Giá gạo xuất khẩu xuống thấp: Động lực để phát triển thị trường mới

07:00 | 20/02/2025

DNTH: Chỉ trong vòng hơn 2 tháng, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng như của các quốc gia xuất khẩu lớn trong khu vực đã có sự đảo chiều, giảm sâu. Điều này đã tác động tiêu cực đến giá lúa ngay từ đầu vụ Đông Xuân 2024 - 2025 ở Đồng bằng sông Cửu Long, khiến thị trường trở nên trầm lắng.

Chú thích ảnh
Đóng gói sản phẩm gạo xuất khẩu ở nhà máy của Tập đoàn Lộc Trời. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Các chuyên gia ngành lúa gạo Việt Nam cho rằng, doanh nghiệp cần có các phương án sản xuất và kinh doanh phù hợp, đồng thời coi đây là động lực để phát triển thị trường mới.

Ông Nguyễn Vĩnh Trọng, Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Việt Hưng (Tiền Giang) nhận định, giá gạo xuất khẩu giảm sâu do thị trường xuất khẩu chưa khởi sắc, với Philippines mua nhỏ giọt và Indonesia hạn chế nhập. Trong khi đó, vào thời điểm thu hoạch rộ vụ Đông Xuân, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo vẫn đang chờ đợi và theo dõi diễn biến giá trên thị trường.

Ông Phạm Thái Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, cho biết lượng tồn kho của các quốc gia nhập khẩu gạo truyền thống của Việt Nam đang ở mức cao, khiến họ chưa vội mua vào. Thêm vào đó, thông tin về nguồn cung dồi dào càng làm gia tăng sức ép đối với giá gạo.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng lúa năm 2025 ước đạt 43,143 triệu tấn, giảm 323.000 tấn so với cùng kỳ năm 2024. Riêng Đồng bằng sông Cửu Long dự báo sẽ sản xuất 23,965 triệu tấn lúa; trong đó, khoảng 8,9 triệu tấn sẽ được tiêu thụ nội địa hoặc sử dụng làm giống và thức ăn chăn nuôi, trong khi 15,085 triệu tấn sẽ được xuất khẩu, tương đương với 7,542 triệu tấn gạo hàng hóa.

Với sản lượng gạo xuất khẩu trên, có khoảng 75% sẽ là gạo chất lượng cao và gạo thơm, tương đương 5,657 triệu tấn; khoảng 10% là gạo nếp, tương đương 754.000 tấn và 15% còn lại sẽ là gạo chất lượng trung bình, tương đương 1,131 triệu tấn.

Các chuyên gia ngành lúa gạo Việt Nam cho rằng, ngay từ đầu năm 2025, cần có các phương án sản xuất và kinh doanh phù hợp. Về mặt thị trường xuất khẩu, bên cạnh việc duy trì xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm như Philippines và Indonesia, Việt Nam cần chủ động đa dạng hóa thị trường và sản phẩm, hướng tới các thị trường tiềm năng như châu Âu, Mỹ, Trung Đông, Tây Á và châu Phi. Các địa phương cần tập trung sản xuất những loại gạo chất lượng cao, đặc sản, được thị trường ưa chuộng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề xuất các địa phương tập trung nguồn lực triển khai Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”, nhằm giúp Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong sản xuất lúa chất lượng cao, phù hợp với xu thế tiêu dùng toàn cầu.

Với tình hình nguồn cung dự báo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất Bộ Công Thương đẩy mạnh xuất khẩu gạo vào các tháng có sản lượng thu hoạch lớn (tháng 2, 3, 4, 7, 8 và 9 trong năm 2025) để ứng phó với diễn biến thị trường. Đồng thời, Bộ Công Thương cần tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng các thị trường xuất khẩu để đảm bảo xuất khẩu hết lượng gạo hàng hóa, đồng thời bảo đảm lợi ích hài hòa giữa người sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu.

Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề xuất cơ chế quản lý hệ thống thương lái thu mua lúa theo hướng chuyên nghiệp, với hợp đồng rõ ràng và các chính sách hỗ trợ như doanh nghiệp, để đảm bảo chất lượng và nguồn cung ổn định cho xuất khẩu.

googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1728378970213-0'); });

Trước đó, giá gạo xuất khẩu tại các nước chủ chốt giảm mạnh, đạt mức thấp nhất trong hai năm qua, sau khi Ấn Độ nới lỏng các hạn chế đối với xuất khẩu gạo. Hiện tại, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam đã giảm xuống dưới 400 USD/tấn, trong khi giá gạo 5% tấm của Thái Lan cũng chỉ còn trên 410 USD/tấn, giảm hơn 200 USD/tấn so với cùng kỳ năm trước.

