Hà Nội đề xuất duy trì Sở GTVT, Sở Xây dựng khi sắp xếp bộ máy
14:54 | 25/12/2024
DNTH: Theo phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy, UBND Tp.Hà Nội đề xuất tiếp tục duy trì 10 sở và tương đương, hợp nhất một số sở.
Ban cán sự Đảng UBND Thành phố Hà Nội vừa có báo cáo gửi Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 18 của Thành phố Hà Nội.
Theo Hà Nội, thực hiện theo phương án trên, sau sắp xếp thành phố sẽ có 18 sở và cơ quan tương đương sở; theo đúng chỉ đạo định hướng tại văn bản ngày 18/12 của Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ.
Phương án tinh gọn, sắp xếp mới nhất
Về phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy với các sở, cơ quan tương đương và đơn vị sự nghiệp thuộc UBND Thành phố, UBND Thành phố Hà Nội đề xuất tiếp tục duy trì 10 sở và tương đương, gồm: Văn phòng UBND Thành phố; Thanh tra Thành phố; Sở Tư pháp; Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Giao thông vận tải; Sở Xây dựng; Sở Quy hoạch - Kiến trúc; Sở Du lịch; Sở Ngoại vụ; Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố.
Theo báo cáo, việc đề xuất duy trì các sở và tương đương nêu trên là cần thiết, bảo đảm tính đặc thù trong quản lý nhà nước của thành phố, tính ổn định, kế thừa và phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay.
Đối với các sở giữ nguyên, Thành phố Hà Nội yêu cầu tiếp tục thực hiện rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy bên trong đảm bảo mục đích, yêu cầu, nguyên tắc sắp xếp theo quy định.
Hà Nội sẽ hợp nhất Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính, dự kiến mang tên mới là Sở Kinh tế - Tài chính (thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư).
Hợp nhất Sở Tài nguyên và Môi trường với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dự kiến đổi tên là Sở Nông nghiệp và Môi trường.
Sở Thông tin và Truyền thông với Sở Khoa học và Công nghệ, dự kiến đổi tên thành Sở Khoa học, Công nghệ và Truyền thông. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ, dự kiến đổi tên thành Sở Nội vụ và Lao động.
Hà Nội dự kiến không duy trì Ban Dân tộc trực thuộc UBND thành phố; chuyển chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế của ban này về Sở Nội vụ và thực hiện kiện toàn tổ chức bộ máy bên trong cho phù hợp.
Sở Y tế dự kiến tiếp nhận chức năng quản lý Nhà nước về bảo trợ xã hội; trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Sở Giáo dục và Đào tạo dự kiến tiếp nhận chức năng quản lý Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Sở Công thương tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường địa phương từ Bộ Công thương và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công thương.
Hà Nội cũng đề xuất hợp nhất Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất và Ban Quản lý khu công nghệ cao Hòa Lạc. Tên gọi sau sắp xếp dự kiến là Ban Quản lý Khu công nghệ cao và Khu công nghiệp thành phố.
Đồng thời, Hà Nội sẽ giải thể Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố, chuyển chức năng, nhiệm vụ về các cơ quan có liên quan. Không duy trì Ban Dân tộc, chuyển chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế của ban này về Sở Nội vụ và kiện toàn tổ chức bộ máy bên trong cho phù hợp.
Sắp xếp tại các quận, huyện
Đối với các phòng chuyên môn thuộc UBND quận, huyện, thị xã, Ban cán sự Đảng UBND Thành phố Hà Nội đề xuất sáp nhập Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và Phòng Nội vụ. Tên gọi sau sắp xếp dự kiến là Phòng Nội vụ và Lao động.
Thành phố Hà Nội đề xuất tổ chức lại Phòng Kinh tế, trong đó với khối quận sẽ chuyển chức năng phòng, chống thiên tai, các lĩnh vực thuộc chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn từ Phòng Kinh tế về Phòng Tài nguyên và Môi trường; chuyển chức năng thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo về Phòng Văn hóa và Thông tin. Đổi tên Phòng Kinh tế thành Phòng Công Thương.
