Giải pháp, bảo tồn âm nhạc cổ truyền, nhạc cụ dân tộc Việt Nam.

08:27 | 23/02/2019

DNTH: Có thể nói, âm nhạc dân tộc đã bộc lộ đầy đủ mọi mặt sinh hoạt của cuộc sống cộng đồng. Nối con người với thiên nhiên, đất trời, cỏ cây, sông núi…Nhưng trước sự phát triển của đời sống xã hội, đòi hỏi phải gìn giữ, bảo tồn âm nhạc cổ truyền và nhạc cụ dân tộc ở Việt Nam.

Làm sao đưa được nhạc cụ dân tộc vào thế hệ trẻ?

Sáo trúc một trong những nhạc cụ âm nhạc có lẽ là lâu đời nhất trong các loại nhạc cụ dân gian Việt Nam. Bắt đầu từ những thân tre mảnh mai trong vườn nhà tiếng sáo trỗi lên như ru trẻ trong những giấc trưa oi ả, sáo theo trẻ ra đồng réo rắt trên lưng trâu, cho tới khi tiếng chiều rơi chậm hồn quê. Tiếng sáo thanh bình, ngọt ngào và đầy ắp tâm hồn Việt Nam ấy đã và đang sống cùng chúng ta từ mái tranh nghèo cho tới những căn phòng máy lạnh nơi thành thị. Đơn giản như vậy nhưng thật ra muốn thu hút tâm hồn của trẻ thì không hề dễ một chút nào.  Những người đi trước, phụ huynh cần cố gắng sức khơi dậy và thắp lên ngọn lửa đam mê âm nhạc, nhạc cụ dân tộc trong tâm hồn mỗi đứa trẻ, mang tâm nguyện lớn với hy vọng lưu giữ bản sắc văn hóa của dân tộc.

Tìm lại chỗ đứng cho âm nhạc dân tộc.

Nhạc sĩ NSƯT Đỗ Đức Liên (Nguyên trưởng phòng nghệ thuật Nhà hát ca múa nhạc Trung Ương).

Trao đổi với Nhạc sĩ NSƯT Đức Liên, 63 tuổi, phường Phương Mai, Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội cho biết: Âm nhạc là một loại hình di sản văn hóa không thể thiếu trong đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Trước hết là trên thông tin đại chúng, nên có các quảng cáo về nhạc cụ dân tộc để đi sâu vào quần chúng nhân dân biết, ngay trong hệ thống sáo trúc có mấy chục loại khác nhau, có nhiều âm thanh khác nhau, mỗi loại sáo là một truyền thuyết những câu chuyện tình rất hay.

Và ông cũng cho biết thêm âm nhạc dân tộc đang bị coi nhẹ, bản thân người dân tộc cũng học các nhạc cụ hiện đại, sử dụng nhạc cụ của mình thì tự ti và cũng không biết học từ ai, có rất nhiều nghệ nhân làm nhạc cụ nhưng độ chuẩn xác về hàng âm đang còn nhiều chênh phô khi mua và học thì đều bị lệch lạc. Muốn chuẩn thì phải đến Hà Nội cái nôi của nền âm nhạc nước nhà, nhưng nhu cầu đến đâu thì làm và dạy đến đấy.

Tiếp cận âm nhạc dân tộc vào trường học.

Hệ thống sáo được bảo tồn tại nhà riêng của NSƯT Đức Liên.

“Mong muốn của tôi và của rất nhiều nghệ sĩ được đi sâu vào các bậc tiểu học, trung học để nói chuyện về âm nhạc dân tộc, giao lưu các bạn trẻ để nói các nhạc cụ xuất xứ ở đâu?, âm sắc như thế nào? Làn điệu như thế nào?. Nhưng không được mời và không có cơ hội để phổ biến, nếu được mời như thế thì rất tuyệt vời. Tuy là nghệ sĩ lớn nhưng hoạt động phạm vi chỉ được Nhà nước mời đi biểu diễn tại các địa phương nhưng đi vào trường học thì không có”, NSƯT Đức Liên nói.

Một thời gian dài khán giả không mặn mà với nhạc cụ dân tộc, thì những năm gần đây rộ lên một số phong trào chơi sáo, chơi nhạc cụ dân tộc, rồi các câu lạc bộ ca trù, dân ca vùng miền được khôi phục lại, nhưng đều là nhưng tập thể cá nhân tự phát chưa có một hệ thống chính qui và chuyên nghiệp. Chúng ta cần phải quan tâm hơn nữa phục chế, phổ biến, sưu tầm, nghiên cứu phổ biến sâu rộng cho tầng lớp nhân dân thì lúc đó mới bảo tồn gìn giữ được nền âm nhạc rất quí của chúng ta.

Phát huy giá trị di sản âm nhạc dân tộc.

Để công tác bảo tồn di sản âm nhạc dân tộc hiệu quả cao hơn, các địa phương cần xây dựng phong trào dạy và học nhạc cụ dân tộc sôi nổi hơn, phù hợp với từng dân tộc, cộng đồng; có cơ chế phù hợp về đầu tư kinh phí để thu hút người dạy và học; các hội thi về di sản âm nhạc truyền thống cần có hình thức thu hút, kích cầu qua trao giải…Đặc biệt, lãnh đạo địa phương, các cấp, ngành liên quan cần thấy rõ giá trị âm nhạc cổ truyền của các dân tộc, từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Bên cạnh đó, cần có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với các nghệ nhân, nghệ sĩ làm công tác bảo tồn di sản âm nhạc ở mỗi địa phương để động viên, khích lệ tinh thần lao động, sự đam mê, sáng tạo của họ, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có âm nhạc dân tộc.

Nam Lê

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Đại lễ Vesak 2025: 10.000 người sẽ tham dự lễ hoa đăng cầu nguyện hòa bình

DNTH: Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) sẽ đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 (Đại lễ) từ ngày 6 đến 8/5 ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, các hoạt động chào mừng diễn ra từ ngày 2.5. Trong khuôn khổ đại...

'Sắc màu thành phố Bác' đặc sắc với nhiều loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống

DNTH: Nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống của Việt Nam như cải lương, hát bội, múa bóng rỗi, đờn ca tài tử... được trình diễn kết hợp trong chương trình 'Sắc màu thành phố Bác', diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM).

Hà Nội bắn pháo hoa mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

DNTH: Thành phố tổ chức bắn pháo hoa vào ngày 22/4 và 27/4 tại khu vực đường đua F1 (quận Nam Từ Liêm) và công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

Công nghệ trình chiếu ánh sáng chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

DNTH: Tối 19/4, UBND TP Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa Thể thao TP Hồ Chí Minh đã khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao, công nghệ trình diễn chủ đề “Sắc màu Thành phố Bác” để chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam,...

Nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

DNTH: Sáng nay (18/4) tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm (2023-2025) tổ chức Họp báo các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống...

Sẽ có 119 bài tham luận tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

DNTH: Hội thảo kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) cấp quốc gia sẽ diễn ra tại TP. HCM vào ngày mai (20/4). Hội thảo có 119 bài tham luận được chuẩn bị công phu và nghiêm túc.

XEM THÊM TIN