Gunkul Engineering chi trăm triệu USD thâu tóm loạt dự án điện mặt trời tại Việt Nam

10:55 | 17/12/2020

DNTH: Mới nhất, Gunkul Engineering đã công bố việc thâu tóm dự án điện mặt trời Tân Châu có công suất 50 MW tại tỉnh Tây Ninh. Doanh nghiệp dự án được thành lập từ tháng 5/2018, từng do ông Tạ Xuân Thắng – một doanh nhân xuất hiện trong nhiều thương vụ “lướt sóng” điện mặt trời – là cổ đông sáng lập, nắm tỷ lệ chi phối.

Chi trăm triệu USD thâu tóm loạt dự án điện mặt trời tại Việt Nam, Gunkul Engineering lộ tham vọng lớn (Ảnh minh hoạ - Nguồn: Internet)
Chi trăm triệu USD thâu tóm loạt dự án điện mặt trời tại Việt Nam, Gunkul Engineering lộ tham vọng lớn (Ảnh minh hoạ - Nguồn: Internet)

Gunkul Engineering Public mới đây đã thông báo về việc mua lại dự án điện mặt trời Tân Châu tại tỉnh Tây Ninh. Dự án này vừa đi vào vận hành thương mại từ tháng 10/2020, có công suất 50 MW, được hưởng giá FIT 7,09 US cents trong giai đoạn 20 năm.

Theo đó, thông qua Công ty TNHH Bright Green Power, doanh nghiệp Thái Lan sẽ mua toàn bộ cổ phần của INT Energy Pte. Ltd – cổ đông sở hữu 99,9% cổ phần của doanh nghiệp dự án là CTCP Năng lượng Tân Châu (Tanchau Energy – TCE) với giá 47,14 triệu USD, tương đương khoảng 1.087 tỷ đồng.

Hiện, TCE còn có 2 cổ đông cá nhân khác là ông Chẩu Văn Sơn và ông Trần Anh Lợi với tỷ lệ sở hữu chỉ ở mức 0,05% vốn điều lệ.

Trong đó, cập nhật tới ngày 10/12/2020, ông Chẩu Văn Sơn (SN 1991, dân tộc Tày) vẫn đảm nhiệm cương vị Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc của TCE.

Gunkul Engineering chi trăm triệu USD thâu tóm loạt dự án điện mặt trời tại Việt Nam ảnh 1
Gunkul Engineering chi 47,14 triệu USD thâu tóm Nhà máy điện mặt trời Tân Châu

Tìm hiểu của VietTimes cho thấy, INT Energy Pte. Ltd và các ông Chẩu Văn Sơn hay Trần Anh Lợi chỉ là những nhà đầu tư thứ cấp tại TCE.

Doanh nghiệp này được thành lập từ ngày 23/5/2018, với quy mô vốn điều lệ 20 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông sáng lập bao gồm: ông Tạ Xuân Thắng (60% VĐL), ông Nguyễn Thiên Anh (25% VĐL) và ông Vũ Minh Tuấn (15% VĐL).

Đến ngày 6/9/2018, UBND Tỉnh Tây Ninh đã ra quyết định phê duyệt chủ trương thực hiện dự án đầu tư “Nhà máy điện mặt trời Tân Châu 1”, quy mô 50MW, tổng vốn đầu tư 1.075 tỷ đồng, cho TCE.

Tới tháng 2/2019, cơ cấu cổ đông của TCE ghi nhận sự xuất hiện của INT Energy Pte. Ltd với tỷ lệ sở hữu lên tới 99,9% vốn điều lệ. Vài tháng sau đó, ông Tạ Xuân Thắng (SN 1981) cũng nhường lại ghế giám đốc của TCE cho ông Chẩu Văn Sơn.

Ông Tạ Xuân Thắng và Á hậu Châu Mộng Như, cũng chính là những cá nhân đóng vai trò trung gian, xuất hiện trong thương vụ thâu tóm cụm dự án điện mặt trời Lộc Ninh của Super Energy Corporation từ nhóm Hưng Hải Group.

Trở lại với Gunkul Engineering, như VietTimes từng đề cập, đại gia Thái Lan này đã mua lại toàn bộ dự án Nhà máy điện mặt trời Phong Điền 2 tại thôn Lương Mai, xã Phong Chương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế với chi phí 39,85 triệu USD. Doanh nghiệp dự án là CTCP Đầu tư Đoàn Sơn Thuỷ (Đoàn Sơn Thuỷ) – từng là thành viên thuộc Wealth Power Group Vietnam của nữ “đại gia” Trần Thị Hương Hà (SN 1975).

