Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông linh hoạt hơn khi cho khách hàng mang theo xe đạp gấp lên tàu
17:26 | 15/07/2022
DNTH: Sau 8 tháng hoạt động, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đã được người dân sinh sống và làm việc tại Thủ Đô vui vẻ sử dụng làm phương tiện di chuyển hàng ngày.

Theo thống kê (từ 6/11/2021 - 24/6/2022), tuyến đường sắt đô thị (ĐSĐT) số 2A Cát Linh - Hà Đông đã vận chuyển 3.846.579 lượt hành khách, trung bình hơn 16.000 lượt hành khách/ngày. Đặc biệt, tuyến ĐSĐT này đã có 231 ngày vận hành an toàn.
Lãnh đạo Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội cho biết: “chúng tôi đã phối hợp với Trường Đại học Giao thông vận tải, tiến hành khảo sát 1.384 người sử dụng ĐSĐT thường xuyên, với 85% hành khách có độ tuổi dưới 45”. Kết quả cho thấy, có 54% số người được hỏi mua vé tháng, 52% đi lại thường xuyên bằng tàu điện; 7% hành khách mua vé tháng cả tàu điện và xe buýt. 47% hành khách sử dụng tàu điện đi làm, 45% là học sinh, sinh viên đi học và 8% đi tàu điện với mục đích khác. 60% người được hỏi có từ 1 - 2 chiếc xe máy. Đặc biệt 18% người đi tàu hiện nay có ô tô cá nhân nhưng vẫn sử dụng tàu điện để đi lại thường xuyên.
Thạc sĩ Đỗ Cao Phan - chuyên gia giao thông nhận định về ĐSĐT: “một ngày một tuyến tàu điện có thể vận chuyển bằng khoảng 300 lượt xe buýt thường, lại nhanh chóng, an toàn, thuận tiện. Những con số này cho thấy rõ vị thế chiến lược đặc biệt quan trọng của ĐSĐT đối với giao thông Hà Nội”.
Anh Tài, 30 tuổi hiện sống tại Giảng Võ, Hà Nội cho biết, “anh thường xuyên sử dụng tàu điện trên cao vào khoảng 7 giờ 30 sáng và 5 rưỡi chiều hàng ngày”.

Trong một chia sẻ, Tổng Giám đốc Vũ Hồng Trường cho biết: “bên cạnh việc đảm bảo an toàn cho hành khách trong quá trình vận hành tàu, công ty cũng đang tập trung nâng cao chất lượng phục vụ hành khách”. Thời gian gần đây, có một số hành khách trang bị xe đạp gấp để đưa lên tàu. Dù nội quy chung của tàu điện là không được mang theo hàng hóa cồng kềnh, tuy nhiên, trên tinh thần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hành khách khi các điểm trông giữ phương tiện cá nhân còn hạn chế, công ty đã cho khách đi tàu mang theo xe đạp gấp, với điều kiện không làm ảnh hưởng đến không gian chung. Trong tương lai, khi hành khách đi tàu ngày cành đông hơn, việc mang xe đạp gấp sẽ được nghiên cứu, điều chỉnh lại sao cho phù hợp.

Một gia đình từ Sài Gòn đưa các con đi chơi và thăm nhà người thân tại Hà Nội chia sẻ trải nghiệm của gia đình: anh chị và các cháu rất vui vì được ngắm khung cảnh Hà Nội từ tàu điện trên cao.
Chị C, sinh sống tại Văn Cao, Hà Nội lựa chọn tàu trên cao để di chuyển, chị sử dụng mua vé tháng để đi làm hàng ngày cho biết: "di chuyển bằng tàu điện khá nhanh, cung đường đi làm rất tiện cho chị. Ngoài ra, chị còn tránh được cảnh tắc đường và khói bụi giờ cao điểm. Thêm nữa, ngồi trên tàu rất mát nên đây là sự lựa chọn phù hợp.”

