Gạo giảm phát thải loay hoay tìm đầu ra
14:11 | 21/08/2024
DNTH: Cần Thơ là địa phương đầu tiên tham gia thực hiện thí điểm Đề án Phát triển 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Đề án). Tuy nhiên, đến nay gạo "giảm phát thải" vẫn còn nằm trong kho doanh nghiệp và chưa có đầu ra.

Tiêu thụ thị trường nội địa
Công ty cổ phần Hoàng Minh Nhật (Cần Thơ) là doanh nghiệp tham gia liên kết tiêu thụ lúa cho nông dân tham gia thí điểm đề án. Kết thúc vụ lúa thí điểm, công ty này đã mua được 80 tấn lúa OM5451 của nông dân. Với sản lượng lúa thu mua được, công ty này đã đem về nhà máy xay xát được khoảng 35 tấn gạo và vẫn còn lưu trữ trong kho, chưa bán ra thị trường.
Theo đại diện Công ty cổ phần Hoàng Minh Nhật, kết quả kiểm tra, phân tích mẫu gạo cho thấy các chỉ số không đáp ứng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Liên minh châu Âu. Vì vậy, Công ty cổ phần Hoàng Minh Nhật dự kiến tiêu thụ gạo ở thị trường nội địa.
Ông Nguyễn Văn Nhựt, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Hoàng Minh Nhật cho biết, hiện nay, công ty được một số đối tác đặt vấn đề tiêu thụ sản phẩm gạo giảm phát thải ngang bằng với giá gạo thông thường. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có đơn hàng gạo giảm phát thải nào được đối tác mua.
Là hợp tác xã đầu tiên của Cần Thơ thực hiện thí điểm sản xuất lúa chất lượng cao, giảm phát thải theo đề án, Hợp tác xã Thuận Tiến, huyện Vĩnh Thạnh đã kết thúc vụ lúa thí điểm đầu tiên và đang sản vụ Thu Đông 2024.
Theo thỏa luận liên kết, Công ty cổ phần Hoàng Minh Nhật sẽ thu mua khoảng 380 tấn lúa của 50 ha diện tích lúa tham gia thí điểm nhưng thực tế doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết chỉ thu mua được 80 tấn lúa. Số lúa còn lại nông dân tự do bán, doanh nghiệp từ chối mua (vì lúa không đạt, lúa bị ngã đổ,...).
Theo ông Nguyễn Cao Khải, Giám đốc Hợp tác xã Tiến Thuận, do thời điểm thu hoạch lúa vụ Hè Thu gặp mưa kéo dài nên công ty liên kết bao tiêu không thể thu mua kịp thời hết tất cả 380 tấn lúa như đã ký kết. Nông dân vẫn vui vẻ bán cho bên ngoài vì đây là vụ lúa đầu tiên vừa làm vừa rút kinh nghiệm.
"Mỗi ký lúa bán cho công ty liên kết giá 7.000 đồng/kg thì bán cho thương lái bên ngoài cũng bằng với giá đó", ông Khải thông tin.
Thành phố Cần Thơ là một trong 5 địa phương đầu tiên được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế hỗ trợ triển khai thí điểm đề án. Địa phương đã triển khai, thu hoạch và đánh giá kết quả vụ Hè Thu 2024 và đang triển khai vụ thứ 2 (vụ Thu Đông).
Theo ông Trần Thái Nghiêm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ, đề án triển khai đón nhận được sự đồng thuận của các bên liên quan: nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp, chính quyền địa phương, các nhà khoa học,...
Vụ lúa đầu tiên được thu hoạch với nhiều kết quả khả quan. Người dân áp dụng các giải pháp tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thực hiện mô hình thí điểm: tổng lượng giống gieo sạ khoảng 60 kg/ha, giảm gần 50% so với canh tác truyền thống; giảm 30% lượng phân bón; giảm từ 1 - 2 lần phun xịt thuốc bảo vệ thực vật; năng suất lúa cao hơn khoảng 7 - 10% so với ngoài mô hình.
Từ kết quả cho thấy chất lượng lúa được nâng lên, nông dân tăng lợi nhuận từ 3 - 5 triệu đồng/ha,... Ngoài ra, theo số liệu của Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế, khi áp dụng các gói kỹ thuật trong canh tác lúa như: "1 phải, 5 giảm" (phải sử dụng giống cấp xác nhận, giảm lượng giống, giảm lượng nước, giảm lượng phân bón, giảm số lần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm thất thoát sau thu hoạch) thì tổng lượng khí phát thải đo được đã giảm từ 2 - 6 tấn CO2 tương đương/ha.

