EU cảnh báo vi phạm đối với nông sản Việt: Cần làm gì để xuất khẩu bền vững?
20:11 | 23/01/2024
DNTH: Thời gian qua một số sản phẩm nông sản của Việt Nam bị EU đưa vào diện cảnh báo. Các chuyên gia cho rằng, để xuất khẩu bền vững, hàng Việt Nam cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của EU.
Liên tiếp nhận cảnh báo
Vừa qua, Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và châu Âu (EU) thông tin EU vừa đăng công báo quy định mới của EU về các biện pháp khẩn cấp và tạm thời đối với kiểm soát an toàn thực phẩm, hiệu lực sau 20 ngày kể từ ngày đăng công báo là 17/1, tức khoảng ngày 6/2.
Theo đó, các mặt hàng của Việt Nam vào EU sẽ chịu giám sát tại cửa khẩu là ớt chuông, mì ăn liền và sầu riêng với tần suất kiểm tra tương ứng là 50%, 20% và 10%. Như vậy, đây là lần đầu tiên sầu riêng của Việt Nam xuất khẩu vào EU bị đưa vào diện kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu ngay tại cửa khẩu với tần suất 10%.
Lý do EU đưa ra là dữ liệu từ hệ thống báo cáo các vấn đề an toàn thực phẩm trong EU (RASFF) và thông tin về các biện pháp kiểm soát chính thức do các quốc gia thành viên thực hiện cho thấy sự xuất hiện của những rủi ro mới đối với sức khỏe con người liên quan đến các lô hàng sầu riêng (Durio zibethinus) từ Việt Nam do có thể bị ô nhiễm bởi dư lượng thuốc trừ sâu.
Do đó, cần tăng cường mức độ kiểm soát chính thức đối với việc nhập khẩu mặt hàng sầu riêng từ Việt Nam. Vì vậy, sầu riêng được đưa vào phụ lục I của quy định thực hiện (EU) 2019/1793, với tần suất nhận dạng và kiểm tra thực tế được đặt ở mức 10% các lô hàng vào EU. Thông báo có nêu 2 chủng loại sầu riêng áp dụng quy định này là sản phẩm dạng tươi và dạng mát dùng làm thực phẩm.
Cũng tại quy định này, đậu bắp và thanh long vẫn nằm trong phụ lục II (thêm yêu cầu giấy chứng nhận chất lượng từ Việt Nam) với tần suất kiểm tra tương ứng là 50% và 20% tại cửa khẩu EU.
Theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), chỉ trong 10 tháng năm 2023, EU đã phát đi 3.900 cảnh báo cho tất cả các nước xuất khẩu nông sản sang thị trường EU. Trong đó Việt Nam có gần 60 cảnh báo với 40% cảnh báo về rau quả liên quan đến vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Cũng về vấn đề này, trước đó, ngày 01/9/2023, Ủy ban châu Âu cũng đã công bố Quy định được ủy quyền công bố số 2023/1674 ngày 19 tháng 6 năm 2023, sửa đổi Quy định được ủy quyền (EU) 2021/630 liên quan đến một số chênh lệch và chế phẩm làm đồ uống có chứa ca cao, một số thực phẩm chế biến từ ngũ cốc hoặc các sản phẩm ngũ cốc, một số thực phẩm chế biến sẵn làm từ gạo và các loại ngũ cốc khác, một số loại khoai tây chiên và khoai tây chiên giòn và một số loại nước sốt, gia vị thuộc danh mục sản phẩm tổng hợp được miễn kiểm soát chính thức tại các trạm kiểm soát biên giới và sửa đổi Phụ lục I và III của Quy định được ủy quyền (EU) 2019/2122.
Theo đó, EU quy định bắt buộc kiểm tra tại cửa khẩu nhiều mặt hàng thịt, sữa, mỳ pasta, rau.... Các sản phẩm này được quy định tại điều 2 của Quy định ủy quyền.
Chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm
Mỗi năm EU nhập khẩu hơn 160 tỷ USD các mặt hàng nông sản, tuy nhiên trong đó chỉ có khoảng 4% từ Việt Nam, cho thấy giá trị và kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang EU vẫn ở mức thấp so với tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam, cũng như nhu cầu nhập khẩu của EU.
Với thế mạnh là quốc gia có nền nông nghiệp phát triển lâu đời, cũng là đất nước được biết đến nhiều sản phẩm nông nghiệp nổi bật, hàng Việt Nam cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm những mặt hàng đang là thế mạnh đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của EU, từ đó là nền tảng để tăng tổng sản lượng hàng nông sản, và đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu.
Để xuất khẩu bền vững buộc doanh nghiệp Việt Nam phải chuyển đổi sang phát triển sản xuất xanh, ứng dụng công nghệ tiêu chuẩn cao để đảm bảo cung cấp sản phẩm xanh, sạch, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trường của EU và tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng bền vững của thị trường.
Theo ông Đinh Sỹ Minh Lăng - Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương), các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng hàng hóa, đáp ứng các yêu cầu về xuất xứ hàng hóa để nhận được ưu đãi. Đồng thời, cần tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu, yêu cầu của nước sở tại, thậm chí là thói quen tiêu dùng, sở thích của người dân như hàng hóa thân thiện với môi trường, có thể tái sử dụng, dán nhãn carbon, có chứng nhận tự nguyện về môi trường, đảm bảo về lao động…
Theo các chuyên gia, các doanh nghiệp cần chuyển từ mô hình sản xuất và xuất khẩu chỉ tập trung vào sản lượng sang mô hình sản xuất hiện đại, chú trọng tới yếu tố môi trường và phát triển bền vững, đồng thời với việc chuyển đổi số và áp dụng các công nghệ mới trong hoạt động sản xuất. Đồng thời, cần đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để tạo ra các công nghệ và sản phẩm mới đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững EU đặt ra.
Một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam vào EU hiện nay là nông sản. Để đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường này, Bộ Công Thương đã lưu ý các doanh nghiệp khi xuất khẩu các sản phẩm nông sản sang EU cần chú ý đáp ứng đầy đủ các quy định nhập khẩu khác, đặc biệt là các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật, ghi nhãn… Các quy định nhập khẩu của EU đối với nông sản nói chung và rau quả nói riêng rất khắt khe và thay đổi thường xuyên nên doanh nghiệp xuất khẩu phải liên tục cập nhật và kết nối chặt chẽ với nhà nhập khẩu để đáp ứng các quy định đưa ra.
Nhấn mạnh, điều quan trọng nhất hiện nay là uy tín và chất lượng sản phẩm trong xuất khẩu, ông Trần Tuấn Minh, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư Việt Nam - Asean, cũng lưu ý doanh nghiệp cần phải giữ ổn định chất lượng sản phẩm, các lô hàng phải đồng đều nhau, tránh tình trạng những lô đầu tốt, những lô sau bị kém chất lượng là bị trả về và mất khách hàng.
Bên cạnh đó, cần có sự đồng bộ từ cơ sở sản xuất, từ người nông dân, tới chủ vựa, các đơn vị cung cấp dịch vụ logistics, đơn vị xúc tiến thương mại và cả về phía đối tác nhập khẩu. Từ đó thiết lập một chuỗi cung ứng bền vững, hoạt động trơn tru.
Theo ông Neil Như Nguyễn, Tổng giám đốc Công ty tư vấn xuất nhập khẩu Việt Nam - EU, EVFTA là điều kiện thuận lợi nhưng không phải là “biển xanh” giúp doanh nghiệp, hàng hoá Việt Nam vượt qua mọi trở ngại và cũng không phải nhà nhập khẩu EU luôn đứng chờ hàng Việt Nam. Vì vậy, bản thân doanh nghiệp, hàng hoá Việt Nam phải đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn mới có thể bước vào thị trường EU cũng như tận dụng được ưu đãi từ hiệp định này.
Về việc tìm khách hàng thông qua các hội chợ là phương thức đang được doanh nghiệp Việt Nam sử dụng phổ biến, song không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả. Bởi doanh nghiệp trong nước chưa tạo được thị trường để đối tác biết đến, chưa đủ uy tín để tin tưởng.
Cùng chuyên mục
- Tags:
- Tiêu chuẩn EU /
- Xuất khẩu bền vững /
- sản phẩm nông sản /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Giá cà phê vượt đỉnh
Giá cà phê Arabica vừa thiết lập đỉnh mới, cao nhất trong 27 năm trở lại.
Dồn sức sản xuất 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải
DNTH: Chiều 21/11, Đoàn công tác Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam do Đại sứ Marc E. Knapper làm Trưởng đoàn đã đến tham quan mô hình nông nghiệp tuần hoàn từ rơm, công nghệ sản xuất phân hữu cơ từ rơm và mô hình trồng nấm rơm...
Chủ tịch Quốc hội dự lễ tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, HTX tiêu biểu toàn quốc 2024
DNTH: Tối 14/10, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc, biểu dương hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024 nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt...
Ngành nông nghiệp và WB bàn giải pháp hỗ trợ đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
DNTH: Chiều 23/9 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam đã họp với Đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới (WB) về các bước chuẩn bị ký Thỏa thuận chi trả giảm phát thải (ERPA) với Quỹ Tài...
Bước tiến số từ mô hình điểm “thôn thông minh” tại xã Phúc Hoà
DNTH: Với chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu, xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đã triển khai mô hình điểm "thôn thông minh" bước...
Thách thức chuyển đổi phù hợp với thị trường
DNTH: Trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, từ biến đổi khí hậu đến cạnh tranh trên thị trường quốc tế, việc tìm kiếm các giải pháp để phát triển chuỗi giá trị hàng nông sản đã trở thành nhiệm vụ cấp...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...