Ghi nhận 169 trận động đất từ năm 2021 đến nay tại huyện Kon Plông

07:45 | 12/07/2022

DNTH: Từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum ghi nhận 169 trận động đất có độ lớn >=2.5 độ richter xảy ra.

Sáng 11/7, tại TP. Kon Tum (tỉnh Kon Tum) đoàn công tác của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai do đồng chí Lê Công Thành - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy viên Ban Chỉ đạo làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Kon Tum về tình hình triển khai các quy định pháp luật về phòng chống thiên tai (PCTT) và thi hành pháp luật khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh.

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: KTO. 
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: KTO. 

Theo đó, trong năm 2021, do ảnh hưởng của cơn bão số 5, 6 và mưa lũ đã làm thiệt hại về người và tài sản, ước tính thiệt hại khoảng 126 tỷ đồng.

Kể từ đầu năm 2022 đến nay, mưa lớn, lũ, gió lốc, giông sét làm 03 người chết, 08 nhà ở bị tốc mái, 04 trường học bị ảnh hưởng, 9,5 ha diện tích cây trồng bị thiệt hại, giá trị thiệt hại khoảng 972 triệu đồng.

UBND tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị huy động lực lượng, nguồn lực để tập trung khắc phục kịp thời, sớm ổn định cuộc sống của người dân, nhất là nhà ở, cầu, công trình thủy lợi, các tuyến giao thông bị sạt lở.

Cân đối nguồn lực của địa phương và nguồn hỗ trợ của Trung ương 30 tỷ đồng tổ chức khắc phục hậu quả thiên tai năm 2021, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng phục vụ nhu cầu đi lại, sản xuất và sinh hoạt, ổn định định cuộc sống người dân vùng thiên tai.

Từ năm 2021 đến nay ghi nhận 169 trận động đất có độ lớn >=2.5 độ richter xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Đặc biệt, trận động đất mạnh nhất vào lúc 12 giờ 54 phút 22 giây ngày 18/4/2022, có độ lớn 4,5 độ richter xảy ra tại vị trí có tọa độ 14,713 độ vĩ Bắc, 108,468 độ kinh Đông, thuộc khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành đánh giá cao kết quả đạt được trong công tác PCTT và KTTV của tỉnh Kon Tum thời gian qua. Ảnh- QĐ
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành đánh giá cao kết quả đạt được trong công tác PCTT và KTTV của tỉnh Kon Tum thời gian qua. Ảnh: KTO. 

Mặc dù đến nay chưa ghi nhận thiệt hại về người, công trình cơ sở hạ tầng; tuy nhiên, các rung động địa chấn do động đất đã gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho một số người dân, nhất là đối với người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trong khu vực.

Về tình hình thi hành Luật Khí tượng thủy văn (KTTV), UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh, tổ chức quản lý các hoạt động quan trắc, dự báo, cảnh báo, thông tin, dữ liệu, cung cấp dịch vụ KTTV tại địa phương và theo dõi, đánh giá việc khai thác, sử dụng tin dự báo, cảnh báo KTTV phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh và các quy định liên quan về KTTV theo quy định.

Để chủ động phòng, chống thiên tai, tỉnh đã ban hành các kế hoạch phòng chống thiên tai sát với thực tiễn, tăng cường kiểm tra công tác đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, thủy điện; thực hiện phương châm "4 tại chỗ", lồng ghép phòng chống thiên tai vào quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng chống thiên tai; tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Trước tình hình trên, lãnh đạo địa phương này đã đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT báo cáo Chính phủ xem xét, hỗ trợ kinh phí để khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra năm 2021, các tháng đầu năm 2022 và kinh phí thực hiện Chương trình đầu tư công về bố trí, sắp xếp dân cư nhằm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh…  

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3 tại Thanh Hóa

DNTH: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3 tại cống Quanh (thôn Ngọc Quang, xã Xuân Lập) và Hồ thủy điện Cửa Đạt (xã Thường Xuân).

Bão số 3 tiến sát đất liền Hưng Yên - Ninh Bình, gây mưa lớn diện rộng

DNTH: Lúc 8 giờ ngày 22/7, bão số 3 cách Hưng Yên khoảng 20 km về phía Đông, cách Ninh Bình khoảng 40 km về phía Đông Bắc; sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, giật cấp 11.

Bão Wipha có thể gây dông, lốc, mưa lớn cục bộ khu vực nội thành Hà Nội

DNTH: Do ảnh hưởng của bão Wipha, có thể gây dông, tố, lốc, sét, mưa đá và mưa lớn cục bộ khu vực Hà Nội trong 30 phút đến 3 giờ tới.

Bão số 3 gây biển động dữ dội, Bắc Bộ mưa lớn và ngập lụt

DNTH: Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 22/7, bão số 3 tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tiến sát đất liền Bắc Bộ với cường độ gió mạnh cấp 9–10, giật cấp 13, gây biển động rất mạnh và mưa lớn...

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường kiểm tra công tác phòng, chống bão tại Quảng Ninh

DNTH: Chiều 21/7, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) đã đi kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3 tại đặc khu Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

Ứng phó bão số 3: Khẩn trương nhất, quyết liệt nhất đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân

DNTH: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 117/CĐ-TTg ngày 20/7/2025 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó khẩn cấp với bão số 3.

XEM THÊM TIN