Kỳ vọng thị trường gạo giảm phát thải
Sau canh tác thí điểm 50 ha đầu tiên, các bên liên quan cũng nhận ra những vấn đề bất cập, khó khăn cần tiếp tục khắc phục: vận động nông dân ở các thửa ruộng liền kề tham gia đề án; giải pháp thu gom rơm trên đồng ruộng đòi hỏi phải có hiệu quả kinh tế;...
Đánh giá 35 tấn gạo giảm phát thải cho chất lượng gạo tốt, tuy nhiên theo Tổng Giám đốc công ty cổ phần Hoàng Minh Nhật, nếu ở phân khúc thị trường thông thường, thì gạo giảm phát thải không gặp khó khăn trong việc tiêu thụ. Tuy nhiên, khi gạo được công ty đem test mẫu, phân tích và đưa vào phòng thí nghiệm cho thấy còn một số vấn đề cần được cải thiện trong quy trình canh tác lúa (xây dựng quy trình canh tác kiểm soát được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật) để hạt gạo đáp ứng xuất khẩu sang được các thị trường khó tính.
Với vụ thí điểm đầu tiên, ông Nguyễn Văn Nhựt cho rằng do vụ Hè Thu thời tiết không thuận lợi (mưa, gió). Việc sản xuất lúa giảm phát thải vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm nên cần có thời gian đánh giá. Kỳ vọng trong vụ Thu Đông và Đông Xuân sẽ có diễn biến tích cực.
Từ góc độ của doanh nghiệp, ông Nguyễn Minh Nhựt cho rằng để hướng đến sản xuất 1 triệu ha lúa thì bước đầu cần tập trung sản xuất lúa giảm phát thải, sản phẩm gạo giảm phát thải theo xu thế toàn cầu cũng như đúng theo cam kết của Chính phủ Việt Nam đưa phát thải bằng 0 vào năm 2050. Khi làm tốt điều này mới hướng đến bước tiếp theo là sản xuất lúa chất lượng cao, gạo chất lượng cao.
Đề cập về đầu ra đối với gạo giảm phát thải, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cần Thơ - Trần Thái Nghiêm nhận định, trong giai đoạn hiện nay, gạo phát thải thấp chưa hình thành, các thị trường gạo phát thải thấp chưa áp dụng nhiều.
Kỳ vọng khi thị trường áp dụng đồng bộ tiêu chuẩn gạo phát thải thấp và thương hiệu gạo phát thải được quảng bá sẽ mở rộng được thị trường, đặc biệt là các thị trường khó tính. Và, khi đề án với sản phẩm gạo chất lượng cao sẽ giúp cho doanh nghiệp có được uy tín để tiếp tục phát triển thị trường; thúc đẩy liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và các vùng sản xuất lúa; giúp doanh nghiệp yên tâm đàm phán hợp đồng trong vùng nguyên liệu sẵn có để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu.
Với những kết quả đạt được từ vụ lúa đầu tiên, thành phố Cần Thơ đang phối hợp với các đơn vị liên quan, sự ủng hộ các tổ chức quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhân rộng diện tích sản xuất lúa chất lượng cao, giảm phát thải vụ Đông Xuân 2024 - 2025 trên địa bàn các huyện tham gia đề án (Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai).
Bên cạnh đó, địa phương cũng củng cố hệ thống tổ chức sản xuất, phát huy vai trò của tổ chức nông dân, hợp tác xã, tổ khuyến nông cộng đồng. Hiện nay, thành phố cũng đang kết nối hình thành các hệ sinh thái doanh nghiệp tham gia đề án (doanh nghiệp cung ứng vật tư nông nghiệp, doanh nghiệp bao tiêu lúa, doanh nghiệp hỗ trợ thúc đẩy ứng dụng các nền tảng công nghệ để thúc đẩy liên kết,...).
Theo TTXVN
Nguồn: https://baotintuc.vn/kinh-te/gao-giam-phat-thai-loay-hoay-tim-dau-ra-20240821114358804.htm
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- tiêu thụ lúa /
- gạo chất lượng cao /
- Gạo giảm phát thải /
- lúa chất lượng cao /
- lúa gạo /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Dừa khô tại Tiền Giang tăng kỷ lục
DNTH: Trái dừa khô hiện được thương lai đến tận vườn mua với giá cao kỷ lục giúp người trồng phấn khởi, yên tâm đầu tư phân bón để chăm sóc vườn dừa.

Xuất khẩu cá tra tăng 23% so với cùng kỳ năm trước
DNTH: Tháng 3/2025, tổng sản lượng cá tra Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các thị trường đạt gần 79.000 tấn, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ chế biến sâu mới thực sự phát huy hết giá trị nông sản
DNTH: Chưa bao giờ, bài toán chế biến sâu được đặt ra quyết liệt như giai đoạn này. Khi mà nông sản Việt Nam chỉ có thể tham gia vào dòng chảy chung nếu khẳng định được chuỗi giá trị

Công nghệ QR code – Bước tiến minh bạch hóa nguồn gốc nông sản Việt
DNTH: Nhân dịp hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 23/4, Cục Quản lý và Phát triển Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã khai mạc Phòng trưng bày chuyên đề với...

Bài 3: Xây dựng bộ tiêu chuẩn nông sản nội địa: Cuộc cách mạng bắt đầu từ những điều cụ thể
DNTH: Trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã chứng kiến nhiều chiến dịch nâng cao chất lượng nông sản để phục vụ xuất khẩu. Từ GlobalGAP đến VietGAP, từ mã số vùng trồng đến tem truy xuất, các quy chuẩn quốc tế đang ngày càng...

Bài 2: Chất lượng nông sản nội địa: Khi không ai dám chịu trách nhiệm cuối cùng
DNTH: Trên kệ siêu thị, trái cây Việt Nam được đóng gói sạch sẽ, dán nhãn mã vạch, có nơi thậm chí kèm theo tem truy xuất nguồn gốc. Nhưng bước ra khỏi siêu thị...
Đô thị cuộc sống
-
Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
-
Xếp hàng xuyên đêm chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ
-
Pearl Residence hợp tác với Savills Việt Nam giúp nâng tầm chuẩn sống nơi trung tâm đô thị biển Cửa Lò
-
Cầu Tứ Liên: Biểu tượng mới cho hành lang phát triển phía Bắc Thủ đô
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL phẫu thuật nội soi thành công ca bệnh phức tạp liên quan đến thận
-
Ưu đãi đặc quyền chào đón dịp cao điểm nghỉ hè 2025 tại quần thể nghỉ dưỡng và thể thao Ruby Tree Golf Villas
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...