Eximbank đã bị bỏ lại phía sau như thế nào?
14:49 | 06/03/2021
DNTH: Từng khẳng định ở nhóm ngân hàng top đầu hiệu quả, có ảnh hưởng và vị thế lớn trên thị trường, nhưng chỉ trong 7 năm qua Eximbank đã bị bỏ lại phía sau về vị thế và thị phần...
Từng được đánh giá là một nhà băng tốt, nằm trong top 5 ngân hàng thương mại cổ phần tư nhấn lớn nhất Việt Nam, nhưng Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu ( Eximbank ) đã dần bị bỏ lại phía sau khi lún sâu trong mớ bòng bong sở hữu cổ đông lớn, tình huống bị thâu tóm, tranh giành quyền lực, đấu đá nội bộ, liên tiếp các vụ khách hàng tố mất tiền...
Trong khi Eximbank cứ lùi đi, nhiều đối thủ từng ngang hàng hoặc từng đứng sau đã không ngừng tiến xa. Tình thế theo đó được xem như "đà trượt kép".

CHÔNG CHÊNH "CUỘC CHIẾN VƯƠNG QUYỀN"
Kể từ khi cựu Chủ tịch HĐQT Lê Hùng Dũng rút lui từ giữa năm 2015, vấn đề nhân sự luôn là điểm nóng của Eximbank, đặc biệt là vấn đề của các nhóm cổ đông tại ngân hàng.
Nhóm cổ đông nào cũng muốn có chân trong HĐQT và Ban kiểm soát, khiến nhà băng phải trì hoãn ĐHĐCĐ nhiều lần.
Sau 2 lần tổ chức đại hội cổ đông không thành, phải đến giữa tháng 12/2015, Eximbank mới "chốt" được nhân sự tại đại hội cổ đông bất thường.
Ông Lê Minh Quốc sau đó được bầu làm Chủ tịch HĐQT, còn trưởng Ban kiểm soát là đại diện đến từ Vietcombank nắm giữ. Tuy nhiên, cuộc họp này cũng diễn ra không mấy suôn sẻ khi nội bộ cổ đông ngân hàng tố cáo có sự gian lận trong quá trình bỏ phiếu.
Ngân hàng tiếp đó cũng thay Tổng giám đốc. Và ông Lê Văn Quyết, từng công tác tại Ngân hàng Nhà nước, đảm nhiệm vị trí này từ giữa tháng 3/2016.
Tuy nhiên, đến đầu tháng 4/2016, một số lãnh đạo cấp cao tại Eximbank bất ngờ từ nhiệm, lại làm dấy lên "cuộc tranh đấu" trong HĐQT ngân hàng.
ĐHĐCĐ thường niên 2016 của Eximbank cũng bị hủy nhiều lần vì không tìm được tiếng nói chung giữa các cổ đông, các tờ trình không được thông qua. Cùng với đó, hàng loạt yêu cầu đòi thay thế HĐQT đương nhiệm xuất hiện.
Tình hình nhân sự tại Eximbank bắt đầu được ổn định từ năm 2017. Tuy nhiên, đến đầu năm 2019, "sóng gió" lại bắt đầu nổi lên khi ngay sau cuộc họp ngày 22/3, bà Lương Thị Cẩm Tú (cựu CEO Nam A Bank) được bầu làm Chủ tịch HĐQT mới của ngân hàng (nhiệm kỳ 2015 - 2020), thay cho ông Lê Minh Quốc.
Ngay sau đó, "cựu" Chủ tịch này đã lên tiếng khẳng định mình vẫn là Chủ tịch HĐQT hợp pháp của Eximbank .
Ông Quốc cũng có đơn kiện lên tòa án và đến ngày 27/3/2019, TAND TP.HCM đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc HĐQT Eximbank phải dừng Nghị quyết 112.
Đến ngày 14/5/2019, ông Lê Minh Quốc lại xin rút yêu cầu khởi kiện và có đơn từ nhiệm khỏi vị trí Chủ tịch HĐQT. Tòa án sau đó tuyên hủy quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với việc thay đổi Chủ tịch HĐQT của Eximbank.
Đến ngày 22/5/2019, HĐQT Eximbank chính thức có quyết định chấp thuận đơn từ nhiệm của ông Quốc. Đồng thời, ngân hàng thông báo ông Cao Xuân Ninh được bầu giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2015-2020.
Tuy nhiên, chỉ một năm sau, hồi cuối tháng 6/2020, Eximbank lại công bố vị tân Chủ tịch, là ông Yasuhiro Saitoh, người trước đó giữ chức Phó Chủ tịch ngân hàng. Đây cũng là lần đầu tiên, Eximbank có một Chủ tịch HĐQT là người nước ngoài.
Như vậy, chỉ trong hơn 1 năm, có tới 4 người lên đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Eximbank.
Trong khi "cuộc chiến vương quyền" tại ngân hàng chưa hề có dấu hiệu đi xuống dù đã trải qua một thời gian khá lâu, Eximbank đã trượt dài trong chuỗi ngày kinh doanh bết bát với những vụ lùm xùm mất tiền trăm tỷ.
THỊ PHẦN RƠI VÀO TAY ĐỐI THỦ, LỢI NHUẬN ĐI XUỐNG
Từng được xếp vào nhóm ngân hàng top đầu, thuộc "câu lạc bộ nghìn tỷ" lợi nhuận từ rất sớm, nhưng chỉ trong 7 năm qua, Eximbank đã dần mất đi vị thế, thị phần mà minh chứng rõ nhất là ở quy mô tổng tài sản.
Nếu như năm 2013, Eximbank thuộc top 3 ngân hàng thương mại cổ phần, xét về tổng tài sản thì đến nay, chỉ được xếp vào ngân hàng... hạng trung.

