Gánh nặng "cơm áo gạo tiền" của shipper, tài xế công nghệ giữa mùa dịch: "Tôi sẽ phải làm gì để có thể đổ xăng và nuôi các con vào ngày mai?"

12:05 | 21/03/2020

DNTH: Được gọi là những "freelancer" và không phải nhân viên toàn thời gian, họ nhận được ít sự bảo trợ của xã hội như tiền lương cố định, hỗ trợ khi ốm và chăm sóc sức khoẻ. Đây là những quyền lợi rất quan trọng khi khủng hoảng xảy ra

Đại dịch Covid-19 đang cho thấy những câu chuyện đáng buồn của các nhân viên trong "gig economy" (nền kinh tế làm việc tự do), đó là những tài xế của Lyft, Uber, nhân viên giao thực phẩm đằng sau tất cả những ứng dụng tiện lợi đang trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày. Được gọi là những "freelancer" và không phải nhân viên toàn thời gian, họ nhận được ít sự bảo trợ của xã hội như tiền lương cố định, hỗ trợ khi ốm và chăm sóc sức khoẻ. Đây là những quyền lợi rất quan trọng khi khủng hoảng xảy ra.  

Khoảng 11 giờ trưa thứ Tư tuần trước, Jaime Maldonado, 51 tuổi, đỗ chiếc xe Nissan đi thuê của mình ở một khu đỗ xe bên ngoài sân bay quốc tế San Francisco. Ông nhận ra rằng mình sẽ phải chờ đợi rất lâu, khoảng 2 tiếng đồng hồ, để Lyft gửi thông báo về việc đón một hành khác. Thỉnh thoảng, có vài chiếc máy bay đi qua khu vực ông đứng, nhưng số đó lại không nhiều. Điều này có nghĩa là ông Maldonado sẽ không có đủ khách trong ngày hôm nay.

Maldonado chia sẻ rằng, trước khi Covid-19 bùng phát, ông chỉ cần chờ 20 đến 40 phút bên ngoài sân bay để đón khách. Giờ đây, để giết thời gian, ông bước ra khỏi xe, đeo khẩu trang và nói chuyện cùng các tài xế khác. Vài phút trôi qua, Maldonado bắt đầu thể hiện sự lo lắng và nói: "Tôi sẽ phải làm gì để có thể đổ xăng và nuôi các con vào ngày mai?"

Ông cho biết, số chuyến trong 1 tuần hiện đã giảm mạnh kể từ đầu tháng này. Thù lao của ông cũng giảm 1 nửa, chỉ còn 600 USD/tuần, sau đó Lyft sẽ trừ phí thuê xe của ông.

Những người không cho phép bản thân ngừng làm việc

Gánh nặng cơm áo gạo tiền của shipper, tài xế công nghệ giữa mùa dịch:  Tôi sẽ phải làm gì để có thể đổ xăng và nuôi các con vào ngày mai? - Ảnh 1.

Jaime Maldonado đứng chờ ở khu đỗ xe bên ngoài sân bay Quốc tế San Francisco.

Các nhân viên của gig economy tại những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ Covid-19 cũng gặp nhiều khó khăn nhất. Tại Milan (Italy), Giovanni Marra, 57 tuổi, vẫn tiếp tục công việc giao bánh burger, sushi và bữa ăn Just Eat - ứng dụng được phép hoạt động khi cả nước phong toả. Dù chia sẻ rằng rất lo ngại về nguy cơ lây nhiễm, nhưng ông cho biết mối đe doạ về cái chết không thể lớn bằng sự khó khăn về tài chính khi không làm việc.

Ông chia sẻ: "Đây là nguồn thu nhập duy nhất của tôi. Tôi phải trả tiền thuê nhà và phí dịch vụ vào cuối tháng. Tôi có thể lây bệnh từ những người chuẩn bị đồ ăn, khách hàng hay những tài xế khác cùng chờ bên ngoài nhà hàng."  

Rủi ro mà những người làm trong lĩnh vực này đã trở nên rõ ràng hơn khi thị trưởng New York - Mayor Bill de Blasio, cho biết một tài xế Uber 33 tuổi đã nhập viện vì dương tính với Covid-19.

Feres Dabouze – tài xế Uber ở Amsterdam, cho biết kể từ khi ngành du lịch tụt dốc vì dịch bệnh lây lan, ông không kiếm đủ tiền trả phí tổn của ô tô. Ông nói: "Tôi phải trả tiền thuê nhà, tiền bảo hiểm cho xe. Nhưng tôi lại không thể thanh toán một khoản nào." 

Quay trở lại San Francisco, ông Maldonado chia sẻ rằng ông cực kỳ lo lắng về những khoản chi phí phải trả. Ông bắt đầu công việc này từ 2 năm trước, sau khi tiệm bánh của gia đình phải đóng cửa. Maldonado cho biết dịch bệnh bắt đầu ảnh hưởng đến việc kinh doanh trong tuần vừa qua, khi nhiều chuyến bay bị huỷ và lượng khách cũng sụt giảm mạnh sau khi các công ty khuyến khích nhân viên làm việc tại nhà. 

Ở nơi đỗ xe bên ngoài sân bay San Francisco ngày hôm đó, hơn 200 chiếc xe đang chờ trong khu vực xếp hàng dành cho Lyft. Khi đang ở cuối hàng, ông Maldonado ra khỏi xe và nói chuyện cùng những tài xế khác. Wilton Nery – "đồng nghiệp" của ông, chia sẻ: "Mọi thứ giống như ngày 11/9." 