Tập đoàn Thiên Phúc

Trước đó, vào tháng 2/2020, Gunkul Engineering cũng đã công bố việc chi ra tổng cộng 60,6 triệu USD để thâu tóm 2 dự án nhà máy điện mặt trời Trí Việt 1 và Bách khoa Á Châu 1 tại tỉnh Tây Ninh. Cả hai dự án này có cùng công suất 30MW và được vận hành thương mại từ ngày 28/5/2019.

Gunkul Engineering chi trăm triệu USD thâu tóm loạt dự án điện mặt trời tại Việt Nam ảnh 2
Gunkul Engineering thâu tóm 2 dự án nhà máy điện mặt trời Trí Việt 1 và Bách khoa Á Châu 1

Theo truyền thông trong nước, cả 2 dự án này đều có liên quan tới Tập đoàn Thiên Phúc. Tìm hiểu của VietTimes cũng cho thấy mối liên hệ chặt chẽ của giới chủ 2 dự án này.

CTCP Trí Việt Tây Ninh – doanh nghiệp dự án Trí Việt 1 – được thành lập từ tháng 3/2018, các cổ đông sáng lập bao gồm: Công ty TNHH Năng lượng Trí Việt (10%), bà Phạm Hoàng My (10%), ông Nguyễn Tiến Nga (80%).

Công ty TNHH Năng lượng Trí Việt (Trí Việt Power) thực chất cũng là một doanh nghiệp của ông Nguyễn Tiến Nga (SN 1976) và bà Phạm Hoàng My (SN 1979). Cập nhật tới ngày 14/8/2020, ông Nguyễn Tiến Nga, bà Phạm Hoàng My và ông Nguyễn Tiến Nghĩa (SN 1979) là các cổ đông nắm toàn bộ vốn của Trí Việt Power.

Bên cạnh đó, nhóm này còn là cổ đông sáng lập của Công ty TNHH Bách khoa Á Châu (Apolytech).

Ngày 2/3/2018, Apolytech cùng ông Nguyễn Tiến Nghĩa và ông Lại Quang Trung góp vốn thành lập CTCP Bách khoa Á Châu Tây Ninh – chủ đầu tư dự án điện mặt trời Bách Khoa Á Châu 1.

Ông Lại Quang Trung (SN 1976) là Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của CTCP Năng lượng Thiên Phúc. Tính đến tháng 10/2018, doanh nghiệp này có quy mô vốn 360 tỷ đồng. Trong đó, ông Lại Quang Trung góp 140,4 tỷ đồng, sở hữu 39% VĐL; ông Nguyễn Tiến Nga góp 216 tỷ đồng, sở hữu 60% VĐL; ông Nguyễn Tiến Nghĩa góp 3,6 tỷ đồng, sở hữu 1% VĐL.

Ngoài ra, ông Nguyễn Tiến Nga hiện còn đứng tên tại CTCP Môi trường xanh Thái Binh, Công ty TNHH MTV Grenity Hậu Giang, CTCP Năng lượng Greenity VN, Chi nhánh Công ty TNHH Năng lượng Trí Việt – Nghệ An, Chi nhánh Công ty TNHH Năng lượng Trí Việt – Bình Dương./.

Theo Viettimes

https://viettimes.vn/gunkul-engineering-chi-tram-trieu-usd-thau-tom-loat-du-an-dien-mat-troi-tai-viet-nam-post141227.html

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hải Phòng - Café khởi nghiệp sáng tạo

DNTH: Vừa qua, Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hải Phòng tổ chức chương trình Café khởi nghiệp sáng tạo. Tham dự có ông Nguyễn Đình Vinh - Phó Giám đốc Sở KH&CN, đại diện...

Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng: Người kiến tạo công nghệ xử lý rác thải "Made in Vietnam"

"Không xử lý được môi trường, đừng nghĩ đến phát triển bền vững" - Đó là chia sẻ của Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam. Với hơn 22 năm cống hiến, ông đã tiên phong...

Loạt doanh nghiệp bị xử phạt thuế

DNTH: Với hành vi kê khai sai thuế, 3 doanh nghiệp bao gồm Kosy, Tập đoàn TNT và Hodeco đã phải chịu án phạt nặng, trong đó Kosy chịu mức phạt và truy thu lên đến hơn 6,8 tỷ đồng.

Gỡ nút thắt về vốn cho ngành lương thực thực phẩm

DNTH: Các chuyên gia đề xuất ngân hàng cần linh hoạt hơn trong chính sách tín dụng để tháo gỡ khó khăn, giúp ngành lương thực thực phẩm ổn định sản xuất, phát triển bền vững.

Giảm gánh nặng thủ tục, mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp

DNTH: Nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8%, Việt Nam đang tăng cường cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh.

Loài trà hoa vàng mang tên chung Việt - Nhật

Trong những ngày đại hàn cuối đông, chị Phạm Thị Lý, nhà khoa học gắn bó với nông dân gọi điện rủ tôi đi thăm lại khu bảo tồn Nam dược Nhất Dương Sinh.

XEM THÊM TIN