Giáo sư ĐH RMIT: Việt Nam đã có đủ tiền đề tốt nhất để thăng hạng ngang tầm chuẩn kinh tế của Thái Lan và Malaysia

09:22 | 05/02/2019

DNTH: Giáo sư Ian Eddie cho biết Việt Nam có lẽ đã có đủ tiền đề tốt nhất để thăng hạng lên ngang tầm với chuẩn kinh tế tại Thái Lan và Malaysia. Việt Nam hiện được phân loại là Thị trường biên (frontier market) và đang dần chuyển đổi thành Thị trường mới nổi (emerging market), đã tự định vị tốt, cải cách hệ thống tài chính, có Chính phủ rất bình ổn, và có một trong những đồng tiền mạnh nhất.

Trong quá trình chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường, kinh tế Việt Nam đã đạt đến ngưỡng rất khả quan.

Giáo sư Ian Eddie, Giáo sư VinaCapital chuyên nghiên cứu về đầu tư cổ phần tư nhân của RMIT Việt Nam, tin rằng việc Chính phủ áp dụng chính sách bình ổn mạnh mẽ đã góp phần bồi đắp vào thành công hiện nay của Việt Nam, cũng như trong các năm 2019 và 2020.

Theo số liệu của Tổng cuc Thống kê, GDP của Việt Nam năm 2018 tăng 7,08% so với cùng kỳ. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm trở lại đây.

Việt Nam có lẽ đã có đủ tiền đề tốt nhất để thăng hạng lên ngang tầm với chuẩn kinh tế tại Thái Lan và Malaysia

 

Ông Eddie cho biết: “Dù Chính phủ chưa thực hiện nhiều cải cách như người dân mong muốn, nhưng chính sự thận trọng đã giảm bớt nguy cơ cho nền kinh tế non trẻ như Việt Nam”.

Theo chỉ số Morgen Stanley Composite Index (MSCI), Việt Nam hiện được phân loại là Thị trường biên (frontier market) và đang dần chuyển đổi thành Thị trường mới nổi (emerging market). Việc chuyển thành Thị trường mới nổi sẽ đánh dấu bước chuyển đổi kinh tế quan trọng với Việt Nam trong phạm vi ASEAN, vì điều này sẽ thu hút nguồn vốn nước ngoài từ các nhà đầu tư quốc tế lớn nhiều hơn, giúp hỗ trợ phát triển kinh tế Việt Nam.

“Bạn có thể nhìn ra rằng Việt Nam có lẽ đã có đủ tiền đề tốt nhất để thăng hạng lên ngang tầm với chuẩn kinh tế tại Thái Lan và Malaysia. Việt Nam đã tự định vị tốt, cải cách hệ thống tài chính, có Chính phủ rất bình ổn, và liên quan đến Thị trường mới nổi, Việt Nam có một trong những đồng tiền mạnh nhất. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam rất mạnh mẽ và hiện đã vượt hơn 100% GDP của đất nước. Việt Nam đang có được vị thế hết sức đặc biệt mà không nhiều quốc gia trên thế giới có được khi đầu tư trực tiếp hơn hẳn GDP”, Giáo sư ĐH RMIT Việt Nam nhìn nhận.

Giáo sư ĐH RMIT: Việt Nam đã có đủ tiền đề tốt nhất để thăng hạng ngang tầm chuẩn kinh tế của Thái Lan và Malaysia - Ảnh 2.
 

Theo Giáo sư Eddie, sự chuyển đổi này sẽ phụ thuộc vào việc cải cách doanh nghiệp Nhà nước của Chính phủ.

“Để đạt được danh hiệu Thị trường mới nổi, quan trọng là phải cải cách thị trường và chứng khoán. Chính phủ phải thu hẹp những khoảng cách này để duy trì tăng trưởng tương lai bền vững, duy trì tình trạng công khai để doanh nghiệp và lao động nước ngoài đến với Việt Nam, đồng thời tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp mới. Ngày nay, thành phố cần phải là trung tâm đổi mới sáng tạo và là nơi cổ vũ những doanh nghiệp mới”.

“Việt Nam hiện có nền kinh tế xuất khẩu mạnh; hầu hết hàng xuất có nguồn từ đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhưng nếu các công ty Việt Nam đang tự lớn mạnh và bồi đắp kỹ năng, họ sẽ có thế xây dựng năng lực ASEAN quốc tế hóa hơn nữa”, Giáo sư Eddie nói.

