Thứ hai, 25/09/2023, 19:48

tapchidoanhnghiepvathuonghieu@gmail.com

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Phát triển thương hiệu Thương hiệu

Gìn giữ nghề tạc tượng gỗ truyền thống Sơn Đồng

DNTH: Làng nghề Gỗ mỹ nghệ Sơn Đồng, nổi tiếng với các sản phẩm đồ thờ bằng gỗ, tạc tượng Phật, tượng Mẫu, sản xuất đồ thờ cúng mỹ nghệ tinh xảo như Hoành phi – Câu đối, sập thờ, bàn thờ, cửa võng… và các loại đồ thờ cúng. Tất cả đều được sơn son thiếp vàng, thiếp bạc một cách tỉ mỉ.
Nghệ nhân Nguyễn Bá Quý (người ngồi bên trái) đang tạc khuôn mặt của tượng
Nghệ nhân Nguyễn Bá Quý (người ngồi bên trái) đang tạc khuôn mặt của tượng

Tinh hoa mỹ nghệ phát triển cùng chiều dài lịch sử

Tiếng máy cắt, xé từng thớ gỗ từ xa vọng lại, tiếng lạch cạch của dùi đục đập vào cán đục, tiếng máy đánh bóng mặt gỗ êm êm, đều đều của các nghệ nhân, hòa lẫn vào nhau tạo nên một thứ âm thanh hối hả của làng nghề Sơn Đồng, nơi chuyên sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, đồ thờ cúng, thuộc xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội. Từ đây, những khúc gỗ thô sơ, những gốc cây cổ thụ xù xì, qua bàn tay người thợ sẽ trở thành tượng Phật Thích Ca, tượng các vị La Hán, tượng Đức Thánh Trần, Văn Thù Bồ Tát, Tam Thế Phật, Phật Bà nghìn tay Nghìn mắt, các linh vật, Hoành Phi - Câu đối, Án gian, Bàn thờ… cùng vô số các loại đồ thờ cúng thủ công mỹ nghệ khác.

Nghề tạc tượng Sơn Đồng đã có truyền thống từ rất lâu đời, theo chiều dài lịch sử cha truyền, con nối hàng ngàn năm, qua nhiều thế hệ. Bởi vậy mà tượng Sơn Đồng, luôn mang trong mình những nét huyền bí, riêng có. Ở đó là bí kíp của cha ông truyền lại, mà khách hàng khó có thể tìm được những vật phẩm ở nơi khác, đặc sắc như ở nơi đây. Tạc tượng là một nghề đòi hỏi người thợ phải tích lũy rất nhiều kinh nghiệm, đa phần phải là những nghệ nhân với tay nghề rất cao mới cho ra những tác phẩm hoàn hảo.

Tạc tượng không phải cứ nhìn theo hình mẫu có sẵn, sẽ ra được sản phẩm; người tạc được tượng, phải là người có kiến thức nhất định về các tôn giáo, nhất là Phật giáo; phải là người am hiểu về sự hình thành các di tích lịch sử, cũng như tích và tính cách của các vị Phật, các vị Thánh và văn hóa tâm linh của người Việt; phải là người có một tâm hồn trong sáng, mới mong cho ra được những sản phẩm mà khi nhìn vào, người ta thấy nét hoan hỉ đến nhẹ lòng; hoặc nghiêm trang đến mức, người yếu bóng vía không dám đối diện.

Những người thợ đang thực hiện các công đoạn của sản phẩm
Những người thợ đang thực hiện các công đoạn của sản phẩm

Gìn giữ bí kíp của cha ông

Chúng tôi tìm đến cơ sở tạc tượng của chú Nguyễn Bá Quý, một trong những gia đình gắn bó với nghề qua rất nhiều thế hệ. Bước qua cánh cổng vào tới sân, đập vào mắt chúng tôi là vô số tượng gỗ đã xong phần tạc thô. Chú Quý cho biết: “Những anh thợ trẻ chỉ làm được những phần đơn giản như bệ, thân, áo; những chi tiết như nét mặt, thần thái, tướng hình thì chú phải trực tiếp bắt tay vào việc; làng nghề Sơn Đồng có từ vài trăm năm trước đến hàng ngàn năm lịch sử, chúng tôi sinh ra cũng chỉ biết nối nghiệp cha ông, chứ không ai biết nghề tạc tượng Sơn Đồng có từ thời ký nào”.

