Giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên trong giai đoạn chuyển đổi số - Vấn đề và giải pháp
13:40 | 10/04/2025
DNTH: Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chuyển đổi số đang tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội, giáo dục lý luận chính trị (GDLLCT) cho sinh viên đứng trước yêu cầu cấp thiết phải đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức.
Bài viết tập trung phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác GDLLCT trong giai đoạn chuyển đổi số, từ đó đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập, góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới.
Giáo dục lý luận chính trị là quá trình tổ chức, truyền đạt hệ thống tri thức chính trị - tư tưởng mang tính khoa học, cách mạng và nhân văn cho người học, nhằm hình thành thế giới quan, phương pháp luận và bản lĩnh chính trị vững vàng. Đối với sinh viên - lực lượng trí thức trẻ trong tương lai, GDLLCT không chỉ cung cấp nền tảng tư tưởng, mà còn góp phần rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý thức công dân, tinh thần trách nhiệm với xã hội và đất nước. Trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, các học phần lý luận chính trị (chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam…) giữ vị trí trụ cột, đóng vai trò định hướng giá trị và tư tưởng cho sinh viên. Đây cũng là kênh quan trọng để truyền tải những quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước một cách hệ thống, chuẩn mực và có định hướng.
Chuyển đổi số trong giáo dục là quá trình ứng dụng công nghệ số vào toàn bộ hoạt động dạy và học nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng và trải nghiệm học tập. Đối với giáo dục lý luận chính trị, chuyển đổi số không chỉ là sự thay đổi về công cụ, mà còn là sự biến đổi căn bản về phương thức tiếp cận tri thức, tổ chức hoạt động dạy - học và tương tác giữa người dạy - người học. Các nền tảng học tập trực tuyến, hệ thống quản lý học tập (LMS), kho học liệu số, mạng xã hội và trí tuệ nhân tạo đang mở ra những cơ hội lớn trong việc đa dạng hóa phương pháp giảng dạy, cá thể hóa quá trình học tập và tăng cường tính chủ động của người học. Tuy nhiên, đồng thời cũng đặt ra thách thức lớn đối với công tác GDLLCT, khi sinh viên dễ bị tác động bởi các nguồn thông tin sai lệch, phản khoa học, thậm chí xuyên tạc nền tảng tư tưởng của Đảng. Do đó, trong bối cảnh chuyển đổi số và toàn cầu hóa mạnh mẽ, công tác GDLLCT cho sinh viên cần bảo đảm những yêu cầu cơ bản như: Tính chính trị - tư tưởng cao nhằm giữ vững định hướng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tính khoa học, hiện đại và thực tiễn phù hợp với trình độ, nhu cầu và đặc điểm tâm lý của sinh viên; tính linh hoạt, tương tác và cá thể hóa phù hợp với điều kiện học tập đa dạng trong môi trường số; tính khả năng tích hợp công nghệ số nhằm nâng cao hiệu quả và hấp dẫn của hoạt động dạy - học.
Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam, GDLLCT tại các trường đại học đang đối mặt với không ít thách thức và cơ hội mới. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, các hình thức giảng dạy và học tập đã có sự thay đổi sâu sắc, đặc biệt là trong việc áp dụng các công cụ số hóa vào giảng dạy lý luận chính trị. Các trường đại học như Đại học Đại Nam, Đại học Thăng Long và Đại học Nguyễn Trãi đã và đang tích cực triển khai các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị, đồng thời đáp ứng nhu cầu đào tạo trong một môi trường học tập ngày càng số hóa. Kết quả khảo sát tại ba trường đại học ngoài công lập trên địa bàn Hà Nội (Đại học Đại Nam, Đại học Thăng Long và Đại học Nguyễn Trãi) cho thấy, công tác GDLLCT bước đầu đã có những chuyển biến tích cực trong việc ứng dụng công nghệ thông tin và đổi mới phương pháp giảng dạy. Nhiều giảng viên đã bước đầu sử dụng các nền tảng trực tuyến như Google Meet, Zoom, Moodle để tổ chức lớp học và đánh giá người học. Đa số sinh viên được khảo sát nhận thức được vai trò của các môn lý luận chính trị trong việc định hướng tư tưởng, hình thành thế giới quan và bản lĩnh chính trị.

