Giới chuyên gia cảnh báo xu hướng lạm dụng hóa chất nông nghiệp tại Brazil
08:24 | 24/06/2019
DNTH: Nhiều nhà môi trường và hoạt động xã hội mới đây đã lên tiếng cảnh báo về xu hướng lạm dụng các hóa chất nông nghiệp độc hại tại Brazil – quốc gia có quỹ đất và quy mô nông nghiệp lớn nhất Mỹ Latinh.
Theo tuần báo Orbe (Cuba), trong hai thập kỷ qua, Brazil tăng mạnh việc sử dụng các hóa chất nông nghiệp có hại, chủ yếu là glyphosate, kể từ khi triển khai chiến lược phát triển nông sản biến đổi gen quy mô lớn. Trong khoảng thời gian này Brazil luôn đứng trong các nước sử dụng hóa chất nông nghiệp nhiều nhất thế giới.
Tại quốc gia rộng lớn và đông dân nhất Mỹ Latinh này, việc sử dụng các sản phẩm này tăng tới 90% trong 10 năm. Xu hướng này càng trở nên trầm trọng với lập trường coi nhẹ các vấn đề môi trường của chính phủ của Tổng thống Jair Bolsonaro hiện tại.
Chỉ trong 4 tháng đầu tiên tại nhiệm, Bộ trưởng Nông nghiệp Tereza Cristina Correa đã cấp 152 giấy đăng ký cho phép sử dụng các loại hóa chất nông nghiệp mới trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, mà một số trong số đó bị cộng đồng khoa học quốc tế coi là độc hại và bị cấm tại một số thị trường lớn như châu Âu và Mỹ.
Nhiều chuyên gia cảnh báo rằng việc sử dụng lập luận nâng cao năng suất để biện hộ cho xu hướng gia tăng sử dụng hóa chất trong nông nghiệp về lâu về dài cũng sẽ làm mất các khách hàng nước ngoài, vì xu thế toàn cầu là giảm bớt các yếu tố này, nhưng nghiêm trọng nhất vẫn là gây ra một quá trình “đầu độc trường kỳ” chính người nhân Brazil.
Nghị sĩ Nilto Tatto, thuộc Đảng Lao động và đại diện bang Sao Paulo, chia sẻ với Orbe: “Khoảng 70% các loại thực phẩm của chúng tôi đã bị ô nhiễm. Thật đáng tiếc là trong vòng 3 hoặc 4 thập kỷ qua, các nhà sản xuất nông nghiệp cũng không có lựa chọn, hỗ trợ kỹ thuật hay giải pháp thay thế nào cho việc sử dụng hóa chất và phân bón”.
Trong khi đó, Hiệp hội Sức khỏe tập thể Brazil ước tính trung bình mỗi người dân tại “xứ sở Samba” này “tiêu thụ” 7,3 lít hóa chất nông nghiệp mỗi năm.
Trước đây, quy trình cấp phép sử dụng cho một loại hóa chất nông nghiệp tại Brazil bao gồm đánh giá của các Bộ Nông nghiệp, Bộ Y tế và Bộ Môi trường, với đại diện lượt là Cơ quan Cảnh báo vệ sinh thực phẩm quốc gia, Viện Môi trường và Viện Tài nguyên tự nhiên có thể tái tạo.
Tuy nhiên, kể từ khi Quốc hội Brazil bãi nhiệm cựu tổng thống Dilma Rousseff vào năm 2016, Bộ Y tế và Bộ Môi trường đã bị đưa ra khỏi quy trình này, còn Bộ Nông nghiệp – nơi “quản lý” quyền lợi của các tập đoàn hóa chất lớn như Bayer, Basf, Syngenta và Monsanto – đã nới lỏng các thủ tục và việc sử dụng các hóa chất độc hại có xu hướng gia tăng.
Nghị sĩ Nilto Tatto cảnh báo: “Chúng tôi phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho dân chúng. Họ cần ý thức về những hậu quả mà hóa chất nông nghiệp gây ra cho môi trường, khi đây là yếu tố gây ô nhiễm nước phổ biến thứ 2 tại Brazil. Một nghiên cứu gần đây khẳng định rằng trung bình cứ 4 dòng sông tại Brazil thì 1 dòng sông có chứa 27 loại hóa chất nông nghiệp khác nhau”.
Theo một nghiên cứu độc lập công bố vào năm ngoái, hệ thống y tế công Brazil ghi nhận đã chăm sóc cho gần 40.000 người từng phơi nhiễm với các chất độc hại trên trong giai đoạn 2007 – 2017.
Hạ nghị sĩ Joao Daniel, điều phối viên của tổ nông nghiệp của Đảng Lao động tại Hạ viện Brazil, giải thích: “Chúng tôi có 8 triệu người bị ung thư, nhưng ngành y tế Brazil hiếm khi nói rằng các vấn đề về sức khỏe này là do các hóa chất nông nghiệp gây ra. Các doanh nghiệp nhiều thế lực này không để Bộ Y tế, các chính quyền địa phương hay người dân đòi họ phải chi trả phí chữa trị cho các căn bệnh từ các loại thuốc độc mà họ kinh doanh”.
Ông Joao Daniel nhận định cuộc đấu tranh chống lại thế lực bảo thủ kinh doanh nông sản và các tập đoàn đa quốc gia khổng lồ là rất khó khăn, cũng bởi vì chính họ cũng là các lực lượng nắm giữ ngành dược phẩm. Ông nói: “Ngoài việc sản xuất thuốc độc, họ cũng sản xuất cả thuốc chữa nữa, và như vậy chu kỳ quay vòng sinh lãi của họ ngày càng tăng”.
Lê Hà
BNews/TTXVN
Giá cà phê vượt đỉnh
Giá cà phê Arabica vừa thiết lập đỉnh mới, cao nhất trong 27 năm trở lại.
Dồn sức sản xuất 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải
DNTH: Chiều 21/11, Đoàn công tác Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam do Đại sứ Marc E. Knapper làm Trưởng đoàn đã đến tham quan mô hình nông nghiệp tuần hoàn từ rơm, công nghệ sản xuất phân hữu cơ từ rơm và mô hình trồng nấm rơm...
Chủ tịch Quốc hội dự lễ tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, HTX tiêu biểu toàn quốc 2024
DNTH: Tối 14/10, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc, biểu dương hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024 nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt...
Ngành nông nghiệp và WB bàn giải pháp hỗ trợ đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
DNTH: Chiều 23/9 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam đã họp với Đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới (WB) về các bước chuẩn bị ký Thỏa thuận chi trả giảm phát thải (ERPA) với Quỹ Tài...
Bước tiến số từ mô hình điểm “thôn thông minh” tại xã Phúc Hoà
DNTH: Với chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu, xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đã triển khai mô hình điểm "thôn thông minh" bước...
Thách thức chuyển đổi phù hợp với thị trường
DNTH: Trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, từ biến đổi khí hậu đến cạnh tranh trên thị trường quốc tế, việc tìm kiếm các giải pháp để phát triển chuỗi giá trị hàng nông sản đã trở thành nhiệm vụ cấp...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Tận hưởng ẩm thực Đà Nẵng - Hơn cả ngon
-
Yên Dũng: Lập biên bản vi phạm đối với công trình xây dựng không phép
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
Sống khỏe
-
Nhà có nhiều cửa sổ có tốt về mặt phong thủy không?
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...