“Trong làng hiện có khoảng 2.000 hộ dân và hơn 400 cơ sở kinh doanh thủ công mỹ nghệ; 50% trong số này chuyên làm nghề điêu khắc gỗ, với gần 300 xưởng sản xuất; cả làng có trên 4.000 thợ lành nghề và nhiều nghệ nhân giỏi. Mức thu nhập bình quân cho một thợ lành nghề là từ 6 đến 12 triệu đồng/tháng, tùy vào việc làm và tay nghề của từng người. Làng nghề Sơn Đồng đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động tại địa phương, cũng như lao động từ nơi khác đến”. Chú Quý chia sẻ.

Để tạo ra những sản phẩm có giá trị kinh tế và tính thẩm mỹ cao, bí kíp mà cha ông truyền lại không chỉ là tạc như thế nào, mà còn là vật liệu được chọn là gỗ gì cho từng loại sản phẩm, tuổi của gỗ là bao nhiêu, bí quyết pha màu sơn gốc như thế nào… đảm bảo cho sản phẩm đạt được tối đa về độ tinh xảo, tính mỹ thuật, độ bền với thời gian và yếu tố hàng đầu là thần thái của bức tượng. Đây là yếu tố mang đậm màu sắc bí kíp, của cha ông truyền lại và năng khiếu, cũng như cái duyên với nghề của mỗi nghệ nhân.

Một số hình ảnh của sản phẩm gỗ mỹ nghệ Sơn Đồng

Qua nhiều năm hình thành và phát triển, làng nghề gỗ mỹ nghệ truyền thống Sơn Đồng đã cho ra thị trường rất nhiều chủng loại sản phẩm, tạo nên thương hiệu gỗ mỹ nghệ Sơn Đồng, mà người dân nhiều vùng miền trên đất nước đã biết đến. Quá trình công nghiệp hóa hiện nay, nhiều làng nghề đã dần mai một, bộ sưu tập làng nghề Việt ngày một nghèo nàn, nét văn hóa cổ xưa không phải nơi nào cũng lưu giữ được. Vì vậy, có điều kiện thuận lợi để duy trì, bảo tồn và phát triển nghề  truyền thống của cha ông, là điều vô cùng đáng trân trọng. Thêm vào đó, sự chung tay của Nhà nước, sự hỗ trợ của Chính quyền các cấp, là những yếu tố quyết định để lưu giữ được các làng nghề truyền thống, bảo tồn được nét văn hóa của người Việt.

Lê Tuyển

Cùng chuyên mục

Điều gì đã giúp VinSmart phát triển thần tốc ngay trong “năm thách thức” 2020?

Điều gì đã giúp VinSmart phát triển thần tốc ngay trong “năm thách...

DNTH: Đứng vững ở vị trí Top 3 thị trường điện thoại di động Việt đầy cạnh tranh chỉ sau chưa đầy 2 năm ra mắt sản phẩm, liên tiếp lập kì tích trong “năm thách thức” 2020, VinSmart được xem là nguồn cảm hứng cho các doanh nghiệp Việt vượt khó với tinh thần tiên phong, không ngừng sáng tạo và cải tiến công nghệ. 
VinFast tham gia cam kết khí hậu toàn cầu hướng tới không phát thải Carbon từ năm 2040

VinFast tham gia cam kết khí hậu toàn cầu hướng tới không phát thải...

