Gìn giữ nét đẹp truyền thống lễ Vu lan báo hiếu và nghi thức bông hồng cài áo
14:56 | 08/08/2019
DNTH: Từ xa xưa người Việt Nam đã có tục thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ đó là sự thể hiện tấm lòng tri ân người sinh thành ra mình và nuôi dưỡng dậy dỗ mình khôn lớn, nó đã trở thành truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Việc thờ cúng này được thể hiện trong các gia đình người Việt, và được thực hiện vào các ngày giỗ, tết hàng năm trong mỗi gia đình.
Từ khi Đạo Phật truyền vào Việt Nam, triết lý, luật lệ, lễ nghi của Phật giáo được người Việt tiếp nhận, và ngược lại Phật giáo cũng dần được dân gian hóa, trở thành Phật giáo Việt Nam. Văn hóa Phật giáo đã đi vào tiềm thức tư tưởng của người dân Việt Nam. Một trong những ngày lễ quan trọng của Phật giáo trong năm là ngày Rằm tháng 7 (Âm lịch), với ý nghĩa là ngày lễ “Vu lan báo hiếu”. Theo truyền thuyết của Nhà Phật, Tôn giả Mục Kiền Liên phá ngục cứu mẹ. Chuyện kể rằng, bà Thanh Đề, thân mẫu của ngài Mục Kiền Liên, là phu nhân của một viên tướng, gia cảnh giầu sang, nhưng lại có tâm ác, luôn có những hành động trái với luân thường đạo lý. Viên tướng, chồng bà không hề hay biết để khuyên ngăn. Con trai bà, ngài Mục Kiền Liên biết rằng mẹ mình luôn tạo ra nghiệp ác, Ngài đã sớm xuất gia đầu Phật để tìm cách cứu chuộc cho thân mẫu mình khi chết khỏi bị đầy vào hỏa ngục.
Bà Thanh Đề chết, Mục Kiền Liên thấy đau lòng vì ác nghiệp của mẹ mình tạo ra khi còn sống, Ngài đã cầu xin Đức Phật cứu giúp. Phật Thích Ca hướng dẫn Tôn giả Mục Kiền Liên đợi ngày các sư kết thúc “khóa An cư”, tổ chức “ Tự tứ”, (ngày Rằm tháng 7 Âm lịch) đó là ngày các sư hoan hỉ nhất thì xin các sư tụng niệm độ trì cho. Mục Kiền Liên đã làm theo lời Đức Phật chỉ dậy, vong hồn bà Thanh Đề được thoát khỏi hỏa ngục. Từ đó, Phật giáo lấy ngày Rằm tháng 7 hàng năm làm ngày lễ quan trọng với tên gọi là ngày “Lễ Vu lan” (hay Vu lan bồn).
|
Lễ Vu lan báo hiếu thể hiện sự tri ân sâu sắc đối với các bậc sinh thành, cần được gìn giữ và phát huy trong xã hội hiện nay. Ảnh minh họa |
Nghi lễ Vu lan của Phật giáo được người dân đón nhận và duy trì nhưng nó lại được dân gian hóa với cái tên gọi là “Ngày xá tội vong nhân” (xá tội cho những vong hồn bị đầy trong địa ngục). Từ đó ngày lễ “Xá tội vong nhân” được nhiều nơi tin theo thực hiện,.
Quá trình thực hiện nghi lễ này của Phật giáo Việt Nam lại đã phát triển lên một bước cao hơn với ý nghĩa là ngày lễ “Báo Ân- Báo hiếu”, lại cũng được cụ thể chi tiết ra thành 4 nội dung lớn, trở thành lễ “Báo Tứ trọng Ân đức”. Bốn nội dung này là: Trước hết, là báo hiếu, báo ân đối với bố mẹ, ông bà, tổ tiên; Hai là, đối với người thầy dậy dỗ; Ba là, đối với những người đã bảo vệ cuộc sống an lành cho mình và những người đó đã phải hi sinh, hoặc những người làm ra của cải vật chất để nuôi sống mình; Bốn là, ơn đối với quốc gia, xã hội cái nôi nuôi dưỡng mình.
Với nội dung mang ý nghĩ to lớn, song, nghi lễ này từ trước tới nay không được thống nhất, nó tùy thuộc vào từng nơi. Người Việt thường coi đó là ngày vong hồn của tổ tiên ông bà cha mẹ mình được xá tội, vì vậy con cháu phải lo cúng lễ chu đáo, ngoài việc chuẩn bị cỗ bàn để cúng lễ ra còn phải mua sắm cả đồ vàng mã, gồm: Tiền vàng, quần áo và những thứ vật dùng thường ngày như trên trần thế để cúng tế rồi đốt đi cho người thân ở nơi chín suối “tiêu dùng và sử dụng”, việc làm này chỉ thực hiện vào ngày Rằm tháng 7 âm lịch, (vì chỉ có ngày này, thì vong hồn cha mẹ, ông bà mới được ra khỏi địa ngục và mới nhận được những thứ ở nơi trần thế “gửi xuống”). Suốt cả cuộc đời trên cõi nhân thế ai mà không có những lúc phạm phải những sai lầm, thậm chí còn phạm phải những sai phạm nghiêm trọng thì khi chết đi con cháu vì thương xót cha mẹ, ông bà mình mà lo lắng là phải.
|
Nghi thức bông hồng cài áo mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp. Ảnh minh họa |
Việc đốt vàng mã đã được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa nói đến và đặc biệt là quý vị giáo phẩm trong Phật giáo đã nói nhiều về vấn đề này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có văn bản hướng dẫn, nhưng không những không giảm đi mà còn ngày một gia tăng, nhất là gần đây khi đời sống của nhân dân được nâng lên, thì việc cúng lễ này càng trở nên khác lạ. Một số gia đình khá giả, họ còn mua sắm cả những thứ đồ mã, như: nhà lầu, xe hơi, xe máy, hoặc ngựa giấy đắt tiền để đốt cho người thân quá cố. Chi phí vào việc này không phải chỉ là tiền triệu mà là số tiền lớn chứ không phải nhỏ. Con cháu nhà giầu làm vậy, con cháu nhà nghèo cũng phải suy nghĩ, từ đó đã tạo cho những kẻ cơ hội kiếm tiền bất chính lợi dụng phát triển mê tín dị đoan.
Việc tri ân đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên là việc làm cần phải được khuyến khích, nhưng ngoài việc tri ân đối với người quá cố thì trước hết phải tri ân đối với những người còn đang sống (cha mẹ, ông bà) để họ yên lòng. Những năm gần đây, báo chí đã nói khá nhiều đến việc con cháu đối xử tệ bạc với cha mẹ, ông bà, có những chuyện thật đau lòng mà mọi người đã biết, tôi xin không nhắc lại.
Về nghi thức tổ chức ngày lễ Vu lan Báo hiếu trong các chùa mỗi nơi làm một khác, không thống nhất, thường là tổ chức lễ “Trai đàn chẩn tế”, cúng siêu độ cho các cô hồn tại các chùa, hoặc từng gia đình có yêu cầu riêng, văn cúng nhiều năm nay ở một số chùa miền Bắc thường lấy “Văn tế Thập loại chúng sinh” của cụ Nguyện Du làm nội dung chính. Ở các tỉnh phía Nam lại có những nghi thức khác. Những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ trước (thế kỷ XX) xuất hiện một nét mới đó là: Trong ngày lễ Báo ân, báo hiếu ngoài những nghi thức thông thường trong Phật giáo ra còn có một nét rất đặc biệt đó là những người đến chùa dự lễ, nhất là giới trẻ, mỗi người đều được cài lên ngực áo một bông hoa hồng nhỏ (người còn mẹ thì được cài bông hồng đỏ, người không còn mẹ thì được cài bông hồng trắng) để mọi người nhớ về người mẹ của mình. Đây có lẽ là một nghi thức mang ý nghĩa nhân văn cao cả...
Lễ Vu lan báo hiếu theo đúng truyền thống Nhà Phật là một nét đẹp, nó làm cho mọi người tự cảnh tỉnh với chính mình mà rèn luyện đạo đức, lối sống, nhất là trong tình hình hiện nay khi mà đạo đức xã hội đang xuống cấp nghiêm trọng. Nghi lễ này nên chăng cần được tổ chức quy mô hơn với hình thức phong phú hơn ở tất cả các chùa trong cả nước, để trở thành như ngày Hội truyền thống về sự giáo dục đạo đức nhân cách con người.
Mọi người ai rồi cũng sẽ già đi, nếu lễ Vu lan được tổ chức hàng năm theo một nghi thức trang trọng. Những người già cả trong gia đình (ông bà, cha mẹ) với ngày lễ đó được con cháu dắt đến chùa làm lễ cầu phúc, sau khi dự lễ xong, về nhà tùy mức độ gia cảnh mà có mâm cơm cúng lễ gia tiên rồi cả nhà ăn uống vui vẻ cũng làm ấm lòng các bậc cha mẹ lắm. Đó cũng là biện pháp giáo dục con cháu một cách có hiệu quả nhất.
Nếu nghi lễ này được tổ chức thành ngày “Hội Vu lan – Báo Hiếu” chắc sẽ làm cho xã hội ta ngày càng tốt đẹp hơn.
Theo Ban Tôn giáo Chính phủ
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- bông hồng cài áo /
- vu lan báo hiếu /
- nét đẹp truyền thống /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Đại lễ Vesak LHQ 2025 triển khai quy mô với nhiều hoạt động ý nghĩa
DNTH: Tại tu viện Khánh An (Quận 12, TP.HCM), Tiểu ban Lễ hội văn hóa Phật giáo Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 đã có buổi họp triển khai các nội dung, thống nhất công tác chuẩn bị.

