Thứ ba, 26/09/2023, 18:54

tapchidoanhnghiepvathuonghieu@gmail.com

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Nông thôn Việt Nông sản việt

Giá lúa gạo đồng loạt tăng, thị trường xuất khẩu gạo sôi động

DNTH: 2 tháng đầu năm 2022 lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt 974.556 tấn (tăng mạnh 48,6% so với 2 tháng đầu năm 2021), thu về gần 469,26 triệu USD (tăng 30,6%).
Giá lúa gạo đồng loạt tăng, thị trường xuất khẩu gạo sôi động.
Giá lúa gạo đồng loạt tăng, thị trường xuất khẩu gạo sôi động.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, tuần qua, giá lúa gạo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã đồng loạt tăng, sau 1 tuần chững lại trước đó.

Cụ thể, lúa thường tại ruộng cao nhất là 5.625 đồng/kg, giá bình quân là 5.507 đồng/kg, tăng 79 đồng/kg. Giá lúa thường tại kho cao nhất 7.050 đồng/kg, trung bình là 6.520 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg.

Giá các mặt hàng gạo cũng tăng tốt. Giá gạo 5% tấm có giá cao nhất 9.450 đồng/kg, giá bình quân 9.160 đồng/kg, tăng 14 đồng/kg. Gạo 15% tấm có giá cao nhất 9.250 đồng/kg, giá bình quân 8.958 đồng/kg, tăng 25 đồng/kg. Gạo 25% tấm có giá cao nhất 9.050 đồng/kg, giá bình quân 8.675 đồng/kg, tăng 33 đồng/kg. Gạo xát trắng loại 1 có giá trung bình là 9.200 đồng/kg, tăng 67 đồng/kg.

Lượng gạo nguyên liệu về nhiều hơn, các kho hỏi mua đều. Bên cạnh giá các mặt hàng lúa gạo tăng, phụ phẩm tấm, cám khô cũng hút hàng, giá tiếp tục có xu hướng tăng. Thị trường giao dịch sôi động.

Hiện toàn vùng ĐBSCL đã thu hoạch được 30% diện tích lúa Đông Xuân, trong đó chủ yếu là Đài thơm 8 và OM 18; lúa IR504 và OM5154 khan hàng.

Giá lúa gạo đồng loạt tăng, thị trường xuất khẩu gạo sôi động ảnh 1
Giá lúa tăng mạnh. Ảnh: CT

 

Các doanh nghiệp nhận định, thị trường xuất khẩu gạo đang thuận lợi bởi, nhiều thị trường đang hồi phục sau đại dịch Covid-19. Nhiều chuỗi cung ứng từng bị đứt gãy do đại dịch cũng đang được kết nối lại, giúp cho sức mua bán tăng lên. Bên cạnh đó, căng thẳng Nga – Ukraine khiến cho nhiều nước tiếp tục quan tâm hơn tới việc dự trữ lương thực.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 2/2022 cả nước xuất khẩu 468.952 tấn gạo, tương đương 223,34 triệu USD, giá trung bình 476,3 USD/tấn, giảm 7,3% về lượng và giảm 9,2% về kim ngạch so với tháng 1/2022 và giảm 2,1% về giá. So với tháng 2/2021 thì tăng mạnh 52% về lượng, tăng 33,2% kim ngạch nhưng giảm 12,4% về giá.

Trong tháng 2/2022 xuất khẩu gạo sang thị trường chủ đạo Philippines tăng mạnh 30,4% về lượng và tăng 27,2% kim ngạch so với tháng 1/2022, đạt 305.180 tấn, tương đương 140,14 triệu USD; So với tháng 2/2021 tăng rất mạnh 254,9% về lượng, tăng 203% kim ngạch nhưng giảm 14,6% về giá. Thị trường Trung Quốc cũng tăng 21,3% về lượng và tăng 15% kim ngạch, đạt 44.878 tấn, tương đương 21,83 triệu USD; nhưng so với tháng 2/2021 thì giảm mạnh 55,7% về lượng, giảm 59% kim ngạch và giảm 7,9% về giá.