Với khối huyện và thị xã Sơn Tây, sẽ chuyển chức năng lĩnh vực nông nghiệp; lâm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phòng, chống thiên tai; chất lượng, an toàn thực phẩm nông sản, lâm sản, thủy sản; phát triển nông thôn về Phòng Tài nguyên và Môi trường; chuyển chức năng thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo về Phòng Văn hóa và Thông tin; đổi tên Phòng Kinh tế thành Phòng Công Thương.
Với Phòng Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội đề xuất khối quận sẽ chuyển chức năng phòng chống thiên tai, các lĩnh vực chuyên ngành nông nghiệp (đối với các quận còn lĩnh vực nông nghiệp) từ Phòng Kinh tế về Phòng Tài nguyên và Môi trường. Tên gọi sau sắp xếp là Phòng Tài nguyên và Môi trường.
Khối huyện và thị xã Sơn Tây sẽ tiếp nhận chức năng lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, công tác phòng chống thiên tai từ Phòng Kinh tế và đổi tên thành Phòng Nông nghiệp và Môi trường.
Phòng Văn hóa - Thông tin sẽ tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo từ Phòng Kinh tế và đổi tên thành Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin.
Hà Nội giải thể Phòng Dân tộc thuộc UBND huyện Ba Vì, chuyển chức năng, nhiệm vụ của Phòng Dân tộc chuyển về Phòng Nội vụ và Lao động. Hà Nội cũng đề xuất kết thúc hoạt động thí điểm mô hình Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị cho phù hợp với thực tiễn của Thành phố.
Theo Người đưa tin
Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/ha-noi-de-xuat-duy-tri-so-gtvt-so-xay-dung-khi-sap-xep-bo-may-204241225124634997.htm
Cùng chuyên mục
- Tags:
- thành phố hà nội /
- Sắp xếp /
- Hoàn Kiếm /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
TP Hồ Chí Minh: Mức thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ tăng 3,3% so với năm trước
DNTH: Chiều 23/12, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh công bố báo cáo tiền lương năm 2024 và kế hoạch thưởng Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Kỳ thú đèo Thung Khe
DNTH: Ngọn đồi Bắc Âu, ngọn đồi tuyết trắng... là những từ miêu tả về vẻ đẹp ấn tượng và kỳ thú của đèo Thung Khe trên Quốc Lộ 6 (hướng từ tỉnh Hoà Bình đi Sơn La).
Khai mạc Hội chợ triển lãm sản phẩm nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng
DNTH: Tối 18/12, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức lễ khai mạc Hội chợ triển lãm sản phẩm nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2024 tại tỉnh Bắc Ninh.
Chiêm ngưỡng 108 khúc cua đẹp như tranh vẽ trên đèo Bảo Lộc
DNTH: Đèo Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) đi qua những cung đường núi đẹp mê hồn cùng 108 khúc cua hiểm trở thu hút nhiều dân phượt. Khi đến đây, du khách sẽ đắm say trong cảm giác tự do và hứng thú khám phá.
Các làng hoa Hà Nội tất bật ngày đêm chuẩn bị cho Tết
DNTH: Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, các làng trồng hoa nổi tiếng của Hà Nội như Mê Linh, Tây Tựu, đào quất Tứ Liên... những ngày này người nông dân đang tất bật chăm sóc để hoa đào, hoa ly, hoa cúc,...
Đào quất xuống phố 'ngóng' người mua chơi Tết sớm
DNTH: Còn hơn một tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tại chợ hoa Quảng An (quận Tây Hồ, Hà Nội) nhiều tiểu thương đã bày bán những cành đào, chậu quất mini, cành mận Tây Bắc... phục vụ người dân có nhu cầu chơi Tết sớm.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội đề xuất duy trì Sở GTVT, Sở Xây dựng khi sắp xếp bộ máy
-
Mức thưởng bình quân tăng, người lao động Bình Dương an tâm đón Tết
-
Rộn ràng không khí Giáng sinh trên cả nước
-
Nhiều học sinh bị đa chấn thương nặng do chơi pháo nổ tự chế
-
TP Hồ Chí Minh: Mức thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ tăng 3,3% so với năm trước
-
Kỳ thú đèo Thung Khe
Sống khỏe
-
Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp: Nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
-
Đã có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết tại Thu Cúc TCI
-
Nhà có nhiều cửa sổ có tốt về mặt phong thủy không?
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...