Một số tài xế khác thì nằm ngủ trong xe, khi đang xếp hàng để chờ đến lượt đón khách. Những người khác thì lau tay nắm cửa bằng khăn khử trùng, hoặc nói về những công việc khác họ có thể làm nếu tình trạng này vẫn tiếp tục.

Sau khi chờ đợi 1 tiếng rưỡi, Maldonado cuối cùng cũng đến lượt đón khách. Chặng đường chỉ dài chưa đầy 23km, nhưng ứng dụng Lyft gặp lỗi và không ghi lại toàn bộ thời gian xe chạy, khiến ông phải trả 3,75 USD. Sau 30 phút liên hệ với bộ phận dịch vụ khách hàng, ông đã giải thích về sự việc và khoản tiền phạt tăng lên 14 USD.

Buổi chiều ngày hôm đó, Maldonado bắt đầu có dấu hiệu ho khan. Ông lo ngại rằng mình có thể đã nhiễm Covid-19, nhưng không thể ngừng công việc của mình vì phải nỗi lo "cơm áo gạo tiền". Khoảng 12 giờ 30 chiều hôm 12/3, Maldonado quay trở lại khu đỗ xe ở sân bay và chờ đợi và đến 9 giờ 30 sáng hôm sau mới có chuyến xe đầu tiên. 

Sự hỗ trợ của các công ty thuộc gig economy

Trong khi những công ty thuộc "gig economy" như Uber hay DoorDash đã tự "quảng cáo" rằng họ mang đến những công việc linh hoạt. Họ có biết mình có thể là "vị cứu tinh" cho người lao động trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, NYT đã phỏng vấn 20 tài xế của các ứng dụng gọi xe và giao đồ ăn tại châu Âu, Mỹ trong tuần qua và cho thấy họ đã thực hiện được tất cả trừ điều đó. 

Gánh nặng cơm áo gạo tiền của shipper, tài xế công nghệ giữa mùa dịch:  Tôi sẽ phải làm gì để có thể đổ xăng và nuôi các con vào ngày mai? - Ảnh 3.

Giovanni Marra trên đường đi giao đồ.

Thay vào đó, do ảnh hưởng từ sự lây lan của virus corona, thu nhập của những người làm việc trong nền kinh tế này đã sụt giảm mạnh và nhiều người trở nên bất mãn về việc họ không nhận được đầy đủ quyền lợi về chăm sóc sức khoẻ. Nhiều người khác cảm nhận được tác động đối với nền kinh tế, khi nhiều hãng bán lẻ, hãng hàng không, khách sạn, phòng tập gym sa thải nhân viên. Tuy nhiên, ngay cả khi các cơ quan y tế công cộng khuyến nghị về việc "cách ly xã hội", thì nhóm người này vẫn phải tiếp xúc với nhiều người khác để trang trải cuộc sống.

Trong những tuần gần đây, một số công ty thuộc "gig economy" đã đưa ra động thái hỗ trợ nhân viên bằng cách tạo kiện nghỉ ốm, cung cấp những sản phẩm khử khuẩn như nước rửa tay cho lái xe. Uber, Lyft, Instacart và DoorDash cho biết họ sẽ trả lương cho nhân viên trong 14 ngày làm việc, nếu nghi nhiễm virus corona và cần phải ở nhà. Uber và Lyft cũng thông báo họ sẽ cung cấp các sản phẩm khử khuẩn, dù đã gặp nhiều khó khăn để đặt hàng và phân phát cho tài xế.

Postmates, DoorDash, Uber Eats và Grubhub đã triển khai dịch vụ "giao hàng không tiếp xúc", cho phép tài xế đặt sản phẩm ở bên ngoài cửa nhà khách hàng, không tương tác trực tiếp với họ.

Andrew Macdonald – phó chủ tịch cấp cao của Uber, giám sát các hoạt động toàn cầu, cho biết: "Không phải công việc nào cũng có thể làm từ xa và chắc chắn đó là một thực tế đối với các tài xế và nhân viên vận chuyển của chúng tôi, họ cũng cần tiền để trang trải cuộc sống. Những gì chúng tôi đang cố gắng là giúp quá trình làm việc của họ an toàn nhất có thể."

Tham khảo New York Times

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tạp chí in số tháng 8: Kỷ niệm 77 năm ngày Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9

DNTH: Trân trọng gửi tới quý bạn đọc Tạp chí in số tháng 8 - Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn với chủ đề: kỷ niệm 77 năm Cách mạng tháng 8, Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng các tin tức chuyên sâu.

Số tháng 7/2022: Kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ

DNTH: Trân trọng gửi tới quý bạn đọc Tạp chí in số tháng 7 - Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn. Kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ và các thông tin kinh tế - xã hội của đất nước.

Số tháng 6/2022: Làm báo luôn cần đổi mới, sáng tạo, dấn thân

DNTH: Trân trọng gửi tới quý bạn đọc Tạp chí in số tháng 6 - Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn. Kỷ niệm 97 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.

Số tháng 5/2022

DNTH: Trân trọng gửi tới quý bạn đọc Tạp chí in số tháng 5 Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn.

Số tháng 4/2022

DNTH: Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn.

Số tháng 3/2022

DNTH: Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn.

XEM THÊM TIN