Gắn khoa học công nghệ với đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế - xã hội

16:45 | 13/09/2021

DNTH: Trong những tháng cuối năm 2021, Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục triển khai Chương trình hành động của Bộ thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 của Chính phủ và Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 145/TB-VPCP ngày 3/6/2021; Nghị quyết của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2021-2025 góp phần cùng cả nước thực hiện "mục tiêu kép" vừa phát triển kinh tế-xã hội vừa phòng, chống dịch Covid - 19.

Gắn khoa học công nghệ với đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế - xã hội
Ảnh minh họa - Internet

Gắn khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo với sản xuất, kinh doanh

Theo báo cáo, hệ sinh thái đổi mới mới sáng tạo tiếp tục phát triển mạnh mẽ; hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Đến nay, có khoảng hơn 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam, chủ yếu tập trung ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Một số ngành đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có thể kể đến như ngành công nghệ giáo dục, công nghệ tài chính hay trong các lĩnh vực tương đối truyền thống như bất động sản, du lịch.

Cả nước hiện có 69 cơ sở ươm tạo, 186 khu làm việc chung, 28 tổ chức thúc đẩy kinh doanh, khoảng 138 trường đại học, học viện, cao đẳng tổ chức những hoạt động về khởi nghiệp sáng tạo, trong đó có 43 trường đã thành lập vườn ươm, trung tâm, câu lạc bộ nhằm hỗ trợ khởi nghiệp lâu dài.

Bên cạnh đó, thị trường khoa học và công nghệ tiếp tục được thúc đẩy phát triển và từng bước phát huy vai trò cầu nối, gắn kết hoạt động khoa học công nghệ với sản xuất, kinh doanh.

Ngày 13/7/2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký Quyết định số 1158/QĐ-TTg ban hành Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2030 với mục tiêu đến năm 2030, giá trị giao dịch hàng hóa khoa học và công nghệ hàng năm tăng bình quân 30% và trên 35% đối với một số lĩnh vực, ngành hàng xuất khẩu chủ lực.

Tỷ trọng giao dịch tài sản trí tuệ đạt trên 20%, tỷ trọng giao dịch các công nghệ nhập khẩu từ các nước phát triển đạt 35%. Tỷ trọng giao dịch công nghệ từ các viện nghiên cứu, trường đại học Việt Nam đạt trên 40% trong tổng giao dịch công nghệ có nguồn gốc trong nước.

Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030 theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm đổi mới và ứng dụng công nghệ, tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nhằm nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia, năng lực hấp thu công nghệ của doanh nghiệp, tạo ra các sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm; hình thành và phát triển các sản phẩm, hàng hóa thương hiệu Việt Nam mới có khả năng cạnh tranh về chất lượng và giá thành.

Bộ cũng cùng với các địa phương đẩy mạnh việc xây dựng một số nội dung về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong các quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; tháo gỡ kịp thời những vướng mắc về cơ chế chính sách, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, các rào cản phát triển đối với doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid - 19 tác động xấu đến sự phát triển kinh tế-xã hội.

Đặc biệt, Bộ đã triển khai ký kết và thực hiện các Chương trình phối hợp hoạt động khoa học và công nghệ nhằm giải quyết, xử lý một số vấn đề mang tính cấp thiết của địa phương như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, bảo tồn gene và nâng cao chuỗi giá trị đối với sản phẩm đặc thù, sản phẩm có lợi thế địa phương; xây dựng mô hình thí điểm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, khai thác có hiệu quả các lợi thế và điều kiện đặc thù của từng vùng, địa phương.

Tiếp tục thực hiện “mục tiêu kép” trong những tháng cuối năm 2021

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết: Trong những tháng cuối năm 2021, Bộ tiếp tục triển khai Chương trình hành động của Bộ thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 của Chính phủ và Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 145/TB-VPCP ngày 3/6/2021; Nghị quyết của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021 - 2030 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2021 - 2025. 

Đồng thời, phối hợp với Văn phòng Chính phủ hoàn thiện hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV vào tháng 10/2021.

Bộ Khoa học và Công nghệp tiếp tục tập trung thực hiện "mục tiêu kép," vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ để đề ra các giải pháp phục vụ phòng, chống dịch Covid - 19, trong đó đặc biệt chú trọng đến nghiên cứu, chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất vaccine. Xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm quốc gia “Nghiên cứu sản xuất vaccine sử dụng cho người đến năm 2030”.

Đồng thời, đẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, hoàn thành đúng tiến độ các đề án thuộc Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các văn bản quy phạm pháp luật trong năm 2021 để khơi thông nguồn lực, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Ngoài ra, xây dựng, triển khai hiệu quả, có trọng điểm các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia theo định hướng tái cơ cấu các chương trình khoa học và công nghệ quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 trong đó doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm, thực hiện thiết thực, hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Trong những tháng cuối năm 2021, Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường khoa học và công nghệ, đẩy nhanh thành lập các trung tâm khởi nghiệp sáng tạo quốc gia, trước mắt tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh; tăng cường liên kết các mạng lưới đổi mới sáng tạo trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, thực hiện tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu triển khai 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, bảo đảm công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho nhà khoa học và doanh nghiệp. Song song đó, chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ; tranh thủ trao đổi, tiếp nhận những thành tựu khoa học và công nghệ thế giới, tận dụng tối đa cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội./.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Khỉ sống 6 tháng nhờ thận lợn chỉnh sửa gene

DNTH: Một nhóm nghiên cứu tại Trung Quốc đã đạt được bước đột phá lớn, với việc khiến một con khỉ có thể sống trong 6 tháng với quả thận lợn được chỉnh sửa gene.

Hệ thống Napas xử lý bình quân hơn 26 triệu giao dịch/ngày

Theo thông tin ngày 30/11 của Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas), năm 2024, hệ thống Napas xử lý bình quân hơn 26 triệu giao dịch/ngày, tăng tương ứng 30,8% số lượng và 15,9% về giá trị giao dịch so với năm 2023.

Hạ tầng số và công nghệ mới tạo bước tiến cho Internet Việt Nam

DNTH: Sáng 27/11, Hội thảo, Triển lãm Ngày Internet 2024 (Internet Day 2024) với chủ đề “Bước tiến mới cho Internet Việt Nam (Bứt phá với DC, Cloud, 5G và AI)” đã khai mạc tại Hà Nội.

Các nhà khoa học Caribe biến rong biển gây hại thành nhiên liệu chạy xe

DNTH: Khi số lượng lớn tảo biển xâm lấn dạt vào bờ biển Caribe năm 2011, người dân địa phương đã vô cùng lúng túng.

Meey Group chia sẻ giải pháp công nghệ bất động sản thông minh

DNTH: Ngày 22/11, ông Hoàng Tuấn Anh, Giám đốc dự án Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land (Meey Group) đã có bài thuyết trình ấn tượng tại Diễn đàn Chuyển đổi số Hải Phòng 2024, đề cập nhiều sản phẩm số ứng dụng AI trong lĩnh vực...

Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử

DNTH: Luật Năng lượng Nguyên tử (Luật số 18/2008/QH12) được Quốc hội Việt Nam khoá XII thông qua tại Kỳ họp thứ 3 ngày 3/6/2008 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2009.

XEM THÊM TIN