Hà Nội: Bứt phá trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
17:11 | 09/05/2020
DNTH: Thực hiện Nghị quyết Đại Hội XVII của Đảng bộ Thành phố Hà Nội, trong giai đoạn 2015-2020 Hà Nội đã đạt và vượt nhiều chỉ tiêu phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Nhờ xây dựng nông thôn mới nâng cao, môi trường, cảnh quang của huyện Đan Phượng ngày càng xanh, sạch, đẹp. Ảnh: Bá Hoạt
Xác định được mục tiêu và giải pháp quan trong trọng phát triển nông nghiệp, Hà Nội đã tập trung đầu tư và chỉ đạo thực hiện mạnh mẽ quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đẩy mạnh ứng dụng giải pháp kỹ thuật mới, tiên tiến; ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và giải pháp thúc đẩy sản xuất nông sản an toàn, gắn với xây dựng chuỗi liên kết và kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nhờ sự quan tâm đầu tư và chỉ đạo đó, sản xuất nông nghiệp đã thu được những thành tựu quan trọng.
Cơ cấu giá trị sản xuất được thay đổi theo hướng tích cực. Giá trị sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt giảm (xấp xỉ 4%) thay cho giá trị sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi (là lĩnh vực có hiệu quả kinh tế cao hơn). Trong từng lĩnh vực, cơ cấu cũng đã được thay đổi theo hướng tích cực.
Bên cạnh chuyển đổi cơ cấu giá trị, Hà Nội cũng đã hình thành được nhiều vùng sản xuất chuyên canh, tập trung mang lại hiệu quả kinh tế cao nhờ đẩy mạnh chính sách đồn điền, đổi thửa.
Không chỉ có sự thay đổi về cơ cấu cây trồng, tại các vùng sản xuất chuyên canh, giá trị thu nhập của từng nhóm cây trồng cũng được nâng lên nhờ áp dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến (giống chất lượng cao ví dụ giống lúa chất lượng cao năm 2018 tăng 7,3% so với năm 2017; sản xuất theo hướng an toàn đặc biệt với sản phẩm rau quả, chăn nuôi và thuỷ sản).
Những thành tựu trên đây khẳng định chủ trương đầu tư và giải pháp chỉ đạo hiệu quả của Hà Nội trong việc quyết tâm chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất gắn với hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung và tạo điều kiện để phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong xây dựng nông thôn mới. (Ảnh TTXVN)
Hà Nội đã rất chủ động và tiên phong trong việc xác định và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Các lĩnh vực công nghệ cao đã được quan tâm khai thác, ứng dụng gồm: giống cây trồng mới năng suất, chất lượng, sạch bệnh; công nghệ tưới tiết kiệm, canh tác cây trồng trong nhà màng, nhà lưới; công nghệ bảo quản, chế biến nông sản…
Đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hoá trong nông nghiệp: Quy mô ứng dụng cơ giới hoá giai đoạn 2015-2020 đã tang rõ rệt đặc biệt Thành phố đang đẩy mạnh cơ giới hoá đồng bộ trong nông nghiệp, góp phần giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế và giảm sức ép về nguồn lực lao động.
Về xây dựng nông thôn mới, từ đầu năm 2020 đến nay, Hà Nội có thêm 2 xã của huyện Gia Lâm đủ điều kiện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 1 xã của huyện Phú Xuyên, 1 xã của huyện Sóc Sơn đủ điều kiện hoàn thành xã nông thôn mới. Các đơn vị đang hoàn thiện hồ sơ trình thành phố công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao năm 2020.
Như vậy, đến nay, thành phố có 353/382 xã (đạt tỷ lệ 92,4%) đã được công nhận, trong số đó có 11 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 6 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; thị xã Sơn Tây đã đủ điều kiện, đang hoàn thiện hồ sơ báo cáo UBND thành phố xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2019.
Về đời sống nông dân, công tác y tế, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân tiếp tục được quan tâm, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn toàn thành phố đạt 88,3%...
Thực hiện Chương trình OCOP, đến hết năm 2019, thành phố đã tổ chức đánh giá, xếp hạng được 301 sản phẩm, trong đó có 6 sản phẩm tiềm năng đạt 5 sao đề nghị trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP quốc gia; 207 sản phẩm đạt 4 sao; 88 sản phẩm đạt 3 sao...
Tại hội nghị giao ban, đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình số 02 của Thành ủy và Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đến hết tháng 4-2020, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng khẳng định: Mặc dù quý I-2020, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố gặp nhiều khó khăn song đáng mừng là các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, liên kết chuỗi trong sản xuất nông nghiệp vẫn tăng.
Ngoài ra, cũng tại hội nghị Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cho biết, Hà Nội đang thực hiện nhiệm vụ kép: Vừa bảo đảm các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, vừa phòng chống dịch bệnh. Đối với nông nghiệp, để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng, Hà Nội tập trung tái đàn vật nuôi, đặc biệt là đàn lợn...
Những thành tựu quan trọng trên đây khẳng định sự phù hợp của các chủ trương và giải pháp cơ bản đã được nêu trong Nghị quyết Đại hội XVII của Đảng bộ Thành phố cũng như sự nổ lực vượt bậc của toàn ngành và người dân Hà Nội.
Thùy Trâm

Hàng trăm ha lúa khô hạn, nhiều diện tích mất trắng
DNTh: Gia Lai Hàng trăm ha lúa đang trong giai đoạn trổ bông thì bất ngờ gặp khô hạn khiến nhiều diện tích của người dân bị thiệt hại nặng và mất trắng.

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu
DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống
DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất
DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

Kon Tum: Hỗ trợ hơn 3.300 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo
DNTH: Ngày 11/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tiến hành cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại hai xã Đăk Na và Văn Xuôi.

'Phù thủy' điều khiển cây nhãn thu hoạch quả từ tháng Giêng
DNTH: Trong nghề canh nông, lão Hoàng Quang Tuấn được bà con ở địa phương ví như 'dị nhân' bởi nuôi con nào, trồng cây gì cũng đều thắng đậm hơn người.
Đô thị cuộc sống
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Pearl Residence hợp tác với Savills Việt Nam giúp nâng tầm chuẩn sống nơi trung tâm đô thị biển Cửa Lò
-
Cầu Tứ Liên: Biểu tượng mới cho hành lang phát triển phía Bắc Thủ đô
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
Sống khỏe
-
Ưu đãi đặc quyền chào đón dịp cao điểm nghỉ hè 2025 tại quần thể nghỉ dưỡng và thể thao Ruby Tree Golf Villas
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...