Ga đường sắt Cát Linh – Hà Đông – nét đẹp văn hoá Thủ đô

15:35 | 12/12/2021

DNTH: Sau 15 ngày miễn phí, đến nay, tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã đi vào hoạt động được hơn một tháng và thu hút nhiều sự quan tâm của người dân Thủ đô. Nếu bạn muốn trải nghiệm cảm giác đợi tàu hãy chọn ga Cát Linh hoặc bất kỳ điểm đi/đến nào trên hành trình của ga Cát Linh – Hà Đông.

z3015027709096_7f2f899f64190c2b03fb87bf99a5ab2a
Ga Thượng Đình - điểm đến thứ 5 từ ga Cát Linh tại sáng ngày 11/12/2021.

Những điều bạn cần biết

Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông có 12 nhà ga: ga Cát Linh, ga La Thành, ga Thái Hà, ga Láng, ga Thượng Đình, ga vành đai 3, ga Thanh Xuân 3, ga Phùng Khoang, ga Văn Quán, ga Hà Đông, ga La Khê, ga Văn Khê, ga Yên Nghĩa. Người dân sẽ mất chưa đến 2 phút để đến ga kế tiếp. Nếu dừng nghỉ đi hết cả 12 ga thì sẽ mất tầm 24 phút. Mỗi lần dừng đỗ chưa đến 1 phút để đi đến ga tiếp theo.

Với bảng giá: vé tháng 200.000 đồng/30 ngày. Giá vé ngày là 30.000 đồng/1 chiều/người/ nếu đi cả chặng . Còn lại sẽ được tính theo từng mức giá khác nhau. 
Với bảng giá: vé tháng 200.000 đồng/30 ngày. Giá vé ngày là 30.000 đồng/1 chiều/người, nếu đi cả chặng. Còn lại, người dân đi chặng nào sẽ được tính theo chặng với từng mức giá khác nhau. 

Chuyến tàu Cát Linh - Hà Đông được cho là niềm mong chờ của Nhân dân Thủ đô và là hình ảnh đẹp trong năm 2021 của Hà Nội về một thành phố xanh – sạch – bền vững – năng động – hiện đại. Tuyến đường sắt trên cao đi vào hoạt động, không chỉ góp phần làm giảm ùn tắc giao thông nội đô, mà còn góp phần giảm thiểu được ô nhiễm môi trường, giúp thành phố xanh hơn.

z3015027295391_990aaf4377c1ae4c902f872838a00581
Theo ghi nhận, các bạn trẻ là nam thanh nữ tú của Thủ đô cũng coi đây là một điểm check - in lý tưởng, một không gian văn hóa mới của Hà Nội.

Có lẽ cũng bởi những điều kể trên, nên phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn đã có những ghi nhận tại một số ga trên hành trình của tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông.

Điểm bán vé tự động – thuận tiện

Điều nổi bật ở tuyến đường sắt này là gam màu, mọi thứ ở đây được lựa chọn với gam màu xanh lá trẻ trung và bắt mắt. Từ máy bán vé tự động cho đến các thông tin chỉ báo đều được phủ bằng màu xanh.

Khi muốn sở hữu cho mình chiếc vé lên tàu, người dân chỉ cần đổi tiền về mệnh giá từ 100.000 đồng là có thể mua vé, máy sẽ tự động trả lại tiền thừa. Người tham gia tại các nhà ga có thể mua cho mình, cho người thân và lựa chọn chặng đường muốn đi/đến.

Với trường hợp người dân chưa quen sử dụng tại máy mua vé tự động sẽ có ngay đội ngũ hỗ trợ là các nhân viên tại đây. 

Nhiều gia đình tại Thủ đô cũng lựa chọn tham gia giao thông bằng phương tiện mới này. Đây sẽ là một nét đẹp trong văn hoá giao thông của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.

Một đôi bạn trẻ cho biết, đây là lần đầu hai bạn trải nghiệm bằng phương tiện giao thông đường sắt trên cao nên rất hào hứng với trải nghiệm mới mẻ này. 

Còn hai ông cháu nhà ngay Thượng Đình thì chia sẻ, ông đã đi nhiều lần rồi, nay ông cho cháu của mình đi cùng để trải nghiệm. Ông thì được đi miễn phí, còn cháu sẽ phải mua vé để được lên tàu.

Khác với những ngày thường, vào ngày nghỉ, cứ tưởng là chuyến tàu sẽ vắng, nhưng theo ghi nhận của phóng viên, ở trạm dừng ga nào cũng có khách, chuyến tàu nào cũng được phủ kín đến 60% ghế. Không quá đông nên rất an toàn trong tình hình dịch bệnh.

Theo anh Ngô Trung Dũng nhân viên vận hành tại ga Hà Đông cho biết, lượng khách tham gia tại các chuyến rất đều. Từ khi đường sắt đi vào hoạt động đã mang lại nhiều thuận lợi cho người dân Thủ đô. Bản thân anh cũng thấy phấn khởi khi được tham gia vào công việc này. 

Nếu có một ngày, bạn muốn tạm biệt những khói bụi và ồn ào của thành phố, hãy xách ba lô và trải nghiệm phương tiện giao thông mới của Hà Nội nhé.

Sau 10 năm chờ đợi, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông dài 13 km, có tổng mức đầu tư ban đầu vào năm 2008 là 8.769 tỷ đồng (tương đương 552,8 triệu USD) được đưa vào hoạt động. Đến năm 2017, tổng vốn đầu tư tăng lên 18.000 tỷ đồng (khoảng 868 triệu USD).

Dự án sử dụng vốn vay của Chính phủ Trung Quốc và vốn đối ứng trong nước. Ngày 6/11/2021, dự án được Bộ Giao thông Vận tải bàn giao cho Hà Nội quản lý, khai thác.

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội

DNTH: Tại kỳ họp thứ 20, HĐND TP. Hà Nội sẽ dành một ngày cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, trong đó phiên chất vấn sẽ tập trung vào 2 nhóm nội dung là ô nhiễm môi trường và ùn tắc giao thông.

Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024

DNTH: Năm 2024, đối mặt nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực vượt khó của toàn hệ thống chính trị và Nhân dân cùng cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang vẫn phục...

Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025

DNTH: Công an TP Hà Nội sẽ thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm bảo đảm an ninh trật tự trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội

DNTH: Đề xuất triển khai gói ưu đãi 100.000 tỷ đồng cho vay nhà xã hội từ nguồn vốn trái phiếu, áp dụng trong 5 năm là một trong những nội dung được Bộ Xây dựng đưa ra tại Dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển...

Sẵn sàng hỗ trợ chuyển đổi công việc cho dân làng nghề Mẫn Xá

DNTH: Những ngày qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh Bắc Ninh về xử lý ô nhiễm môi trường tại làng nghề Mẫn Xã, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, hoạt động sản xuất của làng nghề này đã dừng. Việc tháo dỡ các xưởng...

Hà Nội: Cận cảnh vị trí xây nhà hát Opera 10.000 tỷ đồng

DNTH: Theo đồ án Quy hoạch chi tiết khu vực trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An (quận Tây Hồ) vừa được vừa phê duyệt, Nhà hát Opera Hà Nội khoảng 10.000 tỷ đồng sẽ là một dự án trọng điểm nâng tầm vị thế thủ đô.

XEM THÊM TIN