Trong nước, lúa Jasmine (khô) trung bình tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đạt mức 8.250 đồng/ kg; lúa IR50404 (khô) trung bình đạt 6.680 đồng/kg; lúa OM6976 (khô) trung bình 7.250 đồng/kg…

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường gạo thế giới vừa trải qua một giai đoạn giao dịch chậm, thấp hơn nhiều so với chu kỳ hàng năm. Sự giảm giá của lúa gạo trong nước và giá gạo xuất khẩu từ cuối năm 2024 được cho là do tình trạng dư cung trên thị trường toàn cầu.

Trong khi các thị trường nhập khẩu gạo truyền thống lớn như Indonesia và Philippines đang tạm ngừng hoặc giảm bớt mua vào để theo dõi diễn biến giá, sản lượng gạo từ các nước sản xuất lớn, đặc biệt là Ấn Độ, lại tăng mạnh. Cụ thể, Indonesia (thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam) đang tự chủ lương thực và chỉ nhập khẩu lượng nhỏ gạo tùy theo nguồn cung, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam.

Báo cáo mới nhất từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2024 - 2025 sẽ đạt mức kỷ lục 532,66 triệu tấn, cao hơn gần 10 triệu tấn so với năm trước. Riêng Ấn Độ sẽ sản xuất 145 triệu tấn gạo, tăng 7,2 triệu tấn so với năm trước, làm gia tăng dư thừa nguồn cung và khiến nhiều khách hàng truyền thống của Việt Nam phải trì hoãn mua hàng vì kỳ vọng giá sẽ tiếp tục giảm.

Theo TTXVN

Nguồn: https://baotintuc.vn/kinh-te/gia-gao-xuat-khau-xuong-thap-dong-luc-de-phat-trien-thi-truong-moi-20250219162956395.htm


Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Cá tra kỳ vọng tăng trưởng xuất khẩu 10%

DNTH: 2025 hứa hẹn sẽ là năm xuất khẩu cá tra chinh phục những cột mốc mới, nhất là khi nền kinh tế toàn cầu có xu hướng phục hồi mạnh mẽ.

Nhẫn vượt SJC tăng lên mức 92 triệu đồng mỗi lượng

DNTH: Giá vàng hôm nay 20/2, thị trường thế giới quay đầu giảm so với phiên trước, mặc dù quỹ ủy thác vàng lớn nhất thế giới vẫn gom mạnh. Giá vàng SJC và nhẫn cùng tăng mạnh, nhẫn lên ngưỡng 92 triệu đồng/lượng.

Giá gạo xuất khẩu chưa có tín hiệu hồi phục

DNTH: Giá lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua có sự biến động không nhiều. Nguồn cung dồi dào cả trong nước và các nước trong khu vực khiến giá gạo xuất khẩu chưa có tín hiệu hồi phục.

Giá lúa gạo đồng loạt giảm nhẹ

DNTH: Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay 13/2 tại thị trường trong nước giảm nhẹ 50 - 100 đồng/kg với một số loại lúa và gạo. Thị trường giao dịch mua bán gạo khá, lượng về ít. 

Giá heo hơi hôm nay 13/2: Đồng Nai tiếp tục có giá cao nhất cả nước

DNTH: Ghi nhận giá heo hơi hôm nay 13/2 lặng sóng trên toàn quốc trong sáng nay, đang được bán ra với giá từ 68.000 - 73.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay 11/2/2025: Đắk Lắk thêm 2.000 đồng/kg, giá tiêu chạm mốc 160.000 đồng/kg

DNTH: Giá tiêu hôm nay 11/2/2025 trong khoảng 155.500 - 159.000 đồng/kg. Giá tiêu đầu giờ sáng nay tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg. Đắk Lắk thêm 2.000 đồng/kg, đưa giá tiêu khu vực này chạm mốc 160.000 đồng/kg. Giá tiêu tăng mạnh là do nhu cầu tiêu...

XEM THÊM TIN