Bạn T, 23 tuổi, sinh sống tại Long Biên Hà Nội chia sẻ cảm nhận: “mình thấy rất thích khi lựa chọn phương tiện này, vì vừa được ngắm cảnh đẹp, vừa có thể "sống ảo". Không những vậy mà còn được tận hưởng điều hòa mát, nếu nhà mình có gần khu vực này mình cũng sẽ sử dụng thường xuyên phương tiện này.”
Nhiều chuyên gia còn cho rằng, để khai thác triệt để lợi thế của ĐSĐT, tạo thuận lợi tối đa cho người dân đi lại, Hà Nội cần nhanh chóng triển khai, đưa thêm các tuyến ĐSĐT khác vào vận hành. Hiện nhiều dự án ĐSĐT của thành phố đang gặp không ít khó khăn, chậm tiến độ, dẫn đến hạn chế khả năng tiếp cận của người dân đối với loại hình vận tải công cộng ưu việt này.
ĐSĐT cũng như mọi loại hình vận tải công cộng khác cần được kết nối xuyên suốt, rộng khắp và thuận tiện cho người dân chuyển đổi. Hà Nội đã có điều chỉnh kịp thời để kết nối chặt chẽ ĐSĐT với mạng lưới xe buýt, taxi… nhưng kết nối giữa các tuyến ĐSĐT lại chưa được hình thành vì cả thành phố mới có một tuyến đi vào hoạt động. Khoảng trống của ĐSĐT không chỉ hạn chế năng lực của mạng lưới vận tải công cộng nói chung mà còn khiến chính tuyến ĐSĐT số 2A nói riêng chưa phát huy được hết ưu điểm của nó.

Toàn cảnh nhà ga Cát Linh. Sát với cổng vào ở bên dưới đường là điểm gửi xe đạp và xe máy giá gửi từ 3.000 đồng đến 12.000 đồng tùy vào loại xe và thời gian gửi ngày hay đêm hoặc cả ngày cả đêm.

Tiện lợi hơn, ở tại các điểm nhà ga đều có đủ các thang máy đi lên xuống dành cho người khuyết tật, đầy đủ vệ sinh và cầu thang cuốn từ tầng 1.

Dưới các ga tàu điện trên cao ở cả 2 chiều đều rất gần các điểm chờ xe buýt, giúp người dân sử dụng các phương tiện công cộng được thuận lợi.
Với những lợi thế và tiện ích mà tuyến ĐSĐT mang lại và sự hài lòng của người dân đối với loại hình mới này, rất cần sự tập trung, quyết liệt hơn nữa của các cấp lãnh đạo thành phố, nhằm thúc đẩy các dự án ĐSĐT sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng. Qua đó, góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường, giúp Thủ đô xanh - sạch - đẹp - văn minh hơn.
Bảo Quang (T/h)
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Cát Linh - Hà Đông /
- tàu điện trên cao /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
DNTH: Thị trường tã, bỉm cho trẻ em tại Việt Nam đang chứng kiến sự xuất hiện của rất nhiều các sản phẩm gắn mác "nhập khẩu". Tuy nhiên, đằng sau những lời quảng cáo hoa mỹ về "bỉm Hàn, Nhật cao cấp" là những chiêu trò mập mờ...

Chuyện nhỏ mà không nhỏ cùng lon sữa Hismart tại Khánh Hòa
DNTH: Đối với nhiều em bé, uống sữa là một điều hiển nhiên – một thói quen mỗi sáng trước khi đến lớp, một ly sữa ấm trước giờ đi ngủ. Nhưng với nhiều em nhỏ tại Khánh Hòa, việc uống sữa lại trở thành một điều xa xỉ....

2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
DNTH: Tháng 4/2025, công chức, viên chức, người lao động có liên tiếp 2 kỳ nghỉ lễ, gồm Giỗ Tổ Hùng Vương nghỉ 3 ngày, Chiến thắng 30/4 và Quốc tế lao động 1/5 nghỉ 5 ngày.

Tận hưởng phong cách sống Dolce Far Niente nơi tổ hợp Newtown Diamond tại Đà Nẵng
DNTH: Nếu đến các thành phố ở Ý, sau khoảng 1 giờ trưa, bạn sẽ thấy một cảnh tượng khác thường: hàng quán đóng cửa và phố xá vắng người qua lại. Lý do thật đơn giản: Người dân nơi đây đang nghỉ trưa, và đó là bí quyết cho...

Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
DNTH: Dự báo mùa hè năm 2025, nhiều khả năng nắng nóng sẽ không gay gắt và kéo dài như năm 2024.

Hà Nội đầu tư gần 100 tỷ đồng làm sạch Hồ Tây
DNTH: UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống thu gom nước thải xung quanh khu vực hồ Tây trên dịa bàn quận Tây Hồ, với mức đầu tư dự kiến trên 99 tỷ đồng từ ngân...
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...