EVFTA cơ hội mới, mục tiêu mới cho thép Việt
06:57 | 20/06/2020
DNTH: So với các ngành hàng khác, ngành thép không có những cơ hội rõ ràng khi EVFTA có hiệu lực. Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp thép Việt Nam có những bước chuẩn bị rất tốt thời gian qua đã mở ra cơ hội mới cho ngành này trong thời gian tới.
Cơ hội ít khó khăn nhiều
Ngành thép đã hứng chịu nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại từ Mỹ và các nước ASEAN trong nhiều năm qua. Vụ kiện gây ảnh hưởng lớn nhất của ngành này trong những năm trở lại đây là việc Bộ thương mại Mỹ áp thuế lên tới 456% với một số sản phẩm thép cụ thể từ Việt Nam xuất sang sử dụng nguyên liệu có xuất xứ từ Hàn Quốc, Đài Loan. Chính từ những vụ kiện như thế này đã khiến ngành thép chịu nhiều tổn thất.
EVFTA được thông qua, với những ngành hàng khác cơ hội đến rất nhiều, tuy nhiên với ngành thép là không rõ ràng. Theo ông Vũ Văn Thanh – Phó TGĐ Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen, khó khăn lớn nhất là chất lượng sản phẩm, vì thị trường châu Âu đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng. Các sản phẩm thép của Việt Nam phải cải tiến công nghệ kỹ thuật mới đáp ứng được tiêu chuẩn của đối tác tại thị trường châu Âu. “Thứ hai là nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, chúng ta phải rõ ràng minh bạch về nguồn gốc xuất xứ mới làm ăn được với họ. Một vấn đề nữa là vấn đề dịch vụ, trước trong và sau bán hàng phải thật tốt mới có thể làm việc được với các đối tác tại thị trường này”, ông Thanh chia sẻ.
Chung quan điểm, đại diện Công ty Cổ phần Tôn Đông Á cho rằng, ngoài việc rõ ràng, minh bạch về nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu thì tiêu chuẩn chất lượng cũng là một trong những thách thức lớn nhất.
Ông Nguyễn Thanh Trung – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty Cổ phần Tôn Đông Á cho biết: “Xuất khẩu đi châu Âu thì đối với ngành thép lá mạ Việt Nam cái chính vẫn là chất lượng theo yêu cầu của khách hàng và mục tiêu sản phẩm cuối cùng của khách hàng để đi vào người tiêu dùng ở tại châu Âu như thế nào thì mình phải đáp ứng được. Tôi cho rằng vấn đề chất lượng vẫn là quan trọng nhất. Đáp ứng được tiêu chuẩn của châu Âu, chúng ta sẽ xây dựng được hình ảnh tốt đẹp, ổn định và lâu dài có uy tín trên toàn cầu”.
![]() |
Thép Việt phải đáp ứng được chất lượng và nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu nếu muốn xuất sang thị trường Châu Âu. Ảnh: Trần Hùng |
Trong khi đó, nguồn nguyên liệu trong nước chỉ mới đáp ứng được khoảng 1,7 triệu tấn, còn nhập khẩu là xấp xỉ 3,25 triệu tấn thép cán nóng từ nhiều nước. Trong đó, nhập khẩu từ Hàn Quốc, Đài Loan chỉ chiếm 15-16%, phần còn lại từ nhiều nguồn khác như Nhật, Bỉ, Áo.
Nguồn cung thép cán nóng từ thị trường trong nước chỉ mới đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu. Con số này được kỳ vọng sẽ tăng lên 70 đến 80% trong thời gian tới khi có sự tham gia từ nhà máy của Tập đoàn Hòa Phát.
Một vấn đề khác mà doanh nghiệp cũng cần lưu tâm là thời gian gần đây chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và EU cũng không ngoại lệ khi áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại rất chặt chẽ với thép nhập khẩu. Và tất cả các quốc gia nhập khẩu đều phải chịu những biện pháp phòng vệ này.Điển hình là sản phẩm thép của Việt Nam khi tiếp cận EU vào năm 2018 thì thị trường này đã áp dụng ngay phòng vệ thương mại. Đến 2019 xuất khẩu ảnh hưởng, giảm 23% giảm giá trị và 19% sản lượng.
![]() |
Khó khăn nhiều hơn cơ hội cho ngành thép khi EVFTA thực thi. Ảnh Trần Hùng |
Mặc dù khó khăn không hề ít nhưng với EVFTA ngành thép vẫn có những thuận lợi nhất định. Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Thép Việt Nam, xuất khẩu thép từ đầu năm đến nay đạt hơn 815.000 tấn với kim ngạch 454 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2019, tăng tới 47% về lượng và tăng 24% về giá trị.
