Thứ năm, 01/06/2023, 03:20

tapchidoanhnghiepvathuonghieu@gmail.com

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Phát triển thương hiệu Bất động sản

Giá đất tăng chóng mặt và hệ lụy

DNTH: Theo quy luật, giá nhà đất tăng và giảm theo chu kỳ khoảng 5 - 7 năm một lần. Sau chu kỳ tăng giá của bất động sản sẽ là sự leo thang chóng mặt của giá mặt bằng cho thuê, thiết lập một mặt bằng giá mới.

Ông Nguyễn Quốc Khánh - Phó Chủ tịch Hội môi giới bất động sản (BĐS) Việt Nam chia sẻ với chúng tôi về câu chuyện giá nhà đất tăng phi mã trong thời gian qua. Với hơn 20 năm kinh nghiệm theo dõi thị trường bất động sản từ những chu kỳ trước, ông Khánh đưa ra những lý giải cho hiện tượng này như sau:

Một là, sau một số năm nền kinh tế tăng trưởng tích luỹ và nhiều ngoại kiều chuyển về nước, tiền tích luỹ trong dân nhiều lên nên bỏ tiền vào đầu tư giữ đất.

Hai là, kỳ vọng vào sự phát triển của nền kinh tế, tiền trong dân được đầu tư vào việc mua văn phòng, mặt bằng thương mại, nhà hàng, khách sạn, nhà ở cho thuê… để kinh doanh và chờ tăng giá.

Ba là, sự cải thiện về cơ sở hạ tầng cũng như sự thay đổi trong chính sách kêu gọi đầu tư tại nhiều địa phương khiến gia tăng kỳ vọng tăng giá đất nhiều hơn.

Bốn là, các địa phương điều chỉnh giá đất cơ sở theo từng kỳ cũng khiến thị trường đầu ra tăng giá.

Năm là, một yếu tố nữa tác động tới kỳ vọng tăng giá đất chính là dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam (FDI) ngày càng tích cực.

Ông Nguyễn Quốc Khánh.
Ông Nguyễn Quốc Khánh.

Vậy theo ông, nhìn vào thị thường hiện nay – thị trường BĐS thời Covid và cách mạng 4.0, 5 yếu tố trên đã thay đổi ra sao và tác động thế nào tới kỳ vọng tăng giá đất?

Dịch bệnh kéo dài và phức tạp khiến nền kinh tế thế giới và Việt Nam tăng trưởng trưởng dưới mức trung bình, mọi nhu cầu đều suy giảm nhanh chóng. Đến thời điểm hiện tại, khi đã có vắc - xin và nhiều quốc gia đã tiêm đủ 2 mũi thì dịch bệnh vẫn còn diễn biến theo chiều hướng khó lường và chưa có hồi kết.

Nhu cầu của con người đã thay đổi nhiều sau dịch bệnh và cuộc cách mạng 4.0: sử dụng mặt bằng nhỏ hơn; dịch vụ khách sạn - nhà hàng suy giảm 80% - 90%; xu hướng làm việc từ xa, mua bán qua online, giao hàng không tiếp xúc… ngày càng mạnh mẽ; thói quen du lịch cũng thay đổi từ sẵn sàng di chuyển nhiều với các phương tiện giao thông khác nhau để đến địa điểm mình thích sang du lịch qua không gian ảo hoặc staycation (du lịch tại chỗ)...

Cơ sở hạ tầng được cải thiện đáng kể không chỉ tại các trung tâm thành phố lớn mà ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước, điều này khiến yếu tố cải thiện hạ tầng không còn là nhân tố chính để tăng giá đất.

Căn cứ vào tình hình kinh tế, các địa phương sẽ xem xét điều chỉnh giá đất 5 năm một lần. Gần đây, do tình hình dịch bệnh, kinh tế khó khăn nên hầu hết các địa phương đều giữ và/hoặc giảm giá đất để thu hút đầu tư, tính bài toán cho tương lai sau dịch bệnh.

Yếu tố vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cũng không ngoại lệ, các nhà đầu tư đều có xu hướng thắt chặt việc rót vốn bởi nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường lớn đều giảm và những khó khăn tại chính quốc gia của họ.

Giá đất tăng quá cao như hiện nay dẫn đến những hệ lụy gì?

Thứ nhất, phần lớn người lao động, người có thu nhập mức trung không thể mua nhà.

Thứ hai, giá nhà quá cao, dẫn tới chi phí mặt bằng tăng mạnh, kéo theo các sản phẩm tiêu dùng, ăn uống, dịch vụ đều tăng, vượt khả năng chi trả của người tiêu dùng.

Thứ ba, việc giá BĐS tăng quá cao so với thu nhập và năng suất lao động tại Việt Nam sẽ làm giảm hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài, hệ lụy lớn nhất là nhà đầu tư sẽ lặng lẽ rút khỏi thị trường Việt Nam.

Thứ tư, giá chi phí vật tư, chi phí giải phóng mặt bằng tăng cao, cơ sở hạ tầng khó được đầu tư - dẫn đến mặt bằng đô thị nhếch nhác, xuống cấp, không đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Thứ năm, điều nguy hại hơn cả là các tài sản định giá quá cao làm tài sản thế chấp có nguy cơ bong bóng, dẫn tới ảnh hưởng hệ thống tín dụng, kéo theo hệ lụy rất lớn cho nền kinh tế đó là phải mất nhiều năm để phục hồi, chưa kể những bất ổn xã hội ngày một lớn.

