái cây, sắn và sản phẩm từ sắn, gỗ và sản phẩm gỗ, mây, tre, cói thảm… trong đó, cao su, chè, rau quả, hạt điều, sắn và sản phẩm từ sắn tăng cả khối lượng và giá trị xuất khẩu. Cụ thể: cao su (tăng 41,3% khối lượng và 80% giá trị), chè (tăng 0,1% và giá trị 4,5%), hạt điều (tăng 22,2% khối lượng và 11,1% giá trị), sắn và sản phẩm từ sắn (tăng 16,3% khối lượng và 30,5% giá trị). Riêng hồ tiêu dù khối lượng xuất khẩu giảm (đạt 155 nghìn tấn, giảm 6,7%), nhưng nhờ giá xuất khẩu tăng nên giá trị xuất khẩu vẫn tăng (đạt 499 triệu USD, tăng 40,5%). Những mặt hàng khác tăng giá trị chủ yếu nhờ khối lượng như: gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 8,1 tỷ USD (tăng 74,8%), mây, tre, cói thảm đạt khoảng 447 triệu USD (tăng 78,8%); tôm 1,66 tỷ USD, tăng 8,5%. xuất khẩu cá ngừ đạt 364 triệu USD, tăng 24%; xuất khẩu mực, bạch tuộc tăng 15%, đạt 277 triệu USD.
Giải pháp trọng tâm những tháng cuối năm
Bộ NN&PTNT cho biết sẽ thúc đẩy thiết lập các vùng đệm để tập kết hàng hóa, cùng các địa phương xác định và xây dựng “luồng xanh”, “vùng xanh” cho nông sản để không làm đứt gãy chuỗi cung ứng.
Đến tháng 7 năm 2021, sản xuất nông - lâm - thủy sản đã đảm bảo lương thực - thực phẩm phục vụ tốt cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tính riêng tháng 7/2021 kim ngạch xuất khẩu ước đạt 4,2 tỷ USD, giảm 9,5% so với tháng 6/2021, do ngành phải đối mặt với nhiều khó khăn về tiêu thụ nông sản, đặc biệt đối với những sản phẩm vào chính vụ thu hoạch tại những địa phương phải áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid - 19.
Dự báo dịch Covid - 19 dự kiến còn phức tạp nên Bộ NN&PTNT nhận định sẽ ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất nông - lâm - thủy sản, đặc biệt tại các địa phương phải áp dụng giãn cách xã hội. Trong khi tháng 8, nhiều loại nông sản, trái cây vào vụ thu hoạch nên dễ xảy ra nguy cơ dư nguồn hàng nông sản, lương thực ở vùng sản xuất nhưng lại thiếu hàng ở một số địa phương phải áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch.
Riêng về rau củ quả, trong tháng 8/2021, ước tính sản lượng ở phía Nam lên tới hơn 1,1 triệu tấn, trong khi nhu cầu tiêu dùng chỉ 500.000 tấn. Một số loại trái cây có sản lượng lớn như: xoài 40.000 tấn, chuối 109.000 tấn, sầu riêng 75.000 tấn, cam 40.000 tấn, nhãn 40.500 tấn…
“Thị trường xuất khẩu nông sản truyền thống sang Trung Quốc đang ngày càng thắt chặt các quy định về xuất nhập khẩu hàng hóa từ vùng có dịch của Việt Nam” - Bộ NN&PTNT nêu khó khăn hiện tại.
Hiện nay, hệ thống Logistics kho lạnh phục vụ bảo quản nông sản trong nước còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu bảo quản nông sản, thủy sản phục vụ chế biến và xuất khẩu, nhất là vựa cây trái Đồng bằng sông Cửu Long.
Để khắc phục những khó khăn, vướng mắc trên, Bộ NN&PTNT đưa ra phương án điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp với điều kiện thời tiết, diễn biến dịch Covid - 19 tại từng tỉnh, thành phố nhằm đảm bảo cung ứng tốt lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, xuất khẩu. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển thị trường, tháo gỡ rào cản, tạo thuận lợi cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Bộ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan chức năng thúc đẩy mở cửa thị trường nông sản với các nước như: Peru, Úc..; chủ động nghiên cứu, dự báo, tận dụng lợi thế từ FTAs để thúc đẩy xuất khẩu nông sản. Thúc đẩy lưu thông, thương mại biên giới, nắm bắt tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản.
Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT cũng phối hợp với các Đại sứ quán Thương vụ Việt Nam tại các nước xây dựng các kênh trao đổi, cung cấp thông tin các thị trường xuất khẩu trọng tâm như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, EU và Trung Quốc… để phân tích, đánh giá, dự báo thị trường nông sản trong và sau đại dịch Covid - 19, từ đó đề ra giải pháp ứng phó kịp thời; trao đổi Tham tán nông nghiệp kết nối với các địa phương, doanh nghiệp để xuất khẩu, phối hợp với Bộ Công thương tiếp tục tháo gỡ các khó khăn, tạo điều kiện cho thương nhân Trung Quốc được nhập cảnh, đàm phán thu mua vải thiều; đàm phán với các nước để kết nối, thúc đẩy xuất khẩu trái cây, thủy sản sang Trung Quốc, Thái Lan, EU...
Bộ NN&PTNT cũng đề ra những phương án, hướng dẫn địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh điều chỉnh phương thức kinh doanh của các chợ đầu mối, chợ truyền thống trên địa bàn, rà soát hoạt động cung ứng hàng hóa của các thương nhân kinh doanh mặt hàng chủ lực, thiết lập điểm tập kết hàng hóa tạm thời. Thúc đẩy thiết lập các vùng đệm để tập kết hàng hóa, cùng các địa phương xác định và xây dựng “luồng xanh”, “vùng xanh” cho nông sản để không làm đứt gãy chuỗi cung ứng, nhất là các nông sản có sản lượng lớn, thời vụ thu hoạch, thời gian bảo quản ngắn... phấn đấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng 3,2 - 3,5%, trong đó: sản lượng lúa trên 43,19 triệu tấn; sản lượng thịt lợn đạt khoảng 4,1 triệu tấn, thịt gia cầm 1,9 triệu tấn; tổng sản lượng thủy sản 8,7 triệu tấn; giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng 3,75%... đạt tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành là 3 - 3,2%.
Để đạt được mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp năm 2021 khoảng 45 tỷ USD (cao hơn kế hoạch Chính phủ giao 3 tỷ USD), Bộ NN&PTNT sẽ phải tập trung thực hiện các giải pháp tác động vào các sản phẩm chủ lực xuất khẩu có triển vọng và khả năng tăng giá trị xuất khẩu cao để bù vào những sản phẩm dự kiến có khả năng không đạt chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu.
Quang Vinh
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Giải pháp trọng tâm những tháng cuối năm /
- xuất khẩu hàng nông - lâm - thủy sản /
- Bộ NN&PTNT /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Ớt chỉ thiên giá 68.000đ/kg, nông dân lãi to dù mất mùa
DNTH: Năm nay do ảnh hưởng thời tiết mưa lạnh kéo dài khiến năng suất ớt giảm, nhưng giá ớt đang rất cao nên nông dân vẫn lãi to.

Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sẽ chịu thiệt hại vì thuế đối ứng của Mỹ
DNTH: Chính quyền Donald Trump áp thuế nhập khẩu chung và thuế đối ứng với từng đối tác thương mại, trước mắt sẽ gây tổn thất cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.

Tìm hướng đi cho sàn giao dịch nông sản
DNTH: Các sàn giao dịch nông sản đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối nông dân với thị trường, giúp nâng cao giá trị nông sản và đảm bảo tính minh bạch trong giao dịch. Tuy nhiên, để các sàn này hoạt động hiệu quả và thực sự...

Hà Tĩnh: ngư dân vui mừng trúng đậm hàng tấn cá trích biển
DNTH: Thời tiết thuận lợi, ngư dân vùng ven biển tỉnh Hà Tĩnh vui mừng trúng đậm hàng tấn cá trích, mang về nguồn thu nhập rất lớn sau mỗi chuyến đi biển.

Kiểm soát chặt dư lượng kim loại nặng và chất vàng O
DNTH: Ngành chức năng tỉnh Lâm Đồng đề nghị kiểm tra, giám sát chặt các đối tượng kiểm dịch thực vật và dư lượng kim loại nặng Cadimi cùng chất vàng O trên sầu riêng.

Câu chuyện lúa gạo
DNTH: Trái với không khí hồ hởi năm 2024 khi giá lúa tăng kỷ lục, vượt qua nhiều quốc gia xuất khẩu truyền thống, là nỗi buồn ngay từ đầu năm mới.
Đô thị cuộc sống
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...