DNTH: VinFast công bố tham gia Cam kết Khí hậu toàn cầu “The Climate Pledge” (TCP) – cam kết hướng tới mức phát thải carbon bằng 0 vào năm 2040 do Amazon và Global Optimism đồng sáng lập. Là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên và một trong số ít các nhà sản xuất ô tô trên thế giới tham gia TCP, VinFast khẳng định quyết tâm góp phần hướng tới phát triển bền vững.
Vinamilk bác tin không chính xác về nguồn nguyên liệu để sản xuất sữa

Vinamilk bác tin không chính xác về nguồn nguyên liệu để sản xuất sữa

Chiều 30/11, Công ty CP Sữa Việt Nam- Vinamilk phát đi thông cáo về nguồn nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm sữa.
ROMAN PLAZA: ĐẠT DANH HIỆU CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG XANH

ROMAN PLAZA: ĐẠT DANH HIỆU CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG XANH

DN&TH; Sáng ngày 25/11/2017, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, HẢI PHÁT GROUP vinh dự nhận giải thưởng Công trình xây dựng sử dụng Năng lượng Xanh cho Dự án Roman Plaza. Giải thưởng được trao tại Lễ công bố, trao tặng danh hiệu cơ sở, công trình xây dựng sử dụng NĂNG LƯỢNG XANH năm 2017 do Ban Chủ nhiệm Chương trình sử dụng Năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam phối hợp với Hội Khoa học Công nghệ sử dụng Năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam tổ chức.
Mảng màu sáng tối trong hoạt động kinh doanh của thương hiệu VPI - Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú Invest

Mảng màu sáng tối trong hoạt động kinh doanh của thương hiệu VPI - Công...

DNTH: Thương hiệu Văn Phú – Invest (VPI) không ngừng phấn đấu để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng như tính chuyên nghiệp và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong hành trình xây dựng và phát triển thương hiệu, Văn Phú – Invest đã gặp phải không ít thăng trầm như: đầu tư tài chính kém hiệu quả, tình hình kinh doanh thì trồi sụt liên tục, xây dựng thương hiệu gặp nhiều khó khăn,…
Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội: Đẩy mạnh hợp tác với doanh nghiệp, nâng cao chất lượng dạy nghề và học nghề

Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội: Đẩy mạnh hợp tác với...

DNTH: Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội đã xây dựng được mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, sâu rộng với hơn 400 doanh nghiệp trong và ngoài nước để giải quyết việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ra trường. Đặc biệt, Nhà trường rất chú trọng tới việc phát triển thành cơ sở đào tạo nghề thông minh 4.0 đó là tính liên minh, liên kết không giới hạn giữa các Khoa đào tạo trong nhà trường như khoa Công nghệ Thông tin, Cơ khí, Điện – Điện tử, Ô tô…. để giáo dục nghề nghiệp luôn gắn liền với thực tiễn, theo kịp nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, sử dụng công nghệ cao hiện nay.
Thương hiệu dẫn đầu Việt Nam có giá trị lên tới 2,9 tỷ USD

Thương hiệu dẫn đầu Việt Nam có giá trị lên tới 2,9 tỷ USD

Forbes Việt Nam công bố danh sách 50 thương hiệu dẫn đầu trong các lĩnh vực kinh doanh tại Việt Nam năm 2020. Tổng giá trị thương hiệu của danh sách 2020 đạt hơn 12,6 tỷ USD, tăng 22% so với danh sách năm 2019. Tổng giá trị thương hiệu của danh sách 2020 đạt hơn 12,6 tỷ USD, tăng 22% so với danh sách năm 2019.
Vinamilk duy trì sức hút của nơi làm việc tốt nhất Việt Nam và châu Á

Vinamilk duy trì sức hút của nơi làm việc tốt nhất Việt Nam và châu Á

DNTH: Sau nhiều năm liên tiếp được biết đến như "Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam", Vinamilk tiếp tục được vinh danh là "Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2023".