Để có cái nhìn tổng quan hơn, từ cuối năm 2013 đến kết thúc năm 2020, tổng tài sản ngân hàng Eximbank bị sụt giảm mất 5,53% trong khi trong cùng khoảng thời gian trên, tổng tài sản toàn hệ thống ngân hàng tăng trưởng tới 128,91% (từ gần 5,756 triệu tỷ đồng lên gần 13,176 triệu tỷ đồng vào cuối tháng 10/2020).
Như vậy, "đà trượt kép" thể hiện rõ: toàn hệ thống và nhiều NHTM cạnh tranh đã tăng trưởng mạnh mẽ tổng tài sản, còn Eximbank thì suy giảm. Với hoạt động ngân hàng, lợi nhuận tại các thời điểm có thể mang tính nhất thời, nhưng tổng tài sản suy giảm cả một quá trình đồng nghĩa vị thế và thị phần đã bị mất đi.
Cụ thể hơn, tổng tài sản của nhóm ngân hàng có cùng quy mô với Eximbank từ năm 2013 như MBBank, Sacombank, Techcombank hay VPBank cũng có sự đột phá lớn trong 7 năm qua, với mức tăng trưởng từ 2 đến 3 lần. Nhóm này đã bỏ lại hoàn toàn và gần như không còn phải so sánh với Eximbank hiện nay nữa.

Trong hoạt động ngân hàng, lợi nhuận thường là tiêu chí đầu tiên và nổi bật khi so sánh giữa các thành viên. Tuy nhiên, ở góc độ quản trị điều hành và theo chiến lược đường dài, tổng tài sản mới là yếu tố cạnh tranh ngầm quyết liệt.
Tổng tài sản bao gồm và phản ánh tất cả các giá trị của mỗi nhà băng, mà trong đó quan trọng hàng đầu là khách hàng và thị phần.
Ngân hàng có thể mất hoặc giảm lợi nhuận ngắn hạn, nhưng nếu để mất thị phần và khách hàng (giảm tổng tài sản) thì bước lùi có thể ảnh hưởng mang tính lâu dài.
Vậy mà, chỉ trong vòng 7 năm qua, tổng tài sản Eximbank có tới ba cú sụt giảm mạnh, vào các năm 2014 (giảm 5,71%), 2015 (giảm 22%) và 2020 (giảm 4,24%). Điều này cũng đồng nghĩa một phần khá lớn thị phần của ngân hàng đã rơi vào tay các đối thủ.
Eximbank cũng là thành viên duy nhất trong năm 2020 ghi nhận sự sụt giảm ở cả tổng tài sản, cho vay và tiền gửi.
Cùng với đó, lợi nhuận của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng nặng, thậm chí còn thua lỗ.

Từng ghi nhận lợi nhuận lên tới hơn 4 nghìn tỷ đồng trong năm 2011, chỉ sau 4 năm, con số này chỉ còn vỏn ven 61 tỷ đồng trong năm 2015, đồng thời lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cuối năm này là âm 817 tỷ đồng. Điều này khiến cổ phiếu EIB bị đưa vào diện cảnh báo trong năm 2016.
Bắt đầu từ năm 2017, hoạt động của Eximbank dường như đã ấm trở lại theo sự khởi sắc chung của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, so với con số lợi nhuận của các thành viên có cùng xuất phát điểm với Eximbank thì con số này vẫn vô cùng khiêm tốn.
Rõ ràng, có thể thấy, những biến động lớn liên quan đến nhân sự cao cấp của ngân hàng trong suốt những năm qua đã ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả kinh doanh của nhà băng. Và điều này khiến cổ đông ngân hàng không khỏi lo lắng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới túi tiền của họ.
Và một điều đáng quan tâm, trước sa sút lớn và kéo dài của một NHTM lớn, mớ bòng bong xáo trộn sở hữu và đấu tranh quyền lực năm này nối sang năm khác như vậy, nhưng phía các cơ quan quản lý đến nay vẫn chưa thể tạo được một cú hích cải thiện tình hình.
Được biết, ngày 27/4 tới đây, Eximbank sẽ tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 và năm 2021, sau nhiều lần hoãn liên tục vì lý do Covid-19 và tranh chấp giữa các nhóm cổ đông. Liệu các cổ đông có thể kỳ vọng về một sự thay đổi lớn của ngân hàng sau kỳ đại hội này?
Trần Thúy
Theo BizLIVE
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- tranh chấp eximbank /
- ngân hàng thương mại /
- cổ đông lớn /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

OCB tăng vốn lên 26.631 tỷ đồng, đặt mục tiêu lợi nhuận 2025 tăng 33%
DNTH: Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có văn bản chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) thực hiện phương án tăng vốn điều lệ thêm gần 1.973 tỷ đồng. Kế hoạch này được triển khai trên cơ sở kết quả kinh doanh quý 1/2025...

ACB (HoSE: ACB) huy động thành công 10.000 tỷ đồng trái phiếu chỉ trong 2 ngày, lãi suất tối đa 5,4%/năm
DNTH: Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa phát hành thành công hai lô trái phiếu riêng lẻ mã ACB12512 và ACB12513, tổng giá trị 10.000 tỷ đồng trong hai ngày 24 và 25/6/2025. Đây là hai lô trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có...

Nam A Bank (NAB) chốt quyền phát hành hơn 343 triệu cổ phiếu thưởng, dự kiến tăng vốn điều lệ lên 18.000 tỷ đồng
DNTH: Ngày 11/7/2025, Nam A Bank sẽ chốt danh sách cổ đông để phát hành hơn 343,1 triệu cổ phiếu thưởng, tỷ lệ thực hiện quyền 100:25. Sau đợt phát hành này, vốn điều lệ ngân hàng dự kiến tăng lên gần 18.007 tỷ đồng, hỗ trợ mục...

Sacombank đạt 2 giải thưởng VIE 10 và ESG 10 – khẳng định mục tiêu kinh doanh hiệu quả và phát triển bền vững
DNTH: Sacombank vừa được vinh danh Top 10 Ngân hàng đổi mới sáng tạo và kinh doanh hiệu quả 2025 (VIE 10) và Top 10 Ngân hàng ESG Việt Nam Xanh 2025 (ESG 10) do Báo Tài chính – Đầu tư (Bộ tài chính) phối hợp với Công ty Cổ phần Nghiên cứu Kinh...

VietABank (VAB) được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 8.164 tỷ đồng
DNTH: Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank, mã chứng khoán: VAB) vừa chính thức nhận được sự chấp thuận từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về kế hoạch tăng vốn điều lệ đợt đầu năm 2025.

HDBank thúc đẩy tài chính trọn đời bằng hệ sinh thái tài chính số toàn diện
DNTH: HDBank mang đến “Ngày không tiền mặt 2025” góc nhìn sâu sắc về hành vi tài chính của người Việt, từ những chi tiêu thường nhật đến kế hoạch dài hạn, đồng hành theo mỗi giai đoạn cuộc sống mỗi người…
Đô thị cuộc sống
-
Dự án Khu du lịch biển Thắng Liên được cập nhật vào Quy hoạch chung phường Hoàng Mai
-
Tiếp sức mùa thi 2025 ứng dụng công nghệ, lan tỏa tinh thần tình nguyện
-
Sống Khỏe – Năng lượng tràn đầy từ mọi hoạt động tại Eurowindow Sport Garden, dự án sắp khởi công tại Vinh
-
Hà Nội: Tái khởi công đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A
-
Xếp hàng xuyên đêm chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ
-
Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
Sống khỏe
-
Nên ăn 4 - 5 quả mận mỗi ngày để đem lại lợi ích tối đa cho sức khỏe
-
Tự hào là bệnh viện mắt tiên phong tại Tây Nguyên
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên: Hành trình 7 năm trao ánh mắt, tặng nụ cười
-
Cấp cứu thành công một bệnh nhân người Campuchia bị tai nạn lao động
-
Người phụ nữ suýt thủng thực quản vì uống thuốc sai cách
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...