Giá gạo xuất khẩu Việt Nam sẽ tăng trở lại

07:34 | 19/03/2025

DNTH: Những tháng đầu năm nay, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh. Hiện tại, giá gạo đã ổn định khi các nhà nhập khẩu bắt đầu quay trở lại.

Đóng bao gạo xuất khẩu trong nhà máy của Công ty TNHH Phước Thành II, tỉnh Long An. Ảnh: Sơn Trang.

Đóng bao gạo xuất khẩu trong nhà máy của Công ty TNHH Phước Thành II, tỉnh Long An. Ảnh: Sơn Trang.

Những ngày giữa tháng 3, nông dân trồng lúa ở Long An đang tập trung thu hoạch lúa đông xuân. Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Long An cho hay, đến ngày 10/3, đã có hơn 80 nghìn ha lúa đông xuân được thu hoạch, trên tổng diện tích gieo trồng là 242 nghìn ha.

Năm nay, do thời tiết thuận lợi, vụ đông xuân năm nay được nhiều nông dân đánh giá là có năng suất cao hơn vụ đông xuân 2023-2024. Vì vậy, tuy giá lúa giảm nhiều so với vụ đông xuân 2023-2024, nhưng nhìn chung nông dân Long An vẫn chưa đến nỗi quá lo lắng, bởi mức giá hiện tại vào khoảng 5.700-5.800 đồng/kg với lúa hạt dài bán ngay tại ruộng, nông dân vẫn có lợi nhuận và lúa sau thu hoạch vẫn được các công ty thu mua hết.

Ông Nguyễn Văn Thuần, nông dân ở ấp 2, xã Mỹ Thạnh, huyện Thủ Thừa (Long An) cho biết, gia đình ông vừa thu hoạch xong 2 ha lúa đông xuân. Dù giá lúa giảm nhiều so với năm 2024, nhưng sau khi trừ hết chi phí phân bón, thuốc trừ sâu, công thu hoạch…, trên mỗi ha, ông vẫn có lợi nhuận 15 triệu đồng. Ông Thuần chia sẻ: “Mấy năm nay, việc tiêu thụ lúa của nông dân khá tốt. Lúa sau khi thu hoạch không bị tồn đọng do có công ty, nhà máy tới mua liền”.

Nhắc tới chuyện giá lúa gạo đầu năm 2025, ông Nguyễn Tuấn Khoa, Phó Giám đốc Công ty TNHH Phước Thành II (Long An), cho biết, việc giá giảm xuống vẫn thường xảy ra trong vụ đông xuân, do đây là vụ lúa có sản lượng thu hoạch cao, trong khi đó, những tháng đầu năm, các nước nhập khẩu vẫn chưa cân đối được lượng gạo cần nhập trong năm. Năm nay, do được mùa nên sản lượng lúa đông xuân lại cao hơn trong thời điểm thu hoạch rộ.

Nông dân Long An thu hoạch lúa. Ảnh: Sơn Trang.

Nông dân Long An thu hoạch lúa. Ảnh: Sơn Trang.

Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, phân tích, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh có nguyên nhân từ việc Chính phủ Philippines (thị trường xuất khẩu lớn nhất của gạo Việt Nam) đã có những can thiệp sâu vào giá gạo nhập khẩu khi yêu cầu các doanh nghiệp phải giảm giá gạo nhập khẩu xuống để giảm giá gạo trên thị trường Philippines.

Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam lại đang có nhu cầu bán gạo. Gặp phải sức ép giảm giá từ các nhà nhập khẩu Philippines, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã buộc phải bán với giá thấp hơn nhiều so với năm 2024, dẫn tới giá gạo xuất khẩu nói chung của Việt Nam giảm mạnh.

Các nước xuất khẩu khác, do không bán quá nhiều vào thị trường Philippines, nên giá lúa gạo không bị giảm mạnh như ở Việt Nam. Tuy nhiên, khi giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh, cũng đã khiến cho giá gạo xuất khẩu ở Thái Lan, Myanmar… giảm xuống.