Tính chung cả 2 tháng đầu năm 2022 lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt 974.556 tấn (tăng mạnh 48,6% so với 2 tháng đầu năm 2021), thu về gần 469,26 triệu USD (tăng 30,6%), giá trung bình đạt 481,5 USD/tấn (giảm 12%). Philippines vẫn đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, đạt trên 539.231 tấn, tương đương 250,35 triệu USD, giá trung bình 464,3 USD/tấn, tăng mạnh 110,7% về lượng, tăng 81,9% về kim ngạch nhưng giảm 13,4% về giá so với 2 tháng đầu năm 2021; chiếm 55,3% trong tổng lượng và chiếm 53,4% trong tổng kim ngạch gạo xuất khẩu của cả nước.

Trung Quốc đứng thứ 2 với 81.884 tấn, tương đương 40,82 triệu USD, giá trung bình 498,5 USD/tấn, giảm mạnh 48,6% về lượng, giảm 51,2% về kim ngạch nhưng giảm 5% về giá so với cùng kỳ năm 2021; chiếm trên 8% trong tổng lượng và tổng kim ngạch.

Thị trường Bờ Biển Ngà đứng thứ 3 đạt 95.946 tấn, tương đương 38,02 triệu USD, giá 396,3 USD/tấn, tăng 205,7% về lượng và tăng 127,8% kim ngạch nhưng giảm 25,5% về giá so với cùng kỳ, chiếm 9,9% trong tổng lượng và chiếm 8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.

Nhìn chung, trong 2 tháng đầu năm 2022 xuất khẩu gạo sang đa số các thị trường mạnh so với cùng kỳ năm 2021.
Nhìn chung, trong 2 tháng đầu năm 2022 xuất khẩu gạo sang đa số các thị trường mạnh so với cùng kỳ năm 2021.

 

Hiện giá gạo xuất khẩu của Việt Nam và các nước xuất khẩu lớn đều tăng lên. Giá gạo 5% tấm của Thái Lan tăng lên từ 415- 428 USD/tấn, mức cao nhất kể từ cuối tháng 6/2021. Trong khi đó, giá gạo 5% tấm tại Ấn Độ, nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, đã tăng lên 371- 378 USD/tấn từ mức tương ứng 370- 376 USD/tấn của tuần trước đó, đây cũng là mức cao nhất kể từ giữa tháng 6/2021.

Giá gạo 5% tấm của Việt Nam đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 12/2021 ở mức từ 410-415 USD/tấn vào ngày 10/3, so với mức tương ứng 400 USD/tấn vào tuần trước đó, trong bối cảnh nhu cầu cao hơn, và xung đột Ukraine-Nga khiến các khách hàng từ những nước khác thuộc châu Á đặt hàng nhiều hơn.

Chi phí vận chuyển đã tăng lên đáng kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bắt đầu, với chi phí vận chuyển hàng hóa quốc tế tăng 50% và chi phí vận chuyển hàng hóa nội địa tăng từ 70-80%.

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng cũng nhờ các tuyến giao thương với Trung Quốc mở lại, cùng với một số thương nhân cho rằng nhiều người có nhu cầu tìm kiếm nguồn hàng thay thế do cuộc khủng hoảng Ukraine.

Các chuyên gia nhận định, các chuyến hàng đưa gạo sang Trung Quốc dự kiến sẽ tăng lên do nước này đang mở cửa biên giới với Việt Nam sau khi dỡ bỏ các biện pháp phòng dịch Covid-19. Cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại Ukraine có thể thúc đẩy một số khách hàng nhập khẩu nhiều gạo từ châu Á hơn, trong đó có Việt Nam. Dự đoán, xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ tăng đáng kể từ tháng 3/2022 với các điểm đến truyền thống là Philippines và châu Phi, ngoài Trung Quốc.

Xuất khẩu gạo năm nay đã sôi động ngay từ những tháng đầu năm, báo hiệu một năm thuận lợi hơn về đầu ra của lúa gạo Việt Nam. Trên bình diện ngành lúa gạo toàn cầu, trong năm nay, cả sản lượng lẫn tiêu thụ đều được dự báo tăng, nhưng mức tăng tiêu thụ cao hơn nhiều so với mức tăng sản lượng. Đây cũng là tín hiệu tốt cho xuất khẩu gạo Việt Nam.