Dù mọi dấu hiệu đều chỉ ra rằng triển vọng năm 2019 kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng tích cực, Giáo sư Eddie cũng chỉ ra hai thách thức rõ nét mà Chính phủ sẽ phải đối mặt trong những năm tới: tăng trưởng kinh tế vững mạnh trong môi trường kinh tế toàn cầu nhiều biến động và quản trị sự bất bình đẳng kinh tế (khoảng cách giàu nghèo).

“Chính phủ cần củng cố đồng tiền mạnh nhằm đảm bảo rằng dòng vốn chảy vào thật khả quan để Việt Nam có được cân bằng giao thương khả quan, đồng tiền phải mạnh và không cần ‘cầu cứu’ đến nguồn vốn quốc tế quá mức dễ dẫn đến nguy cơ về tài chính. Nếu có thể thực hiện điều này, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia hưởng lợi, đặc biệt nếu cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc càng trở nên sâu sắc hơn theo chiều hướng nào đi chăng nữa”, ông Eddie khuyến nghị.

Giáo sư Ian Eddie là Giáo sư VinaCapital chuyên nghiên cứu về đầu tư cổ phần tư nhân tại RMIT Việt Nam. Ông tập trung nghiên cứu về kinh tế và thị trường vốn ở Việt Nam.

Giáo sư Eddie có hơn 20 năm kinh nghiệm trong quản trị chiến lược cho các chương trình và hoạt động nghiên cứu của các khoa kinh doanh. Ông từng nắm giữ các vị trí lãnh đạo cấp cao trong lĩnh vực học thuật tại ba trường đại học của Úc gồm Trưởng khoa Kinh doanh New England tại Đại học New England, Hiệu trưởng trường Kinh doanh và Quản trị tại Đại học Canberra, và Hiệu trưởng trường Đào tạo Sau đại học ngành Quản trị tại Đại học Southern Cross.

 


Bình An

Theo Trí Thức Trẻ

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nhà máy Đường An Khê nghiêm cấm sử dụng máy cơ giới gắp mía nguyên liệu

DNTH: Ngày 18/6, Nhà máy Đường An Khê (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) - đơn vị trực thuộc Công ty CP Đường Quảng Ngãi (QNS) ra thông báo về việc tuyệt đối không sử dụng máy cơ giới gắp mía nguyên liệu trong vụ sản xuất 2025-2026, nhằm...

PVcomBank khẳng định sứ mệnh cộng đồng cùng Robocon 2025

DNTH: Tối 13/6, các trận đấu cuối cùng của vòng chung kết cuộc thi sáng tạo Robot Việt Nam 2025 (Robocon 2025) đã diễn ra tại Nhà thi đấu Ninh Bình, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Trong vai trò là đơn vị đồng hành, đại diện Ngân hàng TMCP...

Meey Atlas với tham vọng trở thành nền tảng bản đồ số hàng đầu Việt Nam

DNTH: Với nhiều ưu điểm vượt trội, khác biệt, Meey Atlas - Nền tảng bản đồ số toàn diện cho người Việt do Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land (Meey Group) phát triển đã ghi dấu ấn mạnh mẽ. Đây cũng chính là sản phẩm đã chinh phục...

Mã vùng trồng – không có thì không xuất được, mà muốn có thì không dễ

DNTH: Trong câu chuyện của những người làm nông nghiệp xuất khẩu hôm nay, cụm từ “mã vùng trồng” không còn xa lạ.

Dongfeng Box – Hình mẫu của sống xanh, món quà tinh tế dành riêng cho phụ nữ thành đạt

DNTH: Mới đây, chiếc xe điện đô thị Dongfeng Box đã chính thức được bàn giao cho một trong những đại lý tiêu biểu của Hismart – thương hiệu sữa công thức nhập khẩu nguyên lon từ Đức và New Zealand. Một sự kiện không chỉ đánh dấu...

Nestlé Việt Nam ký kết hợp tác với ĐH Quốc gia TP.HCM thực thi mô hình “3 nhà”

DNTH: Nestlé Việt Nam và Đại học Quốc gia TP.HCM đã ký kết hợp tác nhằm phối hợp triển khai nhiều sáng kiến thiết thực nhằm đào tạo, phát triển và kết nối nhân tài trẻ theo mô hình hợp tác “3 nhà” (Nhà nước - nhà trường - doanh...

XEM THÊM TIN