Sau thời gian giảm mạnh, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã có dấu hiệu ổn định trở lại. Những ngày giữa tháng 3, giá gạo xuất khẩu loại 5% tấm của Việt Nam đang giao dịch ở mức trên 390 USD/tấn.

Ông Nguyễn Tuấn Khoa nhận định, các nhà nhập khẩu sớm muộn gì cũng mua gạo vụ đông xuân của Việt Nam vì có chất lượng tốt và giá cả cũng tốt. Nắm bắt được điều đó, và khi giá lúa gạo trong nước đã giảm xuống nhiều, các công ty, nhà máy… ở Việt Nam đang đẩy mạnh mua vào giúp cho giá lúa trong nước không giảm xuống nữa.

Ông Đỗ Hà Nam cho rằng, nếu giá lúa gạo trong nước tiếp tục giảm xuống nữa sẽ ảnh hưởng tới thu nhập của người trồng lúa, qua đó, sẽ khiến cho nông dân giảm đầu tư, chăm sóc cho các vụ lúa sắp tới, thậm chí chuyển đổi sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn. Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải tính toán, tổ chức thu mua để giữ cho giá lúa ở mức vẫn đảm bảo được lợi nhuận cho nông dân.

Cũng theo ông Đỗ Hà Nam, giá gạo xuất khẩu và giá lúa của Việt Nam giảm mạnh trong thời gian qua chỉ là hiện tượng nhất thời, bởi nhiều thị trường đã quen sử dụng gạo Việt Nam thì sẽ không dễ dàng để họ chuyển hoàn toàn sang mua gạo từ các nước khác. Vấn đề là làm sao có được mức giá hợp lý, đảm bảo lợi nhuận cho người trồng lúa, cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cũng như sự chấp nhận của người tiêu dùng ở các nước nhập khẩu. Theo đó, mức giá hợp lý với gạo xuất khẩu loại 5% tấm là 500 USD/tấn.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thông tin mới nhất về tình hình đàm phán thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ

DNTH: Việt Nam thúc đẩy hợp tác đầu tư thương mại cân bằng bền vững với Hoa Kỳ trên tinh thần hiệu quả, thẳng thắn, xây dựng, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và mang lại kết quả lợi ích cho cả hai bên.

Quảng Ninh: Triển khai xây dựng cửa khẩu thông minh hiện đại, hiệu quả

DNTH: Hải quan cửa khẩu quốc tế Móng Cái đang thể hiện quyết tâm cao trong việc triển khai xây dựng cửa khẩu thông minh tại cặp cửa khẩu Móng Cái (Việt Nam) - Đông Hưng (Trung Quốc).

SHB ra mắt giải pháp tài trợ linh hoạt cho ngành gạo, đồng hành cùng Chính phủ phát triển nông nghiệp bền vững

DNTH: Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) chính thức triển khai giải pháp tài chính toàn diện dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lúa gạo. Giải pháp tập trung vào tài trợ vốn, giúp đảm bảo dòng tiền lưu thông trong toàn bộ...

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Khơi dậy tiềm năng, sức mạnh của kinh tế tư nhân

DNTH: Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị tiếp thêm động lực mạnh mẽ cho đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp đang ngày đêm dấn thân, nỗ lực đóng góp cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thủ tướng chỉ đạo triển khai các biện pháp quản lý hiệu quả thị trường vàng

DNTH: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 64/CĐ-TTg ngày 13/5/2025 về triển khai các biện pháp quản lý hiệu quả thị trường vàng.

Vụ mùa vải thiều 2025: Bội thu và kỳ vọng bứt phá thị trường

DNTH: Vụ vải thiều năm 2025 đang hứa hẹn một mùa bội thu, với sản lượng dự kiến đạt khoảng 303.000 tấn, tăng khoảng 30% so với năm 2024 .

XEM THÊM TIN