Trong đó xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á đạt khoảng 494.000 tấn, giá trị 263 triệu USD, chiếm 60% tổng lượng xuất khẩu và 57,8% kim ngạch. Riêng thị trường các nước châu Âu mới chỉ đạt 3,18%.
Mặc dù số liệu về xuất khẩu của ngành thép khả quan hơn rất nhiều so với năm 2019, song tỷ lệ xuất khẩu sang riêng khối EU đã giảm hơn 1/2 so với cùng kỳ năm trước.
Với những con số kể trên có thể thấy, thị trường châu Âu chiếm rất ít trong tỉ trọng xuất khẩu sắt thép của Việt Nam. Nay EVFTA được đôi bên thông qua với những điều khoản có lợi cho các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam. Đồng thời hiệp định này cũng mở ra cơ hội lớn cho ngành thép.
Nâng tầm thép Việt đón đầu cơ hội
Theo đại diện Hoa Sen, kết thúc Quý II niên độ tài chính 2019 – 2020 vào ngày 31.03.2020, đơn vị này đạt lợi nhuận 200 tỉ đồng. So với cùng kỳ tăng trưởng 277%, lũy kế 7 tháng lợi nhuận đạt được 472 tỷ đồng. Trong đó mảng xuất khẩu vẫn chiếm phần lớn giá trị. Thị trường châu Âu đóng góp không đáng kể.
EVFTA dự kiến sẽ được thực thi vào ngày 1/8 tới mở ra cơ hội cho đơn vị này mở rộng hơn nữa thị phần xuất khẩu tại thị trường -hcâu Âu.
“Thời gian gần đây chúng tôi đã nghiên cứu cải tiến kỹ thuật để nâng chất lượng sản phẩm để đáp ứng các tiêu chuẩn của châu Âu. Thứ 2 là chúng tôi nâng cấp hoạt động sản xuất cung ứng, để giao hàng nhanh, đúng hạn đối với khách hàng tại châu Âu. Ngoài ra chúng tôi còn phát triển, nâng cấp kênh bán hàng tại châu Âu. Trước khi EVFTA có hiệu lực chúng tôi đã xuất khẩu qua châu Âu rồi. Tôi tin là EVFTA có hiệu lực càng khiến cơ hội mở rộng hơn nữa. Sản lượng và giá trị của Hoa Sen sẽ tăng mạnh trong thời gian tới”, ông Vũ Văn Thanh cho biết.
Với Công ty TNHH Thương mại Thép Toàn Thắng, từ trước đến nay đơn vị này chưa có những hoạt động xuất khẩu sang thị trường EU, chỉ tập trung xuất qua thị trường Đông Nam Á và tiêu thụ nội địa. Hiệp định EVFTA được thông qua là một tín hiệu tốt với Thép Toàn Thắng. Với cơ hội phía trước, công ty này đã có những bước chuẩn bị để mở rộng thị trường trong thời gian tới.
“Chúng tôi tiếp tục từng bước một tìm hiểu thị truờng, tìm kiếm khách hàng tại châu âu. Nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ để làm sao đáp ứng đc tiêu chuẩn ISO 9001.2015. Đế xuất khẩu qua Châu Âu bền vững lâu dài”, ông Đoàn Danh Tuấn – Chủ tịch HĐTV kiêm TGĐ Công ty TNHH Thương mại Thép Toàn Thắng nói.
Về phía Tôn Đông Á, đại diện đơn vị này cho biết đã quá quen với thông lệ về nguồn gốc xuất xứ vì công ty đã xuất đi Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới trong nhiều năm qua. Với thị trường Mỹ thị trường này đòi hỏi rất khắt khe về nguồn gốc xuất xứ. Từ 4 năm nay, Tôn Đông Á dùng nguyên liệu thép cán nóng mua từ Formosa và nhập một số nguyên liệu từ Nhật Bản. Những nguyên liệu này đều đáp ứng đầy đủ yêu cầu về truy xuất nguồn gốc mà phía EU đề ra.
![]() |
Các doanh nghiệp thép trong nước đã có những bước chuẩn bị cần thiết để đón đầu cơ hội từ EVFTA. Ảnh Trần Hùng |
Mặc dù các doanh nghiệp đã có những chiến lược phù hợp để sẵn sàng cho thời điểm hội nhập sắp tới, tuy vậy vẫn cần có sự quan tâm từ các bộ ngành, những chính sách hỗ trợ từ phía Chính phủ để ngành thép có thể tận dụng lợi thế từ hiệp định này.
Ông Nghiêm Xuân Đa- Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho biết: “Về phía cơ quan quản lý chúng tôi kiến nghị xúc tiến thương mại, Bộ Công thương hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, tìm hiểu các quy định của thị trường EU, có cảnh báo sớm cho doanh nghiệp trong nước về các chính sách mà các quốc gia EU có thể biết để chuẩn bị”.
Theo các chuyên gia, ngoài việc cải tiến kỹ thuật, chất lượng sản phẩm bản thân các doanh nghiệp cần nhanh chóng thay đổi tư duy, nhận diện đúng vai trò của mình trong việc thực thi FTA qua việc chủ động tiếp cận, tìm hiểu thông tin, nội dung mà hai bên đã cam kết. Từ đó, vận dụng quy tắc xuất xứ một cách có hệ thống và hiệu quả.
Theo https://doanhnhantrevn.vn/evfta-co-hoi-moi-muc-tieu-moi-cho-thep-viet-182033.html

Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
Theo bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Giám đốc cấp cao thị trường vốn JLL Việt Nam, nhiều nhà đầu tư (NĐT) châu Á vẫn tìm hiểu dự án BĐS có pháp lý sạch, quỹ đất sạch, trong đó quan sát và tìm kiếm các dự án có dấu hiệu giảm giá.

M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
Trải qua 2 làn sóng Covid-19, thị trường bất động sản phía Nam chứng kiến loạt thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) “đình đám” với sự góp mặt của nhiều “ông lớn” trong và ngoài nước.

Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Thị trường ô tô đang bước vào tháng thấp điểm nhất trong năm - tháng ngâu, dù các hãng và đại lý đang tìm mọi cách đẩy hàng thông qua chính sách giảm giá, khuyến mãi...

Bất động sản Long An chờ đòn bẩy phát triển
Là cầu nối giữa TP.HCM với các tỉnh miền Tây, có 3 mặt giáp TP.HCM, thị trường bất động sản Long An liên tục đón nhận dự án mới. Thế nhưng giới phân tích cho rằng bất động sản Long An vẫn đang thiếu đòn bẩy là hạ tầng giao...

GS. Đặng Hùng Võ: 'Bất động sản vùng ven Hà Nội khá khởi sắc'
Thị trường bất động sản vùng ven Hà Nội thời gian qua phát triển khá sôi động với nhiều dự án lớn gắn với những tên tuổi lớn trong lĩnh vực bất động sản. Xung quanh vấn đề này, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với GS. Đặng...

Xe máy ế ẩm, doanh số giảm phân nửa
Tình hình thị trường xe máy trong tháng 7 âm lịch ế ẩm là chuyện bình thường. Nhưng năm nay lại dính thêm dịch bệnh nên người dân cũng mua xe ít hơn hẳn.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...