Hà Nội ghi nhận ca viêm não Nhật Bản đầu tiên trong năm 2023

17:08 | 09/10/2023

DNTH: Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội ghi nhận ca viêm não Nhật Bản trong năm nay là một bé trai 5 tuổi ở huyện Phúc Thọ. Được biết, trước đó, bệnh nhi này đã tiêm 3 mũi cơ bản vaccine phòng bệnh viêm não Nhật Bản.

img-bgt-2021-cham-soc-tre-mac-benh-viem-mang-nao-do-virus-tai-khoa-benh-nhiet-doi-bv-san-nhi-nghe-an-1619363823-width1280height791
Ảnh minh họa.

Ngày 9/10, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc viêm não Nhật Bản trong năm nay.

Bệnh nhân là bé trai 5 tuổi ở huyện Phúc Thọ. Bé nhập Bệnh viện Nhi Trung ương vào cuối tháng 9, vừa qua với các biểu hiện như sốt cao, đau đầu, mệt mỏi, kết quả xét nghiệm dương tính với virus viêm não Nhật Bản. Trước đó, bệnh nhi này đã tiêm 3 mũi cơ bản vaccine phòng bệnh viêm não Nhật Bản.

“Đây là trường hợp đầu tiên mắc viêm não Nhật Bản trong năm nay trên địa bàn Thủ đô. Như vậy, số ca mắc năm nay giảm 3 trường hợp so với cùng kỳ năm ngoái”, CDC Hà Nội thông tin.

So với cùng kỳ năm 2022, số ca mắc viêm não Nhật Bản tại Hà Nội giảm 3 trường hợp.

Viêm não Nhật Bản là bệnh viêm cấp tính tổ chức não do virus viêm não Nhật Bản gây nên. Đây là virus gây viêm não hàng đầu châu Á, trong đó có Việt Nam. Virus này có trong các loài gia súc (như lợn, ngựa và chim), gọi là những vật chủ trung gian. Muỗi đốt các loài động vật mang virus (vật chủ trung gian) sau đó đốt người sẽ truyền virus viêm não Nhật Bản sang người.

Muỗi truyền viêm não Nhật Bản là muỗi Culex có thói quen hoạt động mạnh vào lúc chập tối. Loại muỗi này cư ngụ mật độ cao ở vùng đồng bằng và trung du, là trung gian chủ yếu truyền bệnh viêm não Nhật Bản ở nước ta.

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở trẻ em 2 đến 8 tuổi, tỉ lệ tử vong và di chứng cao ở trẻ nhỏ (25 - 35%). Những di chứng này khiến người bệnh giảm khả năng giao tiếp, giảm hoặc mất khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Triệu chứng đầu tiên của bệnh thường bao gồm sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn. Ngoài ra có thể có các biểu hiện của nhiễm virus nói chung như mệt mỏi, ớn lạnh. Bệnh nặng có thể có các biểu hiện: co giật, giảm khả năng nhận thức, trẻ thay đổi tính nết, la hét, kích động hoặc sững sờ, không nhận ra bố mẹ, nói nhảm, hôn mê. Trẻ rối loạn vận động như liệt tay, chân hoặc nửa người, co cứng, xoắn vặn.

Để chủ động phòng, chống bệnh viêm não Nhật Bản, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo, người dân cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau đây:

- Tiêm vaccine viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất.

- Tiêm chủng với 3 liều cơ bản, gồm: Mũi 1: Tiêm càng sớm càng tốt ngay sau 1 tuổi; mũi 2: Sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần; mũi 3: Sau mũi 2 là 1 năm. Sau đó, cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

- Xây dựng chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy và tiêu diệt muỗi.

- Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng gia súc sạch sẽ để muỗi không có nơi trú đậu.

- Ngủ màn, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc đề phòng muỗi đốt. Các hộ gia đình thường xuyên sử dụng các biện pháp thông thường để xua, diệt muỗi.

- Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương cần phải đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

- Ngoài ra, cần cho trẻ ăn uống hợp vệ sinh, nâng cao thể trạng, giữ vệ sinh môi trường nơi ở thông thoáng, sạch sẽ.

Viêm não Nhật bản là bệnh nặng, có thể diễn biến rất nhanh, tỉ lệ tử vong và di chứng cao. Khi trẻ có các biểu hiện nghi ngờ như sốt, đau đầu, buồn nôn, đặc biệt với trẻ có biểu hiện co giật, rối loạn ý thức cần cho trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, để giảm thiểu nguy cơ tử vong hoặc để lại di chứng về sau.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

DNTH: Ngày 13/11, tại Hà Nội, Trung ương Hội LHTN Việt Nam, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã có buổi gặp gỡ báo chí công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024 và chương...

Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ

DNTH: Tháng Mười – tháng của sự yêu thương và tri ân những người phụ nữ – đã trở nên ý nghĩa hơn với những hoạt động đồng hành từ Công ty CP Tập đoàn Dược phẩm STARMED và nhãn hàng Dr.Wet.

Hệ thống Thế giới sơ sinh nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại Cần Thơ

DNTH: Hệ thống Thế giới sơ sinh, với vai trò tiên phong trong lĩnh vực chăm sóc mẹ và bé tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đã tổ chức Festival Mẹ Bầu & Em Bé nhân kỷ niệm 15 năm thành lập. Sự kiện không chỉ tri ân khách hàng mà...

Hơn 24,5 nghìn ca mắc mới ung thư vú được phát hiện mỗi năm

DNTH: Theo thống kê của Tổ chức Ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAN 2022), tại Việt Nam có 180.480 số ca mắc mới ung thư, trong đó ung thư vú đã vượt lên trên ung thư gan trở thành bệnh đứng thứ nhất về tỉ lệ mắc mới, với 24.563 ca...

Giới trẻ tặng nhau chai Nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu cho ngày mới đầy năng lượng

DNTH: Không chỉ là thức uống thơm ngon, dinh dưỡng, mỗi chai Nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu còn là món quà ý nghĩa mà giới trẻ dành tặng nhau, thể hiện sự quan tâm và sẻ chia nguồn năng lượng tích cực.

Đừng chỉ ăn quả, lá loại cây này quý như "nhân sâm người nghèo", ở quê mọc cao vút

DNTH: Có một loại lá tưởng không ăn được nhưng khi mang đi chế biến theo cách này rất tốt cho sức khỏe, thậm chí phòng ngừa ung thư, tuy nhiên cần ghi nhớ lưu ý khi dùng.

XEM THÊM TIN