Bên cạnh việc giảng dạy trong chương trình chính khóa, nhiều trường đại học và tổ chức đoàn thể cũng triển khai các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho đoàn viên, thanh niên. Những lớp học này góp phần bồi dưỡng bản lĩnh chính trị, củng cố niềm tin vào con đường cách mạng mà Đảng và dân tộc đã lựa chọn.

Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số trong GDLLCT cũng đặt ra nhiều vấn đề cần được nghiên cứu và giải quyết có thể nhận diện một số vấn đề nổi bật đặt ra đối với công tác GDLLCT trong giai đoạn chuyển đổi số như sau:
Thứ nhất, đổi mới nội dung giảng dạy vẫn còn chậm và thiếu tính cập nhật. Nội dung các học phần lý luận chính trị hiện vẫn chủ yếu dựa trên giáo trình truyền thống, ít tích hợp các kiến thức thực tiễn, đặc biệt là các vấn đề thời sự, xu thế quốc tế, các thách thức mới đối với nền tảng tư tưởng của Đảng. Trong môi trường số, sinh viên có xu hướng tiếp nhận các nguồn thông tin đa dạng, nhanh chóng, điều này đòi hỏi nội dung giảng dạy phải có chiều sâu, linh hoạt và tính mở cao. Hiện nay, tại nhiều trường đại học, phương pháp giảng dạy lý luận chính trị vẫn còn nặng về truyền thụ kiến thức một chiều, thiếu tính tương tác, chưa khai thác hết tiềm năng của công nghệ số trong đổi mới phương pháp dạy học.
Thứ hai, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học còn đơn điệu, thiếu tính tương tác. Dù đã bước đầu ứng dụng các nền tảng học tập trực tuyến, nhưng nhiều lớp học lý luận chính trị vẫn mang tính “độc thoại” từ phía giảng viên. Việc thiếu công cụ hỗ trợ tương tác và đánh giá liên tục làm giảm tính hấp dẫn của môn học, khiến sinh viên khó tiếp thu sâu sắc và toàn diện các nội dung chính trị - tư tưởng.
Thứ ba, đội ngũ giảng viên còn thiếu kỹ năng số và phương pháp dạy học tích cực. Không ít giảng viên vẫn còn lúng túng trong việc sử dụng công nghệ, chưa khai thác hiệu quả các phần mềm trình chiếu, công cụ đánh giá trực tuyến hay nền tảng mạng xã hội trong giảng dạy. Điều này làm giảm năng lực thích ứng và hiệu quả chuyển đổi số trong GDLLCT.
Thứ tư, chưa có hệ thống học liệu số đồng bộ, phong phú và hấp dẫn. Việc xây dựng kho học liệu mở, tài nguyên số có tính chính thống, chuẩn hóa để hỗ trợ người học tiếp cận tri thức chính trị một cách chủ động vẫn còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, sinh viên ngày càng bị chi phối bởi các nội dung không kiểm chứng trên mạng xã hội, dễ dẫn đến nhận thức sai lệch về bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vai trò lãnh đạo của Đảng.
Thứ năm, môi trường truyền thông số đặt ra thách thức lớn trong đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Các thế lực thù địch lợi dụng không gian mạng để tuyên truyền xuyên tạc, phủ nhận vai trò của Đảng, kích động “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, nhất là đối tượng trí thức trẻ. Nếu GDLLCT không theo kịp sự phát triển của truyền thông hiện đại thì rất dễ bị “lấn át” và mất đi vai trò định hướng chủ đạo.
Từ thực tiễn và những vấn đề đặt ra đã phân tích, có thể xác định một số nhóm giải pháp cơ bản nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng GDLLCT cho sinh viên trong điều kiện chuyển đổi số như sau:
Một là, đổi mới nội dung giảng dạy theo hướng hiện đại, gần gũi với thực tiễn. Cập nhật các nội dung lý luận gắn với thực tiễn chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước và thế giới; tích hợp các vấn đề thời sự, các chủ đề liên quan đến chuyển đổi số, an ninh mạng, truyền thông số trong giảng dạy; xây dựng các chuyên đề mở, có tính lựa chọn, để tăng sự chủ động và hứng thú cho người học.
