Giải pháp nào xử lý tận gốc vấn đề ùn ứ nông sản?

21:24 | 12/01/2022

DNTH: Hiện, chỉ có 9 loại hoa quả của Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, còn lại các mặt hàng nông sản khác muốn xuất khẩu thì đều qua tiểu ngạch. Đáng chú ý, kể cả thịt heo cũng chưa được xuất chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Có thể thấy sự nhìn nhận, đầu tư của người nông dân vẫn chưa theo kịp với yêu cầu của thị trường.

 Tình trạng ùn tắc nông sản tại các cửa khẩu sang Trung Quốc liên tục lặp lại trong những năm qua
 Tình trạng ùn tắc nông sản tại các cửa khẩu sang Trung Quốc liên tục lặp lại trong những năm qua.

Ùn ứ nông sản là một trong những vấn đề được quan tâm đặc biệt tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Công thương chiều 12/1.

Chỉ có 9 loại quả xuất khẩu chính ngạch

Lý giải vấn đề ùn ứ nông sản xuất khẩu, bà Nguyễn Cẩm Trang, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết, nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp khiến Trung Quốc tạm dừng thông quan ở hầu hết các cửa khẩu từ khi dịch bệnh lần thứ 4 bùng phát ở phía bắc, Trung Quốc đã có sự quan ngại về tình hình dịch bệnh. Dù ta đã có nhiều nỗ lực giao thiệp với phía bạn để không gián đoạn giao thương nhưng Trung Quốc vẫn thực hiện nhiều giải pháp tăng cường kiểm soát hàng hóa phòng, chống dịch.

Về nguyên nhân chủ quan, không thể phủ nhận các hạn chế cố hữu trong sản xuất và xuất khẩu nông sản của Việt Nam thời gian qua như: sản xuất chưa đúng với quy trình, tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường; chất lượng hoặc bao gói vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu của thị trường nhập khẩu; việc truy xuất nguồn gốc, đăng ký vùng trồng còn chậm… điều này dẫn đến việc trong số các sản phẩm nông sản xuất khẩu, vẫn có nhiều sản phẩm chưa thể xuất khẩu chính ngạch mà vẫn phải sử dụng hình thức trao đổi cư dân biên giới.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã ký kết ACFTA (Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc), trong đó ta đã đàm phán mức thuế về 0% đối với các sản phẩm nông sản xuất khẩu. Đồng thời, Việt Nam cũng có Hiệp định RCEP với mức giảm thuế xuất khẩu rất sâu. 

“Tuy nhiên, do việc đàm phán về quản lý chất lượng còn chậm, đến nay cả nước mới có 9 sản phẩm được công nhận xuất khẩu sang Trung Quốc. Việc đàm phán về kiểm dịch cũng chậm nên 100% sản phẩm trái cây xuất khẩu sang Trung Quốc đều phải kiểm dịch, trong khi đó, con số này với trái cây Thái Lan là 30%. Đây là khó khăn rất lớn cho nông sản Việt Nam khi xuất khẩu sang Trung Quốc”, bà Trang chỉ rõ.

Từ khi xuất hiện tình trạng ùn ứ, Chính phủ đã vào cuộc quyết liệt và có các cuộc họp chỉ đạo các bộ, ngành nhằm tháo gỡ tình trạng này. Bộ Công Thương đã nhanh chóng thành lập đoàn công tác cùng các tỉnh biên giới đưa ra giải pháp tháo gỡ và liên tục khuyến cáo doanh nghiệp điều tiết tiến độ đưa hàng lên biên giới. Các địa phương biên giới cũng thực hiện nhiều biện pháp phòng dịch đối với các xe, hàng ùn ứ tại cửa khẩu thời gian qua.

Bộ Công thương và Bộ Ngoại giao đã trao đổi với phía bạn để có giải pháp kịp thời trước mắt tháo gỡ khó khăn như thống nhất quy trình giao nhận hay kéo dài thời gian thông quan tại cửa khẩu.

Đến nay, tình hình đã có những tiến triển tích cực. Nhiều cửa khẩu đã thông quan trở lại như Quảng Tây đã cho mở lại cửa khẩu tại Đông Hưng từ 10/1. Đặc biệt, với mặt hàng thanh long, từ 12/1 đã bắt đầu được thông quan qua cửa khẩu Lào Cai.

Phát biểu tại họp báo, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải nhìn nhận, hiện chỉ có 9 loại hoa quả của Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, còn lại các mặt hàng nông sản khác muốn xuất khẩu thì đều qua tiểu ngạch.

Đáng chú ý, kể cả thịt heo cũng chưa được xuất chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, nên nếu sản xuất ra thừa thì quay lại phải nhìn vào sự hỗ trợ ngay tại thị trường trong nước. Do vậy, có thể thấy sự nhìn nhận, đầu tư của người nông dân vẫn chưa theo kịp với yêu cầu của thị trường.

“Chỉ khi nào các doanh nghiệp lớn tham gia và đưa thành các chuỗi (đầu ra họ lo, giống của họ), tìm cách phối hợp với nông dân và đạt được tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu thì mới không còn chuyện "giải cứu”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói.

Cần giải pháp triệt để

Trên thực tế, bà Nguyễn Cẩm Trang cho rằng, tình trạng ùn ứ nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc trong giai đoạn cận Tết liên tục lặp lại trong nhiều năm gần đây. Do đó, cần các giải pháp căn cơ hơn.

Cụ thể, cần quan tâm đến chất lượng nông sản xuất khẩu, nâng tầm nông sản xuất khẩu để đa dạng hoá thị trường; xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc và thâm nhập vào các thị trường đã ký kết các FTA nhằm tận dụng ưu đãi thuế quan từ thị trường này.

Đối với địa phương sản xuất, địa phương cần quan tâm đến kế hoạch kết nối cung cầu ngay từ đầu vụ, đặc biệt là với người mua, khách hàng tại Trung Quốc. Bắc Giang, Hải Dương vừa qua làm rất tốt việc kết nối giao thương ngay từ đầu vụ nên vài năm gần đây, không có tình trạng tắc nghẽn với nông sản.

Bộ Công thương cũng sẽ phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là đơn vị đàm phán về kiểm dịch để có nhiều loại quả hơn xuất khẩu sang Trung Quốc và rút ngắn tỷ lệ trái cây phải kiểm dịch.

Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cũng cho biết, thị trường trong nước đã tổ chức được một mạng lưới tiêu thụ hàng hóa, kể cả trong bối cảnh khó khăn nhất như bão lụt, thiên tai hay hàng từ biên giới quay lại nội địa do dịch bệnh. Do đó, cần tận dụng, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước.

Nông sản cũng là nhóm hàng ưu tiên đưa vào chương trình bình ổn thị trường được triển khai trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh là kênh tiêu thụ đặc biệt với nhiều hợp đồng tiêu thụ hàng năm được chốt cho các doanh nghiệp rất lớn.

“Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải vừa qua cũng đã trực tiếp tham gia các cuộc kết nối cung cầu không chỉ trong nước mà còn với các thương vụ trên thế giới để tiêu thụ nông sản. Nhờ đó, hơn 300.000 tấn vải thiều; hơn 100.000 tấn nhãn; hơn 4 triệu tấn gạo, nông sản, rau củ quả, hàng trăm triệu quả trứng đã được tiêu thụ… từ tháng 8 đến 31/12/2021. Mạng lưới tiêu thụ nông sản thực sự là bệ đỡ cho doanh nghiệp trong giai đoạn gặp khó khăn hoặc việc lưu thông giữa các vùng miền gặp khó khăn”, bà Lê Việt Nga chia sẻ.

Xem link!

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Ngày 09/12: Giá tiêu có thể trạm mốc 15.000 đồng/kg

DNTH: Cập nhật giá tiêu hôm nay (ngày 09/12/2024), giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu, tiêu thế giới.

Ngày 09/12: Giá cà phê trong nước vẫn tiếp tục tăng

DNTH: Cập nhật giá cà phê hôm nay (ngày 09/12/2024), giá cà phê trực tuyến, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê nhân, cà phê Arabica.

Ngày 09/12: Giá vàng đi ngang chờ tín hiệu từ giá USD

DNTH: Giá vàng hôm nay (ngày 09/12/2024): Giới chuyên gia cho rằng, giá vàng sẽ tiếp tục mô hình củng cố trong tuần này, trong khi thị trường đang chờ đợi các chất xúc tác tiếp theo.

Hộp quà Tết hơn trăm nghìn đồng hút khách

DNTH: Các doanh nghiệp cho biết hộp quà Tết giá 150.000-500.000 đồng đang được ưa chuộng nhất năm nay, phản ánh xu hướng tiết kiệm khi sức mua èo uột.

Giá lúa gạo ngày 06/12: Giá lúa tươi tiếp đà tăng mạnh

DNTH: Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay (ngày 06/12/2024) tại khu vực trong nước điều chỉnh tăng mạnh 300 - 400 đồng/kg với một số loại lúa. Thị trường giao dịch chậm, kho mua ít đè giá, lúa tươi tiếp tục tăng mạnh.

Ngày 06/12: Giá heo hơi ở Miền Bắc chạm ngưỡng 64.000 đồng/kg

DNTH: ghi nhận giá heo hơi của nhiều địa phương tại khu vực miền Bắc và miền Trung hôm nay tiếp đà tăng nhẹ. Hiện giá đang dao động trong khoảng từ 60.000 - 64.000 đồng/kg.

XEM THÊM TIN