Cụ thể, theo báo cáo tháng 1/2022 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng gạo toàn cầu trong niên vụ 2021-2022 được dự báo đạt kỷ lục 509,9 triệu tấn (xay xát), tăng hơn 2,6 triệu tấn so với niên vụ 2020-2021. Tiêu thụ gạo toàn cầu trong niên vụ 2021-2022 dự báo đạt kỷ lục 510,3 triệu tấn, tăng gần 7,8 triệu tấn so với niên vụ 2020-2021. 

Copy Link

Theo Dân Việt

Cùng chuyên mục

Việt Nam trực tiếp giám sát khử trùng vải thiều xuất khẩu sang Nhật

Việt Nam trực tiếp giám sát khử trùng vải thiều xuất khẩu sang Nhật

DNTH: Việc Nhật Bản ủy quyền cho Việt Nam giám sát quy trình xử lý khử trùng vải thiều xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản có thể mở ra tiền lệ cho nhiều loại trái cây khác.
Ngỡ ngàng mô hình nông nghiệp xanh xứ Lạng

Ngỡ ngàng mô hình nông nghiệp xanh xứ Lạng

DNTH: HTX Nông sản Hữu Lũng (Lạng Sơn) thường gọi là The Farm Valley, được thành lập và đi vào hoạt động tháng 10/2020. Nhờ gắn kết với các chương trình khuyến nông, HTX đã trở thành hình mẫu của tỉnh Lạng Sơn về canh tác hữu cơ, gắn với du lịch trải nghiệm nông nghiệp xanh.
Mía được mùa được giá, nông dân Gia Lai phấn khởi

Mía được mùa được giá, nông dân Gia Lai phấn khởi

DNTH: Vụ mía 2022 - 2023 thuận lợi, vừa được mùa và được giá, người trồng mía tại tỉnh Gia Lai phấn khởi.
Nuôi cá lạ cứu vùng tôm thua lỗ, cá lớn nhanh thị trường ưa chuộng còn được hỗ trợ giống và vốn

Nuôi cá lạ cứu vùng tôm thua lỗ, cá lớn nhanh thị trường ưa chuộng...

DNTH: Để hạn chế khó khăn cho người dân khi nuôi tôm thua lỗ và những vùng nuôi thủy sản bị ô nhiễm, Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi đã triển khai mô hình nuôi cá mú trân châu thương phẩm trong ao. Đây là giống cá mới, có chất lượng cao, cá lớn nhanh và hạn chế ô nhiễm môi trường. Tham gia mô hình người dân còn được hỗ trợ 50% chi phí giống, thức ăn.
Nông dân trồng cây tiền tỷ tiết lộ "bí kíp" chống rụng trái

Nông dân trồng cây tiền tỷ tiết lộ "bí kíp" chống rụng trái

DNTH: Ngoài việc chăm sóc kỹ lưỡng, người trồng sầu riêng tại tỉnh Đắk Lắk còn tất bật thuê nhân công neo cành, cột từng quả sầu riêng để ngăn chặn tình trạng rụng trái.
Gỡ thẻ vàng, các tỉnh ĐBSCL đã quyết liệt nhưng còn khó khăn

Gỡ thẻ vàng, các tỉnh ĐBSCL đã quyết liệt nhưng còn khó khăn

Thời gian qua, các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL đã rất nỗ lực thực hiện chống khai thác hải sản bất hợp pháp (IUU), hướng tới tháo gỡ “thẻ vàng”.
Thực hư câu chuyện vườn sâm Ngọc Linh "trên giấy" tại Kon Tum

Thực hư câu chuyện vườn sâm Ngọc Linh "trên giấy" tại Kon Tum

DNTH: ​Trong ngày khai trương tại thành phố Kon Tum, Công ty Sâm Việt Nam công bố đã trồng 10 ha vườn sâm Ngọc Linh, tại huyện Tu Mơ Rông và Đăk Glei. Tuy nhiên, thông tin này gây bất ngờ cho nhiều người.
Niên vụ 2022: vải thiều Hải Dương, Bắc Giang được mùa

Niên vụ 2022: vải thiều Hải Dương, Bắc Giang được mùa

DNTH: Niên vụ vải năm 2022, chất lượng và năng suất vải thiều của 2 tỉnh Hải Dương và Bắc Giang, hai vựa vải lớn nhất cả nước, đều vượt trội so với năm 2021.