Giá gạo xuất khẩu tăng cao nhất trong 10 năm qua

15:16 | 02/06/2023

DNTH: Dù giảm mạnh về khối lượng nhưng trong 3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu gạo tăng hơn 30% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam đạt mức cao nhất trong vòng 10 năm qua.

Theo báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu gạo đạt gần 3,9 triệu tấn, tương đương 2,02 tỷ USD, tăng 40,8% về khối lượng và 49% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Đây cũng là mức tăng trưởng mạnh nhất cùng kỳ các năm từ năm 2013 cho đến nay.

Giá gạo xuất khẩu liên tục tăng từ đầu năm đến nay, đạt bình quân 517 USD/tấn, là mức giá xuất khẩu bình quân cao nhất trong 10 năm qua. Trung Quốc và các thị trường Đông Nam Á như: Indonesia, Singapore... đang tăng cường mua gạo của Việt Nam. Đặc biệt, gạo chất lượng cao chiếm phần lớn.

Giá gạo Việt Nam xuất khẩu cao nhất trong 10 năm ảnh 1
Hiện gạo phẩm cấp cao đã chiếm 50% trong tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam.

Trong 4 tháng đầu năm, Philippines là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam đạt 1,29 triệu tấn, tương đương 647,5 triệu USD, tăng 40,6% về khối lượng và tăng 53,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Trong nhóm 15 thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất, Indonesia tăng mua gấp 26 lần so với cùng kỳ năm 2022.

Xuất khẩu gạo sang châu Âu cũng tăng trưởng gần 50%, nhất là các thị trường Hà Lan, Bỉ, Ba Lan. Đồng thời xuất khẩu gạo vẫn giữ vững các thị trường truyền thống và trọng điểm, như Philippines. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo gặp khó khăn do ký hợp đồng xuất khẩu từ trước, trong khi giá thu mua lúa cũng tăng nhanh theo giá gạo xuất khẩu khiến các doanh nghiệp chịu thiệt từ khoản chênh lệch giá nguyên liệu đầu vào.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, năm 2022, xuất khẩu gạo Việt tăng cao nên lượng hàng tồn kho để gối đầu cho năm nay đang rất thấp. Lúa gạo nông dân thu hoạch vụ Đông - Xuân đang được doanh nghiệp tiêu thụ gần hết. Do đó, hiệp hội dự báo hết năm, xuất khẩu gạo có thể chỉ đạt 6,3-6,5 triệu tấn, thấp hơn so với năm 2022. Năm nay, ngoài nguồn cung phải giữ lại để gối đầu cho vụ kế tiếp, một phần còn dùng bù đắp lượng gạo nhập khẩu dùng cho chế biến thực phẩm đang giảm mạnh. Hiện gạo trắng Ấn Độ vẫn bị áp thuế xuất khẩu cao.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Câu chuyện lúa gạo

DNTH: Trái với không khí hồ hởi năm 2024 khi giá lúa tăng kỷ lục, vượt qua nhiều quốc gia xuất khẩu truyền thống, là nỗi buồn ngay từ đầu năm mới.

Khoai tây vụ đông - phận 'con rơi'

DNTH: Tại sao miền Bắc có hàng trăm ngàn ha đất bỏ không trong vụ đông mà diện tích trồng khoai tây chế biến lại khó mở rộng dù nhu cầu nhà máy rất lớn?

Giá điều tăng nhưng năng suất giảm

DNTH: Vụ điều năm nay ở Bà Rịa - Vũng Tàu bị chậm vụ so với mọi năm do bất lợi của thời tiết, hiện bà con chưa có điều để thu hoạch.

Xuất khẩu thuỷ sản "vượt sóng"

DNTH: Dù ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 2 tháng đầu năm, song nhiều mặt hàng chủ lực của xuất khẩu thuỷ sản đối diện nhiều thách thức về thị trường năm 2025.

Cung ứng vốn cho sản xuất, thu mua tạm trữ và xuất khẩu gạo

DNTH: Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có công văn đề nghị các ngân hàng thương mại (NHTM) cung ứng vốn tín dụng phục vụ sản xuất, chế biến, thu mua tạm trữ và xuất khẩu gạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Nông sản Việt đối diện với bài toán chất lượng

DNTH: Dù thu về hàng chục tỷ USD xuất khẩu mỗi năm, song nông sản Việt vẫn đối diện với hàng loạt cảnh báo từ đối tác nhập khẩu. Thực trạng này đòi hỏi các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp phải nghiêm túc khắc phục nhằm xây...

XEM THÊM TIN