Hai là, đa dạng hóa phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Tăng cường phương pháp dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm: thảo luận nhóm, tình huống, phản biện, diễn đàn tư tưởng; kết hợp linh hoạt giữa hình thức trực tiếp và trực tuyến (blended learning); sử dụng các nền tảng học tập trực tuyến (LMS), phần mềm tương tác (Kahoot, Mentimeter, Padlet…), video học liệu, podcast, infographic chính trị… Đặc biệt, trong thời kỳ chuyển đổi số, nhiều cơ sở giáo dục đã triển khai các mô hình giảng dạy lý luận chính trị theo hướng phát triển năng lực, tư duy sáng tạo, kết hợp phương pháp thảo luận nhóm nhằm nâng cao hiệu quả tiếp nhận kiến thức cho sinh viên.
Ba là, nâng cao năng lực số cho đội ngũ giảng viên. Tổ chức các chương trình bồi dưỡng kỹ năng số, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; hỗ trợ giảng viên sử dụng thành thạo các nền tảng trực tuyến, thiết kế học liệu số và vận hành lớp học ảo; xây dựng cộng đồng giảng dạy lý luận chính trị chia sẻ tài nguyên, kinh nghiệm.
Bốn là, phát triển hệ sinh thái học liệu số chính thống. Xây dựng kho học liệu mở với các tài liệu đa phương tiện (video, bài giảng điện tử, sơ đồ tư duy…); tích hợp tài nguyên số trên các nền tảng LMS, website học tập chuyên ngành; tạo kênh thông tin chính thống trên mạng xã hội để tiếp cận sinh viên hiệu quả hơn.
Năm là, tăng cường truyền thông tư tưởng và định hướng dư luận trên không gian mạng. Chủ động nắm bắt, phân tích và phản bác các thông tin sai lệch trên mạng xã hội; hình thành đội ngũ “tuyên truyền viên số” trong sinh viên: tạo video, infographic, bài viết có nội dung chính trị tích cực, lan tỏa tinh thần yêu nước, trách nhiệm xã hội; phối hợp giữa nhà trường - tổ chức Đoàn - giảng viên - sinh viên để tạo thành mạng lưới giáo dục chính trị trong môi trường số.
Tóm lại, giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên trong bối cảnh chuyển đổi số không chỉ là một yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo mà còn là giải pháp chiến lược góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng. Trong quá trình chuyển đổi số, bên cạnh những cơ hội về phương pháp, công cụ, và phạm vi tiếp cận, công tác giáo dục lý luận chính trị cũng đối diện với nhiều thách thức như sự phân tán thông tin, tính thụ động của người học, và sự suy giảm niềm tin chính trị trong một bộ phận sinh viên. Để nâng cao hiệu quả của giáo dục lý luận chính trị trong giai đoạn hiện nay, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục lý luận chính trị, góp phần hình thành thế hệ sinh viên vừa có bản lĩnh chính trị vững vàng, vừa có năng lực thích ứng và hội nhập sâu rộng với thời đại./.

Quy định mới điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội
DNTH: Bộ LĐTB&XH đã ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 28/2/2025.

Cách tính hưởng chính sách nghỉ thôi việc cho cán bộ, công chức
DNTH: Bộ Nội vụ đã hướng dẫn cách tính hưởng chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã. Có 3 khoản trợ cấp cần biết.

Bỏ phố về quê nuôi lợn, cô gái trẻ kiếm 700 triệu đồng trong 2 tháng
DNTH: Vì muốn ở gần cha mẹ, cô gái sinh năm 1997 quyết định nghỉ công việc mơ ước tại một hãng hàng không, trở về quê nuôi lợn.

Quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp
DNTH: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 14/2024/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

Trường hợp được đi xe máy lên vỉa hè năm 2025, ai cũng nên biết
DNTH: Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 168/2024 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe có hiệu lực.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2025 và quy trình nộp
DNTH: Khi thu nhập cá nhân tăng lên, vấn đề thuế thu nhập cá nhân (TNCN) ngày càng được quan tâm. Năm 2025, sẽ có nhiều thay đổi về cách tính thuế TNCN theo quy định mới.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...