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 - Khẩn trương hoàn thiện mọi công tác chuẩn bị
DNTH: Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 dự kiến tổ chức tại TPHCM từ ngày 6-8/5, với 2.700 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự. “Tuyên bố TPHCM” là một điểm nhấn nổi bật của sự kiện bên cạnh nhiều hoạt động văn hóa ý...

Tết Hàn thực, nét văn hoá độc đáo của người Việt
DNTH: Tết Hàn Thực, diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch hằng năm, là một trong những phong tục truyền thống lâu đời của người Việt. Tết hàn thực mang đậm bản sắc dân tộc với những ý nghĩa riêng biệt gắn liền với văn hóa...

Bừng sáng tài sắc muôn hoa tại vòng Bán kết Press Beauty 2025
DNTH: Ngày 29/3, Top 20 nữ sinh đã cùng tranh tài tại vòng thi bán kết của cuộc thi Tài sắc nữ sinh Báo chí (Press Beauty) 2025. Vòng thi là một sân khấu rực lửa, nơi thể hiện tài năng của các thí sinh sau quá trình được học tập, rèn luyện...

Độc đáo lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang
DNTH: Lễ cầu mưa là nét văn hóa dân gian đặc trưng của đồng bào dân tộc Jrai, với mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mong cho dân làng có sức khỏe tốt, cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang”
DNTH: Chương trình dân ca dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang” của các dân tộc Tây Nguyên là một trong những điểm nhấn thú vị tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) cuối tuần này.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...