Dựa vào những phân tích trên, ông Nguyễn Quốc Khánh đã đưa ra nhiều khuyến nghị: trước bối cảnh thị trường hiện nay, Nhà nước nên dùng công cụ tiền tệ để điều tiết thị trường hợp lý; các nhà phát triển dự án cần có điểm dừng hợp lý, không lấy đất bằng được; các nhà đầu tư thứ cấp thận trọng lựa chọn và thích ứng hơn với quy luật mới của thị trường,nước nổi không có nghĩa là bèo nổi.

Từ đó, ông Khánh cho rằng một bất động sản phải được định giá tương xứng với khả năng làm ra tiền trong tương lai. 

Copy Link

Theo Nhịp sống kinh tế

Cùng chuyên mục

Lĩnh vực bất động sản đã thu hút khoảng 4,5 triệu tỷ đồng vốn trong nước, trong 5 năm thu hút 17,5 tỷ USD vốn FDI

Lĩnh vực bất động sản đã thu hút khoảng 4,5 triệu tỷ đồng vốn...

DNTH: Chiều 26/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị tổng kết công tác 5 năm 2016 - 2020 và dự kiến phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác 5 năm 2021-2025 và năm 2021 của ngành Xây dựng.
Quà 8.3 vĩnh cửu, Metro Star tặng viên kim cương  8.3 ly 1,5 tỷ cho phái đẹp mua Shophouse

Quà 8.3 vĩnh cửu, Metro Star tặng viên kim cương 8.3 ly 1,5 tỷ cho phái...

DNTH: Metro Star mong ước giữ kỷ niệm 8.3 vĩnh cửu như viên kim cương 8.3 ly trị giá 1,5 tỷ đồng dành cho phái đẹp nhân dịp Quốc tế Phụ nữ 08/03 khi mua shophouse Metro Star.
Bất động sản Duy Tiên sôi động với lễ kickoff dự án Kosy Lita Ha Nam

Bất động sản Duy Tiên sôi động với lễ kickoff dự án Kosy Lita Ha Nam

DNTH: Ngày 04/10 tới, lễ kickoff dự án Kosy Lita Ha Nam sẽ được tổ chức tại Khách sạn Hyatt Regency West Hanoi (số 36 Lê Đức Thọ, Mỹ Đình, Hà Nội) với quy mô hơn 500 người tham dự, sự kiện hứa hẹn sẽ thổi bùng sự sôi động của thị trường bất động sản Hà Nam.
Lễ ký kết hợp tác chiến lược phân phối dự án  Eurowindow River Park

Lễ ký kết hợp tác chiến lược phân phối dự án Eurowindow River Park

DNTH: Chiều ngày 25/12/2020, lễ ký kết hợp tác chiến lược phân phối dự án Eurowindow River Park (do Eurowindow Holding phát triển) với các đại lý đã chính thức diễn ra tại tòa nhà Eurowindow Office Building, số 02 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.
Đại gia Đặng Thành Tâm cùng em gái tham gia hồi sinh khu đô thị 4.600 tỷ một thời của Petroland

Đại gia Đặng Thành Tâm cùng em gái tham gia hồi sinh khu đô thị 4.600...

Liên danh Saigontel - KBC - SCC của anh em nhà ông Đặng Thành Tâm vừa trúng sơ tuyển dự án khu đô thị mới Nam Vũng Tàu. Dự án này từng được giao cho Petroland, song công ty không tổ chức triển khai, bỏ hoang hơn 10 năm nay nên tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hồi dự án và tìm chủ mới.
Phong cách Indochine: Dòng chảy trăm năm của tinh hoa Đông - Tây

Phong cách Indochine: Dòng chảy trăm năm của tinh hoa Đông - Tây

DNTH: Xuất hiện cả trăm năm trước, phong cách thiết kế Đông Dương (Indochine) ngày càng trở nên thịnh hành. Sự kết hợp tinh hoa Đông - Tây, giữa sự sang trọng, hiện đại của người châu Âu và nét hoài cổ trong truyền thống nghìn năm của người Việt đã làm nên một dòng chảy chưa từng bị mai một trong lịch sử.
Đức Hoà (Long An): Tràn lan tình trạng rao bán nhà đồng sở hữu

Đức Hoà (Long An): Tràn lan tình trạng rao bán nhà đồng sở hữu

DNTH: Nhiều dãy nhà liền kề mọc lên với hàng chục căn hộ có diện tích chỉ khoảng hơn 25m2 được các công ty môi giới rao bán dưới hình thức đồng sở hữu (sổ chung). Nhiều khu nhà chỉ cách UBND xã Mỹ Hạnh Nam chỉ vài trăm mét nhưng dường như chính quyền xã không nắm được thông tin.
Ban hành Kế hoạch hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

Ban hành Kế hoạch hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

DNTH: Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Nghị quyết 150/NQ-CP ngày 14/11/2022 ban hành Kế hoạch hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi).