Fe Credit – Những hệ lụy để lại cho thị trường tài chính Việt Nam
21:14 | 13/07/2021
DNTH: Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit) được thành lập năm 2007, ngành nghề kinh doanh chính “Hoạt động dịch vụ tài chính khác chưa được phân vào đâu (trừ bảo hiểm và bảo hiểm xã hội)”. Sau 14 năm thành lập, cái tên FE Credit để lại nỗi sợ hãi cho không ít người dân vì bị dọa nạt, giam lỏng và những vụ việc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản có liên quan tới FE Credit. Nạn nhân chủ yếu là những người dân bị lộ dữ liệu cá nhân và cả chính FE Credit.
Số liệu của FE Credit và Báo cáo tài chính của VPBank
Theo báo cáo tài chính năm 2020 của VPBank cho thấy, vốn điều lệ của FE Credit tại thời điểm 31/12/2020 là 7.328 tỷ đồng, do ngân hàng này nắm giữ 100%. Đại diện pháp luật là ông Lô Bằng Giang – Phó Chủ tịch HĐQT tại VPBank. Lợi nhuận sau thuế năm 2020 đạt gần 2.970 tỷ đồng, giảm 19% so với năm 2019. Lợi nhuận chủ yếu nằm ở 6 tháng đầu năm 2020, là gần 1.930 tỷ đồng. Trong khi đó, 6 tháng cuối năm lại ghi nhận số liệu tăng trưởng âm.
Tình hình nợ xấu chung của VPBank đang trên đà tăng, nếu như năm 2019, VPBank có 8.796 tỷ đồng nợ xấu, thì cuối năm 2020 đã là 9.922 tỷ đồng (tăng 1.126 tỷ đồng). Trong đó, nợ có khả năng mất vốn đang ở mức 2.075 tỷ đồng (tăng 37 tỷ đồng); nợ nghi ngờ đang ở mức 1.823 tỷ đồng (tăng 512 tỷ đồng); nợ dưới mức tiêu chuẩn là 6.024 tỷ đồng (tăng 577 tỷ đồng).
Theo BCTC của VPBank, lãi trước thuế của FE Credit năm 2020 đạt 3.713 tỷ đồng, giảm 17% so với năm trước. Doanh số giải ngân của FE Credit đạt 63.000 tỷ đồng, giảm 14%. Đáng chú ý, nợ xấu của FE Credit tăng mạnh so với các quý trước. Hiện tại, nợ xấu của FE Credit ở mức 6,9%, cao gấp rưỡi so với quý 1/2020. Khoản nợ xấu này đã đóng góp một phần vào tốc độ tăng nợ xấu chung của VPBank. Trong khi đó, theo ghi nhận đến cuối năm 2020, FE Credit đã xóa nợ hơn 9.000 tỷ đồng.
Đáng chú ý tại BCTC của FE Credit, ở mục 6. Cho vay khách hàng, có một khoản vay mới phát sinh trong năm 2020 là Cho vay hợp vốn, với số tiền 4.720 tỷ đồng. Đây có thể là nghiệp vụ mà FE Credit đang làm thay cho VPBank.
Kẽ hở trong quy trình giải ngân của FE Credit
Mới đây, Công an Thành phố Thanh Hóa đã khởi tố 7 đối tượng trong ổ nhóm tội phạm sử dụng công nghệ cao, chuyên làm giả chứng minh nhân dân để lừa đảo, chiếm đoạt gần 500 triệu đồng của Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit)
Khám xét khẩn cấp nơi ở của các đối tượng, Cơ quan CSĐT Công an TP Thanh Hóa đã thu giữ 37 CMND giả với nhiều tên và địa chỉ ở các tỉnh thành khác nhau, nhưng lại có gắn ảnh các đối tượng trên CMND, 27 thẻ sim điện thoại chưa sử dụng, 1 bộ máy tính, 1 máy in màu, 1 bộ máy dập quốc huy và Công an hiệu, 1 máy ép plastic…là các dụng cụ bọn chúng dùng để làm CMND giả cùng nhiều tài liệu có liên quan.
Trước đó, Công an TP Thanh Hóa nhận được tin báo tại Bưu điện TP Thanh Hóa trong suốt quá trình giao dịch giải ngân tiền chi trả cho Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng (FE Credit), giao dịch viên của Bưu điện thành phố phát hiện có 2 khách hàng đã sử dụng CMND giả để giao dịch và rút thành công tổng số tiền hơn 78 triệu đồng từ khoản vay của FE Credit.
Tại cơ quan Công an, các đối tượng khai nhận: Do hiểu biết về tin học và nợ nần nên các đối tượng nói trên đã rủ nhau đánh cắp thông tin: Họ và tên, địa chỉ, số CMND, số điện thoại của các khách hàng đã từng vay tiền của Công ty FE Credit. Sau đó, các đối tượng này đã làm giả CMND theo các thông tin đã đánh cắp rồi dán ảnh của mình vào và đến các điểm cung cấp sim thẻ điện thoại của các nhà mạng như: Viettel, Vinaphone để báo mất sim, số và đề nghị được cấp lại sim số.
Sau khi đã đánh cắp được số điện thoại từ các nhà mạng, các đối tượng đã dùng CMND giả và số điện thoại vừa đánh cắp được tiến hành làm hợp đồng vay tiền với hình thức “tín chấp” trên mạng xã hội của FE Credit, với các khoản vay từ 20 triệu đồng đến 70 triệu đồng.
Khi hợp đồng vay vốn thành công, nhân viên của FE Credit sẽ gọi vào số điện thoại mà các đối tượng đã đánh cắp để kiểm tra và xác nhận thông tin thì được các đối tượng cung cấp thông tin trong CMND giả và yêu cầu ngân hàng giải ngân các khoản vay qua bưu điện thì được FE Credit đồng ý cho vay tiền, cung cấp cho đối tượng một mật mã OTP để rút khoản tiền vay này tại một bưu điện bất kỳ theo ủy nhiệm chi của FE Credit đã ký hợp đồng với Bưu điện Việt Nam. Sau khi chiếm đoạt được số tiền vay, các đối tượng tiến hành hủy CMND giả và sim điện thoại “rác” mà trước đó dùng để vay tiền. Bằng thủ đoạn trên, từ ngày 23/2/2021 đến khi bị phát hiện, bắt giữ các đối tượng đã lừa đảo, chiếm đoạt được số tiền gần 500 triệu đồng của FE Credit.
Tạo áp lực tới mối quan hệ của người vay tiền – Một số ví dụ điển hình
Liên tục “dính” những bê bối trong đòi nợ, siết nợ, khủng bố bằng tin nhắn rác, cuộc gọi rác, khiến cho khách hàng khi nhắc đến FE Credit là một hình ảnh “vô cùng xấu” xuất hiện.
Ngày 5/10/2019, một giáo viên có tên N.T.O (ở Kon Tum) bức xúc cho biết, dù cô không hề vay của FE Credit nhưng liên tục những ngày gần đây đều nhận được điện thoại, tin nhắn “khủng bố” từ hàng loạt số điện thoại xưng là nhân viên công ty này.
Hỏi ra mới biết một người đồng nghiệp của cô là N.T.T vay của FE Credit nhưng lại đưa số điện thoại của nhiều giáo viên trong trường vào hồ sơ nên bây giờ quá hạn thanh toán, FE Credit gọi điện, nhắn tin đến tất cả các số điện thoại này dù chẳng liên quan gì đến khoản vay. Quá phiền phức, nhiều giáo viên đã báo công an về những tin nhắn khủng bố này.
Đây là một trong nhiều trường hợp phản ánh những bức xúc từ trước đến nay mà FE Credit áp dụng với khách hàng và cả những người không phải là khách hàng. Có trường hợp, hình ảnh người vay tiền còn bị dán khắp nơi, tạo dư luận xấu cho xã hội từ mục tiêu lợi nhuận của FE Credit.
Anh Đ.H.H (quê ở Thái Bình) có người bạn vay tiền của FE Credit từ năm 2018. Cũng từ đó tới nay, số điện thoại của anh cứ đôi ba ngày lại nhận được cuộc gọi tra khảo, giục giã trả nợ, mặc dù anh không hề biết bạn anh vay bao giờ và có nợ thật hay không. Anh chia sẻ: “Vì lý do nhạy cảm về mối quan hệ bạn bè nên anh không tiện hỏi người bạn đó, nhưng đúng là phiền phức thật. Nhiều hôm nghe qua về việc vay tiền mình bỏ máy cho họ tự nói chuyện một mình”. Anh Đ.H.H bức xúc nói. Trường hợp anh V.V.Tr (ở Hà Nội) cũng là một ví dụ, anh chia sẻ: Tôi mua số điện thoại của nhà mạng Viettel từ tháng 8/2019, nhưng cũng từ đó liên tục có người gọi điện hỏi gặp chị Bình, lý do là vì chị vay tiền của FE Credit và khai số điện thoại này là người thân của chị. Mặc dù đã trả lời là số điện thoại mới mua từ nhà mạng Viettel, trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, nhưng rồi cứ thi thoảng lại bị làm phiền. Có lần, đầu dây bên kia với giọng người miền nam còn chửi mắng thậm tệ, khi chưa nghe xem đầu dây bên này là ai. Anh V.V.Tr bức xúc chia sẻ. Tháng 6/2020, Văn phòng Chính phủ nhận được phản ánh việc ông Lê Thành Tâm (phường 14, quận Vò Gấp, TP HCM) có khoản vay tại FE Credit, đã bị một nhóm đối tượng côn đồ tới nhà đòi nợ vào ngày 19/6. Các đối tượng này đã đe dọa, chửi bới, hành hung và áp tải vợ chồng ông Tâm về trụ sở công ty đòi nợ, tiếp tục uy hiếp trong nhiều giờ, nhưng chính quyền địa phương và lực lượng chức năng không có mặt can thiệp. Các đối tượng này đe dọa sẽ giết ông Tâm nếu ông không trả tiền trước ngày 22/6. Sau đó, ông Tâm đã tự tử vào ngày 21/6.
Theo FE Credit, khách hàng Tâm đang có hai khoản nợ quá hạn hơn 8,5 tháng và 11,5 tháng với tổng dư nợ là 51 triệu đồng tại đây, nhưng khẳng định nhân viên của mình không đến nhà khách hàng này để thu hồi nợ. Các khoản nợ xấu trên 180 ngày theo quy trình của FE Credit, sẽ được chuyển cho các "đối tác thu hồi nợ" nhưng công ty này khẳng định đối tác của họ được cấp giấy phép hoạt động nghiệp vụ, trong phạm vi được pháp luật cho phép.
Gần đây nhất là vụ việc của bà Nguyễn Thị Lan, trú tại số 12/17/14, ngõ 17 Phùng Chí Kiên, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội, về việc bà chưa từng vay tiền tại Fe Credit. Tuy nhiên ngày 12/4/2021, trong khi làm thủ tục vay vốn tại Ngân hàng VietinBank chi nhánh Đống Đa, nhân viên ngân hàng VietinBank thông báo là “Chị đang bị dư nợ xấu 30 triệu đồng tại Fe Credit”. “Tôi hoàn toàn bất ngờ với khoản nợ trên, hiện tại ngân hàng VietinBank cũng chưa thể giải ngân cho tôi. Thật khó hiểu với quy trình cho vay của FE Credit, làm ảnh hưởng đến người khác, thậm chí là thiệt hại kinh tế của tôi, rồi ai sẽ chịu trách nhiệm”. Chị Lan bức xúc chia sẻ.
Tăng trưởng là yếu tố cần thiết đối với bất cứ loại hình sản xuất kinh doanh nào. Tuy nhiên, không thể bất chấp tất cả để đạt được tăng trưởng, tạo tiền lệ cho “luật rừng” len lỏi vào đời sống nhân dân, để lại hình ảnh “hoen ố” đối với một tổ chức tín dụng, ảnh hưởng đến lợi ích của các cổ đông. Trường hợp có các tổ chức quốc tế soát xét, đánh giá, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín, của hệ thống tín dụng Việt Nam.
Vũ Chiến
Cùng chuyên mục
- Tags:
- Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng /
- FE Credit /
- Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng /
- VPBank /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Thẻ tín dụng HDBank - nhiều ưu đãi độc quyền cuối năm
Gia nhập hội chi tiêu phong cách cùng thẻ tín dụng HDBank để khám phá chuỗi ưu đãi độc quyền dịp cuối năm. Với vô vàn chương trình giảm giá đa tầng hấp dẫn, thẻ tín dụng HDBank không chỉ mang lại lợi ích thiết thực mà còn giúp...
Nhóm đối tượng yếu thế vay ‘nóng’ đối mặt với rủi ro tài chính
DNTH: Khảo sát của Công ty Cổ phần Tư vấn EY Việt Nam (thành viên của Tổ chức EY toàn cầu) cho hay, trong nhóm đối tượng “underbanked” (khách hàng chưa được tiếp cận đầy đủ dịch vụ tài chính ngân hàng) có tới 42% người...
Eximbank tổ chức thành công Đại hội cổ đông bất thường năm 2024
DNTH: Ngày 28/11/2024, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường năm 2024 tại Khách sạn Melia Hà Nội.
SeABank nâng cấp thành công hệ thống ngân hàng lõi T24 lên R22 - phiên bản mới nhất được triển khai tại thị trường...
DNTH: Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã nâng cấp thành công hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking) T24 Temenos lên phiên bản R22 - phiên bản mới nhất tại thị trường Việt Nam, nhằm tăng cường khả năng tuân thủ các quy định quốc...
Ngân hàng Nhà nước: Yêu cầu các tổ chức tín dụng ổn định lãi suất tiền gửi
DNTH: Ngày 27/11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành công văn số 9774/NHNN-CSTT về việc ổn định lãi suất tiền gửi, phấn đấu giảm lãi suất cho vay.
Công điện của Thủ tướng về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024
DNTH: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 122/CĐ-TTg